Đề thi chọn hoc sinh giỏi tỉnh môn thi: Sinh học lớp 9 THCS

Câu 1: (2,5 điểm)

a/ Biến dị tổ hợp là gì? Giải thích cơ chế phát sinh và nêu tính chất biểu hiện của biến dị tổ hợp.

b/ Biết rằng P thuần chủng, tương phản Đời F1 đồng tính Đời F2 phân tính. Những quy luật di truyền nào có thể cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 : 2 : 1 ? Cho 1 ví dụ minh họa.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn hoc sinh giỏi tỉnh môn thi: Sinh học lớp 9 THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT THANH HÓA ĐÊ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HOC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2006-2007 Môn thi: Sinh học lớp 9 THCS Ngày thi: 28/03/2007 Thời gian: 150 phút Câu 1: (2,5 điểm) a/ Biến dị tổ hợp là gì? Giải thích cơ chế phát sinh và nêu tính chất biểu hiện của biến dị tổ hợp. b/ Biết rằng P thuần chủng, tương phản Đời F1 đồng tính Đời F2 phân tính. Những quy luật di truyền nào có thể cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1 : 2 : 1 ? Cho 1 ví dụ minh họa. Câu 2: (1 điểm) Cho giao phấn giữa 2 cá thể có kiểu gen x . Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời (F1). Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Câu 3: (1 điểm) Xem bức ảnh hiển vi của tế bào gà đang phân chia bình thường thì thấy trong một tế bào có 39 nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 crômatit. Hãy cho biết đây là quá trình phân bào nguyên phân hay giảm phân? Tế bào đang ở thời kỳ nào? Câu 4: (2,5 điểm) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và chức năng giữa ADN và mARN. Câu 5: (3,0 điểm). Ở người, tế bào lưỡng bội có 2n = 46 NST. Có 3 bệnh nhân thuộc các thể đột biến khác nhau (kí hiệu là a, b, c). Phân tích tế bào học các thể đột biến này thu được kết quả như sau: Thể đột biến Số NST đếm được trong cặp số 21 và 23 Cặp NST 21 Cặp 23 (cặp NST giới tính) a 3 2 b 2 1 c 2 3 a/ Tên gọi của 3 thể đột biến trên là gì? Nêu đặc điểm biểu hiện của thể đột biến (a). b/ Giải thích cơ chế phát sinh thể đột biến (b). Câu 6: (3,0 điểm) a/ Lai kinh tế là gì? Giải thích cơ sở di truyển học của lai kinh tế? b/ Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới những hình thức nào? Cho ví dụ. Câu 7: (3,0 điểm). Trong một khu rừng, quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và nhóm loài diễn ra như sau: cỏ cây làm thức ăn cho châu chấu, bọ rùa. Ếch nhái ăn châu chấu, bọ rùa. Chuột ăn cỏ cây. Rắn ăn ếch nhái, chuột. Gà ăn cỏ cây, châu chấu. Cáo ăn gà. Đại bàng ăn rắn, chuột và gà. a/ Vẽ sơ đồ lưới thức ăn hoàn chỉnh giữa các loài và nhóm loài trong khu rừng trên. b/ Trong lưới thức ăn trên, đại bàng thuộc những bậc tiêu thụ nào? Câu 8: (1,0 điểm) Nêu đặc điểm của quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài. Cho 1 ví dụ minh họa. Câu 9: (3,0 điểm) Ở một loài thực vật, cho những cây hoa đỏ giao phấn tự do với nhau được F1, thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Biết rằng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Hãy xác định kiểu gen của các cây hoa đỏ ở thế hệ P và viết sơ đồ lai. -HẾT- (Tr. Anh Tình cung cấp)

File đính kèm:

  • docDe thi HSG 9 Sinh hoc Thanh Hoa 0607.doc