Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Câu 1: (2,5đ)

 1. Viết phương trình điện li của những chất sau: FeCl3, Al2(SO4)3, CaOCl2, K2SO4; (NH4)2SO4; H3PO4.

 2. Cho CO2 tác dụng với dung dịch A thu được hỗn hợp 2 muối X và Y. Đun nóng hỗn hợp X, Y để phân huỷ hết muối thu được hỗn hợp khí và hơi nước, trong đó CO2 chiếm 30% thể tích. Tính tỉ lệ mol của X và Y trong hỗn hợp.

 Biết A là chất khí tan vào nước thành dung dịch A và A là hợp chất vô cơ có thể tham dự các phản ứng theo dãy sau:

 H2O +HCl + NaOH + HNO3 +to

AKhí dung dịch A B AKhí C D + H2O

Hoàn thành các phương trình phản ứng theo dãy trên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Yên Dũng số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang Trường THPT Yên Dũng số 2 ...........***............ Đề thi học sinh giỏi khối 11 - vòng I (2005 - 2006) Môn: Hoá học (Thời gian làm bài: 180phút) --------------------- Câu 1: (2,5đ) 1. Viết phương trình điện li của những chất sau: FeCl3, Al2(SO4)3, CaOCl2, K2SO4; (NH4)2SO4; H3PO4. 2. Cho CO2 tác dụng với dung dịch A thu được hỗn hợp 2 muối X và Y. Đun nóng hỗn hợp X, Y để phân huỷ hết muối thu được hỗn hợp khí và hơi nước, trong đó CO2 chiếm 30% thể tích. Tính tỉ lệ mol của X và Y trong hỗn hợp. Biết A là chất khí tan vào nước thành dung dịch A và A là hợp chất vô cơ có thể tham dự các phản ứng theo dãy sau: H2O +HCl + NaOH + HNO3 +to AKhí đ dung dịch A đ B đ AKhí đ C đ D + H2O Hoàn thành các phương trình phản ứng theo dãy trên. Câu 2: (2,5đ) 1. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn (nếu có) khi trộn lẫn từng cặp dung dịch những chất sau: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgCl2, FeSO4, KOH 2. Hoà tan 2,67 gam AlCl3 và 9,5 gam MgCl2 vào nước được 200 ml dung dịch A. Cho từ từ dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch A. a) Tính thể tích dung dịch NaOH cần thiết để tạo được kết tủa lớn nhất. b) Tính thể tích dung dịch NaOH để tạo được lượng kết tủa nhỏ nhất. c) Tính nồng độ mol/lít của các chất sau 2 thí nghiệm. (Chất kết tủa không ảnh hưởng tới thể tích dung dịch) Câu 3: (2,5đ) 1. Trong 6 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 6 chứa các dung dịch NaOH, (NH4)2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2 . Cho biết mỗi ống nghiệm chứa chất gì, biết rằng: a) ống (2) cho kết tủa trắng với ống (1), (3), (4) b) ống (5) cho kết tủa trắng với ống (1), (3), (4) c) ống (2) không tạo kết tủa với ống (5) d) ống (1) không tạo kết tủa với ống (3), (4) e) ống (6) không phản ứng với ống (5) f) cho 1 giọt dung dịch ở ống (3) vào ống (6) thấy có kết tủa, lắc thì kết tủa tan. Từ các tính chất trên, lập luận để xác định các chất, viết phương trình phản ứng biết rằng Pb(OH)2 và Al(OH)3 có tính chất lưỡng tính. 2. Trộn lẫn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được. Câu 4: (2,5đ) 1. Cho m (g) Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 1,5M thu được 10,08 lít hỗn hợp NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 16,8. Thể tích khí đo được ở đktc. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính m và tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. 2. Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol NH4+, c mol HCO3-, d mol CO32- và e mol SO42- (không kể sự phân li của nước). Thêm (c+d+e) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A. Đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y. Tính số mol của kết tủa B, khí Y duy nhất có mùi khai và mỗi ion có trong dung dịch X theo a, b, c, d, e. ------Hết ------ Họ và tên học sinh: .............................................lớp ............ (Học sinh không sử dụng tài liệu, người coi thi không giải thích gì thêm!)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_yen_dung_so.doc