Đề thi Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 692 - Trường THPT Co Mạ

Câu 1: Thứ tự sắp xếp các kim loại trong dãy nào sau đây theo chiều tính khử giảm dần

A. Na, Mg, Al, Fe. B. Mg, Na, Al, Fe.

C. Fe, Mg, Al, Na. D. Al, Fe, Mg, Na.

Câu 2: Dãy các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.

C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. D. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại

A. Tác dụng với phi kim. B. Ttác dụng với axit.

C. Tác dụng với bazơ. D. Tác dụng với dung dịch muối.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 692 - Trường THPT Co Mạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO SƠN LA ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 12 NĂM 2011 TRƯỜNG THPT CO MẠ Môn thi: Hoá học ( Đề thi có 04 trang ) Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 692 Họ tên thí sinh: Lớp: SBD:.. Cho biết khối lượng nguyên tử ( theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; Li = 7; N = 14; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Rb = 85; Ba = 137; Pb = 207 Câu 1: Thứ tự sắp xếp các kim loại trong dãy nào sau đây theo chiều tính khử giảm dần A. Na, Mg, Al, Fe. B. Mg, Na, Al, Fe. C. Fe, Mg, Al, Na. D. Al, Fe, Mg, Na. Câu 2: Dãy các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. D. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại A. Tác dụng với phi kim. B. Ttác dụng với axit. C. Tác dụng với bazơ. D. Tác dụng với dung dịch muối. Câu 4: Cho 1,8 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Muối thu được sau phản ứng có khối lượng là A. 5,25 gam. B. 7,5 gam. C. 6,432 gam. D. 7,125 gam. Câu 5: Nguyên liệu để điều chế kim loại kiềm là A. Muối halogen của kim loại kiềm. B. Muối sunfat của kim loại kiềm. C. Muối nitrat của kim loại kiềm. D. Muối cacbonat của kim loại kiềm. Câu 6: Nhận biết hợp chất của natri bằng phương pháp A. Thử màu ngọn lửa. B. Tạo ra chất kết tủa. C. Tạo ra bọt khí. D. Sự thay đổi màu sắc của các chất. Câu 7: Cho 0,69 gam kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hiđro H2 (đktc). Kim loại kiềm là : A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 8: Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau. Cho 8,5 gam hỗn hợp này tác dụng với nước (dư) thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. K, Pb. Câu 9: Dung dịch NaOH tác dụng được với những chất trong dãy nào sau đây A. ZnCl2, Al(OH)3, AgNO3, Ag. B. HCl, NaHCO3, Mg, Al(OH)3. C. CO2, Al, HNO3, CuO. D. CuSO4, SO2, H2SO4, NaHCO3. Trang 1/4 – Mã đề thi 692 Câu 10: Nước cứng tạm thời chứa A. Ion HCO3-. B. Ion Cl-. C. Ion SO42-. D. Tất cả đều đúng. Câu 11: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là: A. Phương pháp thuỷ luyện. B. Phương pháp nhiệt luyện. C. Phương pháp điện phân. D. Tất cả đều đúng. Câu 12: Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động A. CaCO3 CaO + CO2. B. Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2. C. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 1 mol khí CO2 vào dung dịch có chứa 1,5 mol NaOH, thu được dung dịch X. Muối trong dung dịch X gồm: A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3 và NaHCO3. D. Na2CO3 và NaOH. Câu 14: Cho 32g hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, ZnO t/dụng đủ với 600ml dd H2SO4 1M. Tính khối lượng muối thu được? A. 64g B. 85g C. 80g D. 92g. Câu 15: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. Kết tủa trắng sau đó tan dần. B. Bọt khí và kết tủa trắng. C. Bọt khí bay ra. D. Kết tủa trắng xuất hiện. Câu 16: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có A. Cu. B. Cu(OH)2. C. CuO. D. CuS. Câu 17: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Ca2+, Mg2+. B. HCO3-, Cl-. C. SO42-, Cl-. D. Na+, K+. Câu 18: Để nhận biết ba chất Al, Al2O3 và Fe người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. BaCl2. B. AgNO3. C. HCl. D. KOH. Câu 19: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa A. Khí CO2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Na2CO3. D. Khí NH3. Câu 20: Chất không có tính lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al2O3. D. Al(OH)3. Câu 21: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch NaOH dư, sau phản ứng giải phóng 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 2,7 gam. B. 5,4 gam. C. 4,05 gam. D. 10,8 gam. Câu 22: Từ bột Fe để điều chế được FeO theo phản ứng A. 2Fe + O2 2FeO. B. Fe + H2O FeO + H2. C. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2. D. Tất cả đều đúng. Trang 2/4 – Mã đề thi 692 Câu 23: Phản ứng nào không đúng A. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu. B. Fe + 2FeCl3 3FeCl2. C. Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2. D. Fe + Cl2 FeCl2. Câu 24: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây? A. Zn B. Fe C. Cu D. Ag. Câu 25: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân khối lượng tăng lên 1,6g. Khối lượng Cu bám trên Fe là bao nhiêu gam? A. 12,8 B. 8,2 C. 6,4 D. 9,6 Câu 26: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào bị ăn mòn điện hoá? A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl B. Thép cacbon để trong không khí ẩm. C. Đốt dây Fe trong khí O2 D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Câu 27: Kim loại M tác dụng với các dung dịch : HCl; Cu(NO3)2; HNO3 đặc nguội. M là kim loại nào? A. Al B. Ag C. Zn D. Fe. Câu 28: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện? A. 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 B. 2Al + Cr2O3 2Cr + Al2O3 C. PbO + H2 Pb + H2O D. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu. Câu 29: Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với axit HCl (dư). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là: A. 2,12 gam. B. 3,25 gam. C. 1,62 gam. D. 4,24 gam. Câu 30: Cấu hình electron nào dưới đây là đúng với ion Cr3+? A. (Ar) 4s2 3d4 B. (Ar) 4s1 3d4 C. (Ar) 4s2 3d6 D. (Ar) 3d3 Câu 31: Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3? A. 21,3 gam B. 12,3 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam. Câu 32: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đktc) duy nhất. Giá trị V là : A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít. Câu 33: Trong các kim loại sau, kim loại nào tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường? A. Na, K, Fe B. Al, Sr, Ba C. Cr, Al, Na D. Na, Ba, Ca Câu 34: Cho bột đồng vào dung dịch hỗn hợp chứa 2 hoá chất NaNO3 và H2SO4 ta thấy xuất hiện bọt khí nào trong số các khí sau: A. NO B. NO2 C. SO2 D. H2. Câu 35: Có các lọ dung dịch bị mất nhãn riêng biệt gồm: (NH4)2SO4, NH4Cl, ZnCl2, FeCl3, FeCl2. Chỉ dùng thêm một hoá chất để nhận biết, ta có thể chọn hoá chất nào sau đây? A. Ba(OH)2 B. HCl C. AgNO3 D. BaCl2 Câu 36: Các kim loại Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl3, FeCl2.Số cặp chất có phản ứng với nhau là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. Dung dịch Ba(OH)2. B. CaO. C. Dung dịch NaOH. D. Dước brom. Trang 3/4 – Mã đề thi 692 Câu 38: Khi cho luồng khí hiđro(dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: A. Al2O3, FeO, CuO, MgO B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, MgO D. Al, Fe, Cu, Mg. Câu 39: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag): A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+ B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+ Câu 40: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. Vôi sống. B. Cát. C. Lưu huỳnh. D. Muối ăn. HẾT Trang 4/4 – Mã đề thi 692

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_ma_de_692_truong_thpt_co_ma.doc