Chuyên đề 4. dạng toán về pha trộn dung dịch

Câu 1. A là dung dịch HCl 10%, B là dung dịch HCl 3%. Hỏi phải trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào dể thu được dung dịch axit HCl có nồng độ 5%

Câu 2. Cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaCl 10% để thu được dung dịch NaCl 8%

Câu 3.a. Cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 128 gam dd H2SO4 98% để thu được dd có nồng độ 62,72%.

b. Cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 300 gam dung dịch KOH 28% để thu được dd có nồng độ 19,937%

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 4. dạng toán về pha trộn dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 4. Dạng toán về pha trộn dung dịch Câu 1. A là dung dịch HCl 10%, B là dung dịch HCl 3%. Hỏi phải trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào dể thu được dung dịch axit HCl có nồng độ 5% Câu 2. Cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaCl 10% để thu được dung dịch NaCl 8% Câu 3.a. Cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 128 gam dd H2SO4 98% để thu được dd có nồng độ 62,72%. b. Cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 300 gam dung dịch KOH 28% để thu được dd có nồng độ 19,937% Câu 4. Cần phải thêm bao nhiêu gam H2O vào 250 gam dd HNO3 45% để thu được dd axit có nồng độ giảm đi 15%. Câu 5. Đốt cháy V lít H2 (đktc) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 100 gam dung dịch H2SO4 98% thì thu được dung dịch axit có nồng độ giảm đi 14,94%. Hãy tính khối lượng H2O tạo thành sau phản ứng và V. Câu 6. A và B là 2 dung dịch H2SO4. Hãy tính nồng độ % của A và B biết rằng nồng độ dung dịch B gấp dung dịch A 2,5 lần và nếu trộn dd A với dung dịch B theo tỉ lệ 7 : 3 thì thu đựơc dd C có nồng độ 29%. Câu 7. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế 280 gam dung dịch CuSO4 16%. Câu 8. Cần hòa tan 200 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào bao nhiêu gam dd CuSO4 4% để có dd CuSO4 16%. Câu 9. Cần hoà tan bao nhiêu gam tinh thể Cu(NO)2.3H2O vào 606,4 gam H2O để có dung dịch Cu(NO3)2 18,8%. Câu 10. a. Cần hoà tan 200 gam SO3 vào bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 49% để thu được dung dịch H2SO4 78,4%. b. Cần hoà tan 213 gam P2O5 vào bao nhiêu gam H2O để thu được dung dịch H3PO4 49%. c. Cần hoà tan 2,8 lít SO2 (đktc) vào bao nhiêu gam H2O để thu được dung dịch H2SO3 2,05%. Câu 11. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 2M với 300 ml dung dịch HCl 1,5M. Biết thể tích dung dịch thu được sau khi trộn thay đổi không đáng kể. Câu 12. Trộn V1 lít dd A chứa 9,125 gam HCl với V2 dd B chứa 5,475 gam HCl thu được 2 lít dd C. Tính nồng độ mol/lit của các dd A, B, C biết V1 + V2 = 2 lít và hiệu số nồng độ mol/lit của dd A và B là 0,4 mol/lít. Câu 13. Trộn lẫn 150 ml dung dịch HCl 10% (d = 1,047 g/ml) với 250 ml dung dịch HCl 2M (d = 1,1g/ml) thì thu được dung dịch A có d= 1,038 g/ml. Tính nồng độ % và nồng độ mol/lit của dung dịch thu được. Câu 14. Hôa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dung dịch NaOH 12% thu được dd NaOH 51%. Giá trị của m là A. 11,3 B. 20 C. 31,8 D. 40 Câu 15. Số lít nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dung dịch H2SO4 98% ( d = 1,84 g/ml) để được dd mới có nồng độ 10% là A. 14,192 B. 15,192 C. 16,192 D. 17,192 Câu 16. Một hỗn hợp gồm O2 và O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối so với H2 bằng 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là A. 15% B. 25% C. 35% D. 45% Chuyên đề 5: luyện tập phần nồng độ dung dịch Câu 1. Hoà tan hoàn toàn 10,2 gam Al2O3 và 4 gam MgO vào 245 gam dung dịch H2SO4. Để trung hoà lượng axit dư cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định nồng độ C% của dung dịch H2SO4 ban đầu. Câu 2. Trộn lẫn 33,18 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) với 50 gam dung dịch KOH 11,2 % thu được dd A. a. Tính khối lượng các chất trong A. b. Tính nồng độ % các chất trong A. Câu 3. Cho 1040 gam dd BaCl2 10% vào 200 gam dung dịch H2SO4. Lọc để tách bỏ kết tủa. Để trung hoà dd nước lọc người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml). Tính nồng độ % của dd H2SO4 ban đầu. Câu 4. A là dd HCl, B là dd NaOH. a. Lấy 10 ml dd A pha loãng bằng nước thành 1000 ml thì thu được dd HCl có nồng độ 0,01M. Tính nồng độ mol của dd A. b. Để trung hoà 100 gam dd B cần dùng 150 ml dd A. Tính nồng độ % của dd B. Câu 5. Cho 16 ml dd HCl (ddA) nồng độ a mol/lit. Thêm nước vào dd A thu được 200 ml dd B có nồng độ 0,1M. a. Tính a. b. Lấy 100 ml dd A tác dụng với 150 ml dd KOH 0,8M thu được dd C. Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dd C. Câu 6. A là dd CuSO4, biết rằng 20 gam dd A phản ứng vừa đủ với 25 ml dd BaCl2 0,02M a. Tính nồng độ % của dd A. b. Cần lấy bao nhiêu gam dd A và bao nhiêu gam CuSO4 để điều chế được 480 gam dd CuSO4 1%. Câu 7. Cho 50 ml dd H2SO4 29% (d = 1,27 g/ml) tác dụng với 200 ml dd BaCl2 1M. Lọc và tách kết tủa. a. Tính nồng độ mol/lít của các chất trong dd nước lọc (Giả sử thể tích dd A thay đổi không đáng kể). b. Nếu cho 21,2 gam Na2CO3 tác dụng với nước lọc kết tủa tạo ra không? Nếu có khối lượng là bao nhiêu gam? c. Nếu thay Na2CO3 bằng khí CO2 thì kết tủa tạo ra không? Vì sao. Câu 8. Một dd CuSO4 có d = 1,206 g/ml, cô cạn 165,84 ml dd này thì thu được 56,25 gam CuSO4.5H2O. Xác định nồng độ % của dd trên. Câu 9. Dung dịch A chứa 2 axit HCl và HNO3 có nồng độ tương ứng là a mol/lit và b mol/lit. Để ttrung hoà 20 ml dd A cần dùng 300 ml dd NaOH 0,1M. Mặt khác lấy 20 ml dd A tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Tính các giá trị của a và b. Câu 10. Có một dd chứa đồng thời HCl và H2SO4. Cho 200 gam dd đó tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 46,6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, để ttrung hoà nước lọc (dd thu được sau khi tách bỏ kết tủa) người ta phải dùng 500 ml dd NaOH 1,6M. Tính nồng độ % của mỗi axit trong dd ban đầu. Câu 11. A và B là các dd HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V lít dd A cho tác dụng với dd AgNO3 dư thì tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hoà V1 lít dd B cần dùng 500 ml dd NaOH 0,3M a. Trộn V lit dd A với V1 lít dd B ta thu được 2 lít dd C ( cho V + V1 = 2 lít). Tính nồng độ mol/lit của dd C. b. Lấy 100 ml dd A và 100 ml dd B cho tác dụng với Fe thì lượng H2 thoát ra từ 2 dd trên chênh lệch nhau 0,448 lít (đktc). Tính nồng độ mol/lít của các dd A, B. Câu 12. Cho sản phẩm tạo thành khi đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 1,6 gam bột S (không có không khí) vào 500 ml dd HCl thì thu được hỗn hợp khí A và ddB (H= 100%). a. Tính thể tích mỗi khí trong A? b. Để trunghoà HCl dư trong dd B phải dùng 125 ml dd NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol/lit của dd HCl đã dùng. Câu 13. Hoà ta hoàn toàn hỗn hợp thu được khi nung bột Al với bột S bằng một lượng vừa đủ dd HCl 0,5M thấy còn lại 0,04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí thoát ra (đktc). Khi cho khí đó đi qua dd Pb(NO3)2 thì tạo thành 7,17 gam PbS kết tủa màu đen. a. Tính khối lượng Al và S trước khi nung. b. Tính thể tích dd HCl đã dùng. Câu 14. Trộn 50 ml dd Fe2(SO4)3 với 100 ml dd Ba(OH)2 ta thu được kết tủa A và dd B. Lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,859 gam chất rắn. Lấy dd B cho tác dụng với 100 ml dd H2SO4 0,05M thì thu được 0,466 gam kết tủa. Hãy tính nồng độ mol/lít của của các dd ban đầu. Câu 15. Dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm dần dd NaOH vào 100 ml dd A cho đến dư, sau đó lọc lấy kết tủa rửa sạch, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao đến khôi lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Mặt khác 100 ml dd A phản ứng vừa đủ với 400 ml dd AgNO3 0,4M. Hãy tính nồng độ mol/lít của các chất trong dd A.

File đính kèm:

  • docBDHSG HOA 9.doc
Giáo án liên quan