Đề thi học kì II môn: Vật lý thời gian: 45 phút

Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

a. Oát (W) b. Oát giờ (kW)

c. Jun (J) d. Mã lực (CV)

Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?

a. Chuyển động không ngừng.

b. Giữa các phân tử có khoảng cách.

c. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

d. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 4. Trong hệ tọa độ (V,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?

a. Đường thẳng song song với trục hoành.

b. Đường thẳng song song với trục tung.

c. Đường Hypebol.

d. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn: Vật lý thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học kì II Môn: Vật lý Thời gian: 45 phút Đề 1 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1.Khi lực không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian thì đại lượng nào sau đây gọi là xung của lực? a. b. c. d. Một giá trị khác. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? a. Oát (W) b. Oát giờ (kW) c. Jun (J) d. Mã lực (CV) Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? a. Chuyển động không ngừng. b. Giữa các phân tử có khoảng cách. c. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. d. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 4. Trong hệ tọa độ (V,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? a. Đường thẳng song song với trục hoành. b. Đường thẳng song song với trục tung. c. Đường Hypebol. d. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. Câu 5. Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây? a. Tiết diện ngang của thanh. b. ứng suất tác dụng của thanh. c. Độ dài ban đầu của thanh. d. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh. Câu 6. Khi thước thép ở 200C có độ dài 1000 mm. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu? Biết = 11.10-6 K-1 a. 2,4 mm b. 3,2 mm. c. 0,22 mm. d. 4,2 mm. Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình? a. Có dạng hình học xác định. b. Có cấu trúc tinh thể. c. Có tính dị hướng. d. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 8. Nội năng của vật là: a. Tổng động năng và thế năng của vật. b. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. c. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được. d. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 9. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt? a. p1V2 = p2V1 b. hằng số c. pV = hằng số d. hằng số. Câu 10. Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng? a. hằng số b. hằng số c. hằng số d. Câu 11. Một vật có khối lượng 1 kg có thế năng 1 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu? a. 0,102 m b. 9,8 m. c. 1,0 m d. 32 m Câu 12. ở nhiệt độ 273 K thì thể tích của một lượng khí xác định là 10 cm3. Xem áp suất không đổi, ở nhiệt độ 546 K thì thể tích của lượng khí đó là: a. 20 cm3. b. 5 cm3. c. 15 cm3. d. 10 cm3. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1 (3,5 điểm). Một hòn bi có khối lượng 200 g chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với hòn bi khác có khối lượng 300 g đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Tính vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Biết va chạm giữa hai hòn bi là va chạm mềm. Câu 2 (3,5 điểm). Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,40C. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 1000C vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,50C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môI trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103 J/(kg.K). Đáp án Đề thi học kì II môn vật lý 10 I. Tự luận: (3.0 điểm) Đề 1: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 A C C D B C D B C D A A Đề 2: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 C D D D C D B A A D B D II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1 (3.5 điểm) Động lượng của hòn bi 1 trước va chạm: p1 = m1v1 = 0,2.3 = 0,6 (kgm/s) Động lượng của hòn bi 2 trước va chạm: p2 = m2v2 = 0,3.0 = 0 (kgm/s) Tổng động lượng của hệ trước va chạm: pt = p1 + p2 = 0,6 + 0 = 0,6 (kgm/s) Tổng động lượng của hệ sau va chạm: ps = (m1+ m2)V = (0,2 + 0,3)V = 0,5V áp dụng định luật bảo toàn động lượng: pt = ps 0,6 = 0,5V => V = 1,2 (m/s) Câu 2 (3,5 điểm) Nhiệt lượng mà đồng thau nhận được: Q1 = m1c1(t - t1) = 0,128.0,128.103(21,5 - 8,4) = 214,63 (J) Nhiệt lượng mà nước nhận được: Q2 = m2c2(t - t2) = 0,21.4,18.103(21,5 - 8,4) = 11499,2 (J) Nhiệt lượng mà miếng kim loại toả ra: Q3 = m3c3(t - t3) = 0,192c3(100 - 21,5) = 15,072c3 (J) Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt: Qtoả = Qnhận Q1 + Q2 = Q3 214,63 + 11499,2 = 15,072c3 C3 = 0,78.103 (J/kg.K)

File đính kèm:

  • docDe KT HK 2 li 10(1).doc