Đề thi học kỳ I môn văn học lớp 10 năm học 2007-2008

Câu 1: (1 điểm) Câu hỏi trắc nghiệm:

Hãy chọn những phương án mà em cho là đúng nhất:

1/ Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm thi pháp của văn học trung đại?

A. Coi trọng tính quy phạm.

B. Đề cao chức năng giáo huấn.

C. Đề cao cá tính sáng tạo.

D. Đề cao các mẫu mực cổ xưa.

2/ Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ “công danh” trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão?

A. Chiến công và danh lợi.

B. Công lao và danh tiếng.

C. Công trình và danh vọng.

D. Công của và danh vị.

3/ Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là gì?

A. Nhà thơ tìm về với thiên nhiên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn.

B. Nhà thơ đến với thiên nhiên để tìm đến chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời.

C. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm những tâm tư thầm kín khó nói của mình.

D. Điểm hội tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên tạo vật mà ở chính con người.

4/ Chữ “nhàn” trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên hiểu như thế nào là đúng?

A. Không làm gì vất vả, khó nhọc. C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai.

B. Không lo lắng, suy nghĩ nhiều. D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng danh lợi

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I môn văn học lớp 10 năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I năm học 2007-2008 Môn: Văn Lớp 10 (Thời gian: 120 phút) ----------*&*----------- Câu 1: (1 điểm) Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn những phương án mà em cho là đúng nhất: 1/ Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm thi pháp của văn học trung đại? A. Coi trọng tính quy phạm. B. Đề cao chức năng giáo huấn. C. Đề cao cá tính sáng tạo. D. Đề cao các mẫu mực cổ xưa. 2/ Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ “công danh” trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão? A. Chiến công và danh lợi. B. Công lao và danh tiếng. C. Công trình và danh vọng. D. Công của và danh vị. 3/ Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là gì? A. Nhà thơ tìm về với thiên nhiên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn. B. Nhà thơ đến với thiên nhiên để tìm đến chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời. C. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm những tâm tư thầm kín khó nói của mình. D. Điểm hội tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên tạo vật mà ở chính con người. 4/ Chữ “nhàn” trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên hiểu như thế nào là đúng? A. Không làm gì vất vả, khó nhọc. C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai. B. Không lo lắng, suy nghĩ nhiều. D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng danh lợi. Câu 2: (3 điểm): Hãy phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn hội thoại sau? Một lần hắn (nhân vật Tràng) đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu cho đỡ nhọc: Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì! Chủ tâm hắn cũng không có ý chòng ghẹo cô nào nhưng mấy cô gái lại cứ ẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ: - Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì đẩy xe bò với anh ấy! Thị cong cớn: - Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi nói thật hay nói khoác đấy? Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười: - Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên! Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. - Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ – thị liếc mắt, cười tít. (trích truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân) Câu 3: (1 điểm): Trình bày ngắn gọn những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ TK X đến hất TK XIX? Câu 4: (5 điểm): Chép lại phần phiên âm, dịch thơ và phân tích để làm sáng tỏ hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão? Đề thi học kỳ I năm học 2007-2008 Môn: Văn Lớp 11 (Thời gian: 120 phút) ----------*&*----------- Câu 1: (1 điểm) Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn những phương án mà em cho là đúng nhất: 1/ ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng, văn hoá, văn học của thế giới hiện đại càng ngày càng thấm nhuần vào ý thức người viết văn, đọc sách, chủ yếu thông qua tầng lớp xã hội nào? A Trí thức bình dân cũ. B. Trí thức Tây học. C. Trí thức Nho học. D. Trí thức bình dân mới. 2/ Sức hấp dẫn của truyện Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu? A. Tình huống, sự kiện. B. các xung đột. C.Tính cách, số phận nhân vật. D. Thế giới nội tâm của nhân vật. 3/ Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất thành công của Nguyễn Tuân về khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù? A. Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng. B. Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thời. C. Tác phẩm mang đậm không khí thời đại. D. Tác phẩm mang đậm không khí cổ xưa. 4/ Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo? A. Vì hận cô cháu Thị Nở từ chối mình. B. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù. C. Vì hận đời, hận mình. D. Vì hiểu rõ tình trạng bế tắc, tuyệt vọng của mình. Câu 2: (3 điểm): Vận dụng sự hiểu biết về ngữ cảnh, hãy phân tích nội dung ý nghĩa của đoạn hội thoại sau: - Vải hôm nay bán mấy? - Kém ba xu, dì ạ! - Thế thì còn ăn thua gì? - Có khéo co mới được một tấm năm xu. - Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi... (Trích Chí Phèo – Nam Cao) Câu 3: (6 điểm): Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao - Chữ người tử tù - để từ đó làm nổi bật quan điểm thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân? .................&&.................... Hướng dẫn chấm văn 10 (HK I:2007-2008) Câu1 (1 điểm) Trả lời câu hỏi trắc nghiêm. 1): C; 2): B; 3): D; 4): D (Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm) Câu2 (3 điểm) a/ Yêu cầu: Căn cứ vào đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, học sinh phải phân tích được những nội dung chính sau: - Tính cụ thể: - Chỉ ra được không gian và thời gian trong đoạn trích (phần lời dẫn). - Có người nói và người nghe : Tràng, những cô gái ở dốc tỉnh (có cả cô ả này), có sự thay đổi vị trí nói và nghe. - Có đích lời nói cụ thể: Câu hò của của Tràng (mặc dù Tràng không cố ý) “muốn ăn cơm trắng mấy giò”. ở tình huống này có thể đích lời nói của Tràng, “những cô gái” và cả “cô ả” khác nhau dưới hình thức nói nửa đùa nửa thật. - Có cách diễn đạt cụ thể: Cách diễn đạt cụ thể qua từ ngữ hô gọi này, ơi, nhỉ, đấy, ấy… qua hành động cử chỉ, qua ngữ điệu. - Tính cảm xúc: - Qua các câu đối thoại:. Trong lời của những cô con gái nửa đùa vui, nửa khuyến khích “cô ả”, nửa thúc giục ẩy vai cô ả. Trong câu nói của cô ả vừa phủ nhận, vừa hỏi, vừa khẳng định. Trong câu nói của Tràng vừa khẳng định, vừa khuyến khích. - Qua từ ngữ: Các từ: mấy, này, nì, kìa, ấy, có khối, đấy, cười như nắc nẻ, ton ton, liếc mắt, cười tít, mau lên… - Tính cá thể: - Thông qua những câu đối thoại có thể thấy được tính cá thể thể hiện qua ngôn ngữ giọng điệu: Giọng điệu đùa vui của những cô con gái, qua hành động cử chỉ cứ ẩy vai cô ả này còn thấy sự biểu hiện của tính cách nhất là ở nhân vật cô ả sự bạo dạn, chua ngoa, đanh đá... b/ Cách cho điểm: HS phân tích mỗi đặc trưng cho tối đa 1 điểm Tuỳ mức độ phân tích của HS trong từng câu, từng bài có thể cho các mức điểm từ 0,25 đến 0,75 điểm. Lưu ý: + HS có thể chỉ ra những biểu hiện khác, nếu thấy đúng vẫn cho điểm . + Bài trình bày quá xấu, sai lỗi chính tả, ngữ pháp nhiều có thể trừ từ 0,25 đến 1,0 điểm. Câu 3 (1 điểm) - Yêu cầu: HS nêu được ba nội dung chính như sách giáo khoa: + Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm… + Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị… + Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn hoá nước ngoài… - Cho điểm: cho tối đa 1 điểm nếu HS nêu đúng đủ những nội dung. Căn cứ cụ thể từng bài giám khảo cho các mức điểm khác từ 0,25 đến 0,75 điểm. Câu 4: (5 điểm) a) Yêu cầu: Yêu cầu1: - Giải thích được khái niệm và nội dung hào khí Đông A - Phân tích và làm sáng tỏ hào khí Đông A qua bài thơ “Thuật hoài”. Những biểu cụ thể cuả hào khí Đông A trong bài thơ: + Hình ảnh người tráng sĩ với tư thế, tầm vóc, hành động lớn lao kì vĩ. + Hình tượng ‘ba quân” – hình tượng quân đội nhà Trần - cũng là hình ảnh dân tộc với khí thế mạnh mẽ. + Hào khí Đông A còn thể hiện qua cái chí lập công danh. + Hào khí Đông A còn thể hiện qua cái tâm của người con trai thời Trần cũng là cái tâm của tác giả, cái tâm thể hiện qua nỗi thẹn. + Chỉ ra được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ qua hình ảnh, giọng điệu, kết cấu ngắn gọn cô đọng súc tích, qua thủ pháp phóng đại, so sánh… tất cả góp phần làm nổi bật lên hào khí của thời đại. Yêu cầu 2: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, văn viết có hình ảnh.. Phải chép lại được phần phiên âm, dịch thơ (có thể chép trước hoặc thể hiện trong bài trong quá trình phân tích) Lưu ý: HS có thể có những hướng khai thác khác nhau miễn là làm nổi bật được yêu cầu của đề bài. b) Cách cho điểm: - Điểm 4- 5: Có sự cảm nhận khá tốt hai yêu cầu trên, văn viết lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc. Còn một vài sai sót không đáng kể. - Điểm 2-3 : Tỏ ra hiểu bài thơ, đôi chỗ còn diễn xuôi ý thơ, văn viết rõ ý; Bố cục hoàn chỉnh. Lỗi diễn đạt không quá nhiều. - Điểm dưới 2: Phần lớn là diễn xuôi lại ý thơ, không thấy được hào khí của thời đại thể hiện trong bài thơ, ít phân tích nghệ thuật, viết còn quá yếu. - Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn. ( Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5) ………………………………………… Hướng dẫn chấm văn 11 (HK I:2007-2008) Câu1 (1 điểm) Trả lời câu hỏi trắc nghiêm. 1): B; 2): D ; 3): D; 4): D (Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm) Câu 2: (3 điểm): Yêu cầu: - HS biết dựa vào ngữ cảnh xuất hiện đoạn hội thoại để phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của đoạn hội thoại. Đoạn hội thoại trên xuất hiện trong bối cảnh: Chí Phèo sau bao nhiêu năm triền miên trong những cơn say, lần đầu tiên hắn tỉnh, hắn đã nghe thấy những âm thanh của cuộc sống đời thường trong đó có tiếng của hai người đàn bà đi chợ bán vải về nói chuyện với nhau vọng vào trong căn lều của hắn.... - HS biết căn cứ vào các nhân tố của ngữ cảnh để phân tích đoạn hội thoại trên: + Nhân vật giao tiếp: Hai người đàn bà nói chuyện với nhau và có sự luân phiên lượt lời...; Vị thế của họ khác nhau: một người lớn tuổi và một người ít tuổi hơn (có thể họ có quan hệ gần gũi thông qua cách xưng hô: dì ạ!), cách nói thể hiện sự thân mật (cách nói trống không, dùng tình thái từ ạ...) + Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: Bối cảnh giao tiếp rộng: Bối cảnh xã hội việt Nam trước cách mạng với cuộc sống vất vả lam lũ của người lao động thu nhập từ lao động chẳng đáng là bao (căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Chí Phèo- 1941) Bối cảnh giao tiếp hẹp: Đoạn hội thoại diễn ra bên ngoài căn lều của Chí Phèo, trên đường đi chợ về cuả hai người đàn bà, vào thời gian buổi sáng... Hiện thực được nói tới : Sự lo lắng, chán ngán của người lao động khi mà hàng hoá (vải) ế ẩm ... + Văn cảnh: Đoạn hội thoại xuất hiện qua sự cảm nhận của Chí Phèo (căn cứ vào đoạn trước và sau đoạn hội thoại trong tác phẩm Chí Phèo) - ý nghĩa chính của đoạn hội thoại này không phải ở nội dung của đoạn hội thoại mà ở đây Nam Cao muốn cho người đọc thấy được sự thức tỉnh và bản chất thật của Chí Phèo sau khi gặp Thi Nở, hắn đã thoát khỏi những cơn say triền miên: Con người vốn hiền lành thật thà với những ước mơ nho nhỏ giản dị... cũng từ đó Nam Cao muốn tố cáo xã hội bất nhân tàn bạo mà cụ thể là Bá Kiến đã đẩy chí Phèo vào cuộc sống của loài quỷ dữ để đến mức hắn không còn nhận thức được sự tồn tại của hắn và cũng không nhận thức được hiện thực cuộc sống diễn ra xung quanh hắn. Qua đó, người đọc nhận thấy tấm lòng nhân đạo lớn của Nam Cao... Cách cho điểm: - Điểm 2,5- 3,0: Biết dựa vào ngữ cảnh, phân tích được đầy đủ nội dung ý nghĩa của đoạn hội thoại, trình bày sáng rõ, mạch lạc. - Điểm 1,5 – 2,0: Biết dựa vào ngữ cảnh, phân tích được tương đối đầy đủ những nội dung trên, đôi chỗ còn lúng túng, chữ viết tương đối rõ, ít sai phạm về từ câu.. - Điểm 0,5 – 1,0: Chưa biết dựa vào ngữ cảnh chưa hiểu nội dung ý nghĩa ý nghĩa đoạn trích, chữ viết cẩu thả. Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, HS có thể phân tích những nội dung ý nghĩa khác. Nếu đúng hớp lí vẫn cho điểm. Căn cứ vào thực tế làm bài, giám khảo cân nhắc cho điểm cho sát trình độ của HS. Câu 3 (6 điểm): - Yêu cầu: Chấp nhận những cách trình bày khác nhau song về cơ bản HS phải trình bày được những nội dung: * Hình tượng nhân vật Huấn Cao: + Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ… + Khí phách hiên ngang…. + Nhân cách trong sáng cao cả…. Kết tinh hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện trong đoạn văn tả cảnh cho chữ cuối tác phẩm. * Quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: Quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân thể hiện qua quan niệm về cái đẹp: Cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái tài gắn với cái tâm, cái đẹp không sống chung với cái ác, cái xấu; Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá, cái đẹp là bất tử, cái đẹp chiến thắng. Đó là một quan niệm đúng đắn và tiến bộ. * Phong cách nghệ thuật (Trong tác phẩm- P/C NT trước CM): - Nguyễn Tuân hay hướng tới cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt, tiếp cận phản ánh đối tượng từ phương diện văn hoá, con người mang vẻ đẹp nghệ sĩ tài hoa - Giọng văn giàu kịch tính, sử dụng thành công thủ pháp tương phản đối lập. - Kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, tạo nên không khí cổ kính thiêng liêng góp phần làm bật lên vẻ đẹp của một thời vang bóng bằng bút pháp hiện đại. Lưu ý : Trong qúa trình phân tích để làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao, HS phải đặt nhân vật HC trong mối quan hệ với nhân vật khác ( viên quản ngục). - Cách cho điẻm: + Điểm 5-6: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, văn viết sáng rõ, có hình ảnh, có sai sót không đáng kể. + Điểm 3-4: Đáp ứng đủ những nội dung nhưng khai thác chưa sâu, chưa chú ý tới mặt nghệ thuật, bố cục hoàn chỉnh. + Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ những yêu cầu của đề bài, bố cục không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai lỗi về từ ngữ, ngữ pháp nhiều. * Trên đây chỉ là những hướng dẫn khái quát, giám khảo cân nhắc cụ thể từng bài để cho điểm sát với trình độ của HS. Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5điểm. ---------------------------------------- Đề thi 8 tuần HKII năm học 2007-2008 Môn: Văn Lớp 10 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: (1 điểm) Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn những phương án mà em cho là đúng nhất: 1/ Đặc điểm nào sau đây đúng nhất với đặc điểm của thể phú? Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... Phú là một thể văn viết bằng văn biền ngẫu, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... Phú là một thể thơ có xen kẽ văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... Phú là một thể thơ có xuất xứ từ Trung Quốc, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... 2/ Đặc điểm nào sau đây đúng nhất với đặc điểm của thể cáo? A. Cáo là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. B. Cáo là một thể văn xuôi có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. C. Cáo là một thể văn vần có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. D. Cáo là một thể thơ xen kẽ văn xuôi có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. 3/ Nghĩa nào sau đây đúng với nghĩa của nhan đề “Trích diễm thi tập”? Tuyển tập những tác phẩm thơ văn hay từ thời Trần. Tuyển tập những bài thơ hay. Tuyển tập những bài viết hay từ thời trước. Tuyển tập những bài văn hay từ các thời. 4/ Nội dung đề cao lòng trung quân ái quốc, tài năng, mưu lược, đức độ lớn lao có ở trong văn bản nào sau đây? A. Thái sư Trần Thủ Độ. B. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. C. Tựa “Trích diễm thi tập”. D. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Câu2 (1điểm): Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu nào? Câu3 (2 điểm): Để giới thiệu về hoạt động trồng cây xanh đầu xuân của trường THPT Đại An diễn ra vào ngày 17/03/2008, em hãy viết một đoạn văn thuyết minh về hoạt động ấy (khoảng 8 đến 12 dòng). Câu 4: (6 điểm): Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ? ------------------------------------------- Hướng dẫn chấm văn 10 (8 tuần HK iI:2007-2008) Câu1 (1 điểm). Trả lời câu hỏi trắc nghiêm. 1): A; 2): A ; 3): B; 4): B (Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm) Câu2 (1 điểm). Yêu cầu: Học sinh trả lời ngắn gọn như phần ghi nhớ trong SGK về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt: ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, và phong cách ngôn ngữ. Cho điểm: Mỗi nội dung đúng cho 0,25 điểm. Câu 3 (3điểm). a. Yêu cầu: - Đoạn văn đáp ứng đúng với yêu cầu của đề (thuyết minh về hoạt động trồng cây xanh đầu xuân). - HS biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp. - Phải thể hiện được sự tiếp nối với đoạn văn trước và sau đó. - Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, chặt chẽ, hợp lí, hấp dẫn. b. Cho điểm: - Đáp ứng đúng với yêu cầu trên cho điểm tối đa. - Không đúng với yêu cầu của đề bài không cho điểm. - Các trường hợp khác giáo viên cân nhắc cho điểm hợp lí đúng với năng lực của HS. Câu 4: (6 điểm): - Yêu cầu1: + Phân tích nhân vật nhân vật Ngô Tử Văn (đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong truyện) để làm nổi bật tinh thần khảng khái, cương trực giám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự chiến thắng của lẽ phải, của công lí, thể hiện niềm tin của nhân dân lao động vào lẽ phải. + Biết khai thác các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của truyện truyền kì như sự kết hợp các yếu tố hiện thực và các yếu tố hư cấu một cách tự nhiên, giọng kể khách quan từ đó làm toát lên giá trị hiện thực của tác phẩm. - Yêu cầu2: + Bài viết mạch lạc các ý sáng rõ, văn viết có hình ảnh. + Chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp. - Cách cho điểm: + Điểm 5-6: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, văn viết sáng rõ, có hình ảnh, có sai sót không đáng kể. + Điểm 3-4: Đáp ứng đủ những nội dung nhưng khai thác chưa sâu, chưa chú ý tới mặt nghệ thuật, bố cục hoàn chỉnh. + Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ những yêu cầu của đề bài, bố cục không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai lỗi về từ ngữ, ngữ pháp nhiều. + Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. * Trên đây chỉ là những hướng dẫn khái quát, giám khảo cân nhắc cụ thể từng bài để cho điểm sát với trình độ của HS. Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5điểm. ----------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe thi HK lop 1011.doc
Giáo án liên quan