Câu 1: ( 3 điểm)
Phân tích vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2: ( 2điểm )
Chứng minh rằng nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để phát triển mạnh ngành du lịch?
Câu 3: (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km2)
Năm
Các vùng 1989 2003
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
195
103
784
167
148
45
333
359 246
115
67
141
1192
202
194
84
476
425
a. Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?
b. Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Long Hòa (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD CẦN ĐƯỚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS LONG HOÀ NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 9
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 3 điểm)
Phân tích vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2: ( 2điểm )
Chứng minh rằng nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để phát triển mạnh ngành du lịch?
Câu 3: (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km2)
Năm
Các vùng
1989
2003
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
195
103
784
167
148
45
333
359
246
115
67
141
1192
202
194
84
476
425
a. Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?
b. Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta?
Câu 4: (2điểm)
Trình bày địa bàn phân bố chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ. Vì sao Đông Nam Bộ lại có nhiều ưu thế trong việc phát triển cây công nghiệp ?
---------------HẾT--------------
PHÒNG GD CẦN ĐƯỚC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 9
TRƯỜNG THCS LONG HOÀ -------@-------
Câu 1: Vai trò vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế-xã hội:
a/. Thuận lợi:
*Nước ta nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, giáp biển, trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên: (0.25đ)
- Lãnh thổ Việt Nam có vùng biển rộng lớn ( hơn 1triệu km2 ) giàu tiềm năng ( thuỷ sản, dầu khí, cảnh quan ven biển và hải đảo) (0.25đ), tạo điều kiện để phát triển các ngành: Khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, dầu khí, du lịch, giao thông vận tải biển, khai thác muối, cát biển. (0.25đ)
-Khí hậu nóng ẩm: giàu nhiệt, ánh sáng và độ ẩm cao thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (0.25đ)
* Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên lãnh thổ nước ta có nhiều loại khoáng sản( nhiên liệu, kim loại, phi kim) (0.25đ)
-Nước ta có nhiều loại động , thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới , thậm chí cả ôn đới (0.25đ)
* Sự đa dạng của khoáng sản và sinh vật là cơ sở để nước ta phát triển nền công nghiệp nhiều ngành, nền nông nghiệp đa dạng. (0.25đ)
* Nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế có điều kiện đẩy mạnh giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới (0.25đ)
-Nước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông nam Á, lại giáp biển nên có nhiều thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập vào khu vực và thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế-xã hội. (0.25đ)
b. Khó khăn:
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực, chủ động (0.25đ)
- Khí hậu nóng, ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, nấm mốc phát triển gây nhiều thiệt hại cho sản xuất (0.25đ)
- Nước ta nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á vì vậy phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập tự chủ (0.25đ)
Câu 2: a .Chứng minh nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch:
Nước ta giàu tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh , bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, nhiều vườn quốc gia với các động, thực vật quý hiếm.) (0.25đ)
-Tài nguyên du lịch nhân văn ( các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian.) (0.25đ)
-Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An. (0.5đ)
b. Các biện pháp:
-Tăng cường quảng bá thông tin, tạo những sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo (0.25đ)
-Quy hoạch và bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường (0.25đ)
-Tôn tạo và có biện pháp bảo vệ di tích văn hoá, lịch sử (0.25đ)
-Đào tạo nhân lực cho du lịch, đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng ,các dịch vụ (0.25đ)
Câu 3: ( 3 điểm)
a. Nhận xét sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta
Phân bố dân cư không đều giữa các vùng (0.25đ)
- Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng và thưa thớt ở các vùng núi và cao nguyên (0.25đ)
-Vùng có mật độ dân cư cao nhất là đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2 (2003) (0.25đ)
-Vùng có mật độ dân cư thấp nhất là Tây Nguyên: 84 người/km2 (2003) (0.25đ)
-Ngay trong cùng một vùng sự phân bố dân cư cũng không đều: Trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiểu vùng Đông Bắc mật độ dân số (141 người/km2) cao hơn tiểu vùng Tây Bắc (67 người/km2) (0.25đ)
- Mật độ dân số của các vùng từ năm 1989-2003 đều tăng (0.25đ)
- Tăng nhanh nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng ( 408 người/km2) (0.25đ)
- Tăng ít nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (12 người/ km2) (0.25đ)
b. Giải thích:
- Đồng bằng sông Hồng được khai thác từ lâu đời, có các điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. (0.25đ). Đây là một trong những vùng dân định cư lâu đời nhất nước ta (0.25đ)
- Dân cư từ lâu sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi nhiều lao động (0.25đ)
- Nơi đây có nhiều trung tâm kinh tế, văn hoá quan trọng trong đó có thủ đô Hà Nội, một mạng lưới đô thị rất phát triển, số dân ngày càng tập trung đông (0.25đ)
Câu 4: (2điểm)
a. Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ:
- Cao su : Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai (0.25đ)
- Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu (0.25đ)
- Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai (0.25đ)
- Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương (0.25đ)
b. Giải thích:
- Đông Nam Bộ có đất đai màu mỡ: đất xám trên phù sa cổ, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp . Khí hậu cận xích đạo , nóng quanh năm, ít thiên tai (0.25đ)
-Nguồn lao động dồi dào, có tập quán và kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp (0.25đ)
- Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải. Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp ( 0.25đ)
- Thị trường xuất khẩu rộng lớn và ổn định (0.25đ)
-----------HẾT------------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dia_li_lop_9_truong_thcs_long.doc