Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở Na Hang năm học: 2007 – 2008 môn thi: hóa học

Câu 1: Nhóm chất chỉ gồm các chất khí thu được bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình được đặt úp ngược là:

A.H2, NH3, CH4 B. Cl2, H2, NH3, CH4, CO2

C.H2, NH3, CH4, CO2, SO2 D. Cl2, H2, NH3, CH4, CO2, SO2

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở Na Hang năm học: 2007 – 2008 môn thi: hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - đào tạo Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 thcs Na Hang Năm học: 2007 – 2008 Môn thi: Hóa học Thời gian: (90 phút không kể chép đề) Họ và tên:………………………. Ngày, tháng, năm sinh: …../…./…. Trường:…………………………. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (7,5điểm) Hãy khoanh tròn một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Nhóm chất chỉ gồm các chất khí thu được bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình được đặt úp ngược là: A.H2, NH3, CH4 B. Cl2, H2, NH3, CH4, CO2 C.H2, NH3, CH4, CO2, SO2 D. Cl2, H2, NH3, CH4, CO2, SO2 Câu 2: Thể tích của 1 mol của 2 chất khí bằng nhau, nếu được đo ở: A. Cùng nhiệt độ. B. Cùng áp suất. C. Cùng nhiệt độ và áp suất D. Cùng áp suất nhưng nhiệt độ khác nhau. Câu 3: Khối lượng mol của chất khí nói chung phụ thuộc vào : Nhiệt độ của chất khí B. Bản chất của chất khí C. áp suất của chất khí. D.Thể tích mol của chất khí Câu 4: Trong một nguyên tử tổng các hạt proton, electron, nơtron là 52, trong đó số proton là 17 thì: A.Số electron = 19 và số nơtron = 16 B.Số electron = 18 và số nơtron = 18 C.Số electron = 16 và số nơtron = 19 D.Số electron = 17 và số nơtron = 18. Câu 5: Trong các biến đổi hóa học sau đây đã sảy ra phản ứng oxi hóa-khử: Nung nóng canxicacbonat để sản xuất canxioxit. Canxi oxit tác dụng với nước thành canxi hiđroxit Lưu huỳnh cháy trong oxi Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước tạo axit cacbonic. Câu 6: 1 mol khí oxi và 0,5 mol khí SO2 ở cùng điều kiện và áp xuất đều có: A. Số phân tử khí như nhau B. Thể tích như nhau C.Khối lượng như nhau D. Cả B và C đúng Câu 7: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm hiện tượng quan sát được là: Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước ở thành ống nghiệm Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước ở thành ống nghiệm Câu 8: Trong các cặp chất sau đây cặp chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệp: KClO3, KMnO4 B. CuSO4, HgO C.CaCO3, KClO3 D. K2SO4, KMnO4 Câu 9: Phản ứng sảy ra khi cho khí CO đi qua chì (II) oxit thuộc loại: A. Phản ứng hóa hợp B. Phản ứng oxi hóa khử C. Phản ứng phân hủy D. Phản ứng thế Câu 10: Nung a mol KClO3 thu được V1 lít O2(đktc), nung a mol KMnO4 thu được V2 lít O2 (đktc). Tỉ lệ V1/V2 là: A. 2/1 B. 1/1 C.1/3 D. 3/1 Câu 11: Cho các oxit sau: SO3, CuO, Fe2O3, ZnO. Oxit tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. CuO B. Fe2O3 C. SO3 D. ZnO Câu 12: Cho các cặp chất sau, cặp chất nào tác dụng được với nhau: A. CaCO3 và NaOH B. Na2CO3 và HCl. C. H2SO4 và CuCl2 D. Na2O và CaO Câu 13: Nếu chỉ dùng dung dịch KOH thì có thể nhận biết được 2 muối nào trong mỗi cặp sau đây: A. dd K2CO3 và dd Na2CO3 B. dd KCl và dd Ba(NO3)2 C. dd CaCl2 và dd K2SO4 D. dd FeCl3 và dd Na2SO4 Câu 14: Chất nào sau đây có thể dùng phản ứng phân hủy để điều chế khí CO2 A. CaCO3 B. Na2CO3 C. K2CO3 D. Cả A,B đều đúng Câu 15: Cho dd NaOH . Hỏi dung dịch này có PH như thế nào? A. PH = 7 B. PH > 7 C. PH < 7 D. PH = 0 Câu 16: Từ CaCO3, Fe, FeS, HCl, KClO3 có thể điều chế được khí gì? A. SO2, H2S, O2, Cl2 B. CO2, SO2, O2, Cl2 C. CO2, H2, H2S, O2 D. Các chất khí khác. Câu 17: Cho chuỗi biến hóa sau: Cu(OH)2 A B CuSO4 Cu(OH)2 Chất A, B có công thức lần lượt là: A. CuO, Cu B. H2O, CuO C. Cu, H2O D. H2O, H2SO4 Câu 18: Những chất nào tác dụng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng : CuO, Cu B. Ag, NaOH C. Fe, CuO D. Tất cả đều sai Câu 19: Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết các chất: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4 hóa chất đó là: A. Phenol phtalein B.K2SO4 C. KCl D. HCl Câu 20: Những trường hợp nào sau đây có thể dùng phản ứng phân hủy để điều chế các oxit: A. CaO, Na2O B. BaO, K2O C. CuO, H2O D. CuO, CaO Câu 21: Chất nào trong các chất sau đây tác dụng với dung dịch KOH tạo kết tủa nâu đỏ: A. FeCl3 B. FeCl2 C. CuCl2 D. FeSO4 Câu 22: Chỉ dùng hóa chất là Ba(OH)2 có thể nhận biết được các dung dịch của các chất sau: A. BaCl2, HCl, NaOH B. H2SO4, NaOH, Na2CO3 C. H2SO4, FeCl3, NaCl D. Tất cả đều sai Câu 23: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần: A. Na, Zn, K, Pb, Cu B. Cu, Pb, K, Na, Zn C. Cu, Na, Pb, Zn, K D. Cu, Pb, Zn, Na, K to Câu 24: Cho chuỗi biến hóa sau: Al AlCl3 A B Al2(SO4)3 + O2 D CuO C Các chất A, B, C, D lần lượt là: Al2O3, AlCl3, Cu(OH)2, CuSO4 Al(OH)3, Al2O3, CuSO4, Cu Cu, Al2(SO4)3, Cu(OH)2, Al2O3 Al(OH)3, Al2O3, CuSO4, Cu Câu 25: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa CuO, PbO, MgO, Al2O3, Fe2O3 nung nóng, khi phản ứng sảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: A. Cu, Pb, Mg, Al2O3, Fe2O3 B. CuO, PbO, Mg, Al, Fe C. Cu, Pb, MgO, Al2O3, Fe D. Cu, PbO, MgO, Al2O3, Fe Câu 26: Cho hỗn hợp gồm 3 khí O2, CO2, CO. Nhận biết 3 khí này người ta dùng: A. Nước vôi trong, tàn đóm đỏ B. Tàn đóm đỏ, đốt cháy các khí C. Quỳ tím, nước vôi trong D. Tất cả đều sai Câu 27: Công nghiệp Silicat là ngành công nghiệp để sản xuất : Sản xuất đồ gốm sứ. B. Sản xuất si măng C. Sản xuất thủy tinh D. Cả a, b,c đều dúng Câu 28: Biết A có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 15+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố A là: A. Nitơ B. Photpho C. Clo D. Lưu huỳnh Câu 29: Dựa vào dữ kiện nào trong các dữ kiện sau để có thể nói là một chất là vô cơ hay hữu cơ: A. Thành phần nguyên tố. B. Màu Sắc C. Trạng thái ( rắn, lỏng, khí) D. Độ tan trong nước Câu30: Công thức nào sau đây biểu diễn cùng một chất: H H H H 1. H – C – C - O- H 2. H – C – O – C – H H H H H H H 3. H – C – C – H H O – H A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 1,2 và 3 Phần II: Trắc nghiệm tự luận (12,5 điểm) Câu1:Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, CuSO4, H2SO4, MgCl2, NaOH không được dùng thêm thuốc thử nào khác, cho biết cách nhận biết ra từng chất. Câu2: Các cặp muối sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch hay không? Tại sao? a. NaCl và Ba(NO3)2 d. Na3PO4 và MgCl2 b. K2CO3 và CaCl2 e. CuSO4 và KCl c. ZnSO4 và Pb(NO3)2 f. Na2CO3 và Ca(H2PO4)2 Câu3: Cho H2SO4 loãng, dư tác dụng với hợp kim Mg, Fe thu được 2,016 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc). Nếu hợp kim này tác dụng với dung dịch FeSO4 dư thì khối lượng hợp kim tăng lên 1,68gam. Viết phương trình hóa học. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim Câu4: Hai nguyên tố X và Y thuộc hai chu kỳ nhỏ. X giữ vai trò quan trọng trong giới động vật. Y có đặc tính là tác dụng với nước giải phóng oxi nguyên tử. Hai nguyên tố này tạo thành hợp chất có thành phần: X chiếm 7,8%. Ychiếm 92,2% và có phân tử khối là 154. Tìm công thức của hợp chất đó.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9 mon hoa .doc
Giáo án liên quan