Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm.
Câu 1 (1 điểm ) Hãy sắp xếp những tác phẩm sau đây vào các cột tương ứng với từng thời kì của văn học Việt Nam.
“Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Sống chết mặc bay, Đập đá ở Côn Lôn, Chuyện người con gái Nam Xương, Đồng chí, Nhớ rừng, Lão Hạc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,Quê hương, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pác Bó, Truỵện Kiều, Tiếng gà trưa”
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2006 – 2007 môn: ngữ Văn - Lớp 9 trường THCS Thiệu Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd thiệu hoá
Trường THCS Thiệu Phú
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2006 – 2007
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9 THCS
( Thời gian làm bài 150 phút )
Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm.
Câu 1 (1 điểm ) Hãy sắp xếp những tác phẩm sau đây vào các cột tương ứng với từng thời kì của văn học Việt Nam.
“Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Sống chết mặc bay, Đập đá ở Côn Lôn, Chuyện người con gái Nam Xương, Đồng chí, Nhớ rừng, Lão Hạc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,Quê hương, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pác Bó, Truỵện Kiều, Tiếng gà trưa”
Các thời kì văn học
Tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám/ 1945.
..................................................................................................................................................................................
........................................................................................
Từ Cách mạng tháng Tám/ 1945 đến nay.
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
Câu 2: ( 0,5 đ)
Ghi tên nhân vật tương ứng với mỗi câu Kiều sau:
Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh (..............................................)
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.(...............................................)
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.(...............................................)
ở ăn thì nết cũng hay.(......................................................)
Một tay bẻ biết mấy cành phù dung.(.........................................)
Nhác trông nhờn nhợt màu da.(............................................................)
Phong tư tài mạo tót vời.(...........................................................)
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.(.............................................)
Câu 3: (0,5 đ)
Ghi tên chủ đề vào sau mỗi văn bản nhật dụng dưới đây:
Phong cách Hồ Chí Minh............................................................................
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.........................................................
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em......................................................................................................
Ôn dịch thuốc lá...................................................................................
Câu 4: (0,5 đ)
Điền đúng (Đ) sai (S) sai vào ô trống cuối mỗi nhận định sau:
A.Bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh và “Bếp lửa” của Bằng Việt đều
có chung một đề tài sáng tác
B. Bài thơ “ Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác
trong cùng một thời điểm.
C. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được viết theo thể thơ tự do
D. Bài thơ “ ánh trăng” của Nguyễn Duy viết năm 1978
Câu 5: (1 điểm )
Điền nội dung thích hợp vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau:
Cách phát triển của từ vựng
Câu 6: (0,5đ) : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Từ “ đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển ?
Đầu bạc răng long. C..Đầu súng trăng treo.
Treo đầu dê bán thịt chó. D. Đầu cá trôi , môi cá mè.
Chuyển theo phương thức nào ?
A. Hoán dụ. B. ẩn dụ.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: (4 điểm) Suy nghĩ của em về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Câu 2: (12 điểm) Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến được thể hiện qua các tác phẩm văn học trung đại.
Người thẩm định Người ra đề
Nguyễn Thị Lan Tào Thị Xuân
Đáp án và biểu chấm
Phần 1: Trắc nghiệm : (4 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
Sắp xếp chính xác tên các tác phẩm ở mỗi thời kì đạt ( 0,3 đ ). Mỗi thời kì sai 2 tác phẩm thì không đạt điểm.
Các thời kì văn học
Tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo,Chuyện người con gái Nam Xương,Truyện Kiều.
Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám / 1945.
Sống chết mặc bay, Đập đá ở Côn Lôn, Nhớ rừng, Lão Hạc, Quê hương, Tức cảnh Pác Bó.
Từ Cách mạng tháng Tám /1945 đến nay.
Đêm nay Bác không ngủ, Lượm , Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Rằm tháng giêng.
Câu 2: (0,5 điểm)
Ghi đúng tên 7-8 nhân vật đạt (0,5 điểm)
đúng 4-6 nhân vật đạt (0,25 điểm)
Tên các nhân vật cần điền:
Thuý Kiều. 5. Sở Khanh.
Mã Giám Sinh. 6. Tú Bà.
Thuý Vân. 7. Kim Trọng.
Hoạn Thư. 8. Thúc Sinh.
Câu 3: ( 0,5 điểm) Điền đúng 2-3 chủ đề đạt (0,25 điểm)
Tên các chủ đề cần điền :
Vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc .
Vấn đề chiến tranh và hoà bình.
Vấn đề quyền sống của con người.
Vấn đề tệ nạn ma tuý , thuốc lá.
Câu 4: (0,5 điểm)
Điền đúng 2-3 trường hợp đạt (0,25 điểm)
Đ C. S
S D. Đ
Câu 5 : (1,0 điểm)
Phát triển nghĩa của từ
Cách phát triển của từ vựng
Phát triển số lượng từ ngữ
Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
Tạo thêm từ ngữ mới
Hoán dụ
ẩn dụ
Câu 6: (0,5 điểm) Khoanh tròn đúng mỗi ý (0,25 điểm)
1. C 2. B
Phần 2: Tự luận
Câu 1: (4 điểm) Bài làm cần đạt được những yêu cầu sau:
-Về hình thức: Trình bày thành một văn bản ngắn ( Khoảng một trang) có bố cục hoàn chỉnh. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp .(0,5 điểm)
-Về nội dung: Bài viết phải bộc lộ được những suy nghĩ sâu sắc về hình tượng “ bếp lửa” với các ý cơ bản sau đây:
+ Hình ảnh “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực ( ngày bà nhen lửa nấu cơm) vừa mang ý nghĩa biểu trưng (0,5 điểm)
+Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa trở thành ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu,tình quê hương đất nước .(1 điểm)
+ Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà dành tất cả cho cháu: Từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe.(1 đ )
+ Bếp lửa cũng chính là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng cho người cháu. Bếp lửa do đó vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.(1 đ)
Câu 2: (12 điểm)
-Về hình thức: Đảm bảo là một văn bản có bố cục hoàn chỉnh, câu văn có cảm xúc,diễn đạt trong sáng, rõ ràng. Chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.(0,5 đ )
-Về nội dung:
a.Mở bài : (0,5 đ)
b.Thân bài :
+ Bài viết phải biết khái quát, tổng hợp được số phận người phụ nữ Việt Nam đưới chế độ phong kiến qua văn học trung đại mà tiêu biểu là các văn bản : “Chinh phụ ngâm khúc”, “ Bánh trôi nước”, “ Chuyện người con gái Nam Xương”, “ Truyện Kiều”: Họ đều là những người phụ nữ đẹp cả hình thức lẫn nội tâm với những phẩm chất: hiếu thảo, thuỷ chung, son sắt, khát vọng hạnh phúc nhưng số phận đầy bi kịch (1,5đ)
+ Phân tích để làm nổi bật số phận người phụ nữ qua từng tác phẩm văn học cụ thể:
-Người phụ nữ trong: “Chinh phụ ngâm khúc” là hình ảnh người vợ trẻ luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi nhưng phải sống trong nỗi nhớ thương, mong chờ , cô đơn lẻ loi bởi chiến tranh loạn lạc, người chồng phải đi chiến trận xa xôi: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.”
Nỗi buồn li biệt, tình thương nhớ,cảnh ngộ cô đơn, khát vọng hạnh phúc của người vợ trẻ như thấm sâu vào cảnh vật:
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” (1.5 đ)
-Hình ảnh người phụ nữ qua bài “ Bánh trôi nước”. Đó là người phụ nữ có vẻ đẹp hình thức “ vừa trắng lại vừa tròn” và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn “tấm lòng son” nhưng số phận lại long đong, chìm nổi “ bảy nổi ba chìm”. Bị tước đoạt quyền tự do, phụ thuộc vào nam giới “ rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.Mặc dù vậy người phụ nữ vẫn thủy chung,son sắt “ vẫn giữ tấm lòng son” (1,5 đ)
- “Chuyện người con gái Nam Xương” tiêu biểu và điển hình qua hình ảnh Vũ Nương- đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo...Hoàn hảo là thế lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc, mặc dù người khát vọng hạnh phúc “ thú vui nghi gia nghi thất” nhưng số phận lại đầy bi kịch: danh dự bị bôi nhọ, chịu oan khuất kết cục bi thảm: tìm đến cái chết (1.0đ)
-Hình ảnh người phụ nữ trong “ Truyện Kiều” : phân tích đánh giá về nhân vật Thuý Kiều: Xinh đẹp, tài hoa,đức hạnh nhưng số phận lại đầy đau khổ,bất hạnh: Mối tình đầu không trọn, phải bán mình chuộc cha, hai lần tự tử, hai lần đi tu “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”, lưu lạc 15 năm trời,nhân phẩm bị trà đạp.
(1.5đ)
-Khái quát đánh giá: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến qua các tác phẩm văn học trung đại là những người phụ nữ tài hoa mà bạc phận, đa truân bởi chế độ phong kiến bất công, ngang trái với những quan niệm hẹp hòi hà khắc đã trà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Qua đó chúng ta càng thấy cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, oan trái đầy bi kịch của họ và chúng ta càng trân trọng vẻ đẹp,sự tài hoa và đức hạnh của họ.
(1,5đ)
-Các tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, “Bánh trôi nước”, “Chuyện người con gái Nam Xương”....đều thể hiện sự trân trọng, niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bởi vậy các tác phẩm này đều giàu giá trị nhân đạo sâu sắc-Đây cũng là một trong những chủ đề chính xuyên suốt văn học Việt Nam mà thể hiện rõ nhất là ở thời kì văn học trung đại . (1,0đ)
- So sánh liên hệ với hình ảnh người phụ nữ ngày nay. (1,0đ)
c. Kết luận: ( 0.5 đ)
Lưu ý: Tuỳ vào bài viết cụ thể mà định điểm cho phù hợp.
Cần trân trọng và ưu tiên những cảm xúc và sự sáng tạo của học
sinh.
File đính kèm:
- De thi cap HSG Van Huyen13(1).doc