Đề thi học sinh giỏi khối 9 môn Ngữ Văn

Câu 1:( 1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ở những câu đúng

(1) Mầu sắc Nam Bộ thể hiện đậm nét trong truyện “ Chiếc lược ngà” là những yếu tố nào.

A. Một số địa danh.

B . Cuộc sống và con người vùng đồng bằng sông Cửu Long thời chống Mỹ .

C. Ngôn ngữ ( phương ngữ Nam Bộ)

D . Tất cả đều đúng

(2) Tác giả bài “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là một nhân vật như thế nào

A. Nhà văn nhà báo B. Quan chức

C. Nhà thơ D. Nhà lý luận phê bình văn học.

(3) Mở đầu tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” (từ câu 3- 6) Nguyễn Đình Chiểu Viết:

 “Ai ơi lẳng lặng mà nghe.

 Dữ răn việc trước,lành dè thân sau.

 Trai thời trung hiếu làm đầu.

 Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”

 Em lựa chọn nhận định nào sau đây?

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi khối 9 môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi HS giỏi khối 9 Môn Ngữ văn Thời gian :150 phút Câu 1:( 1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ở những câu đúng (1) Mầu sắc Nam Bộ thể hiện đậm nét trong truyện “ Chiếc lược ngà” là những yếu tố nào. A. Một số địa danh. B . Cuộc sống và con người vùng đồng bằng sông Cửu Long thời chống Mỹ . C. Ngôn ngữ ( phương ngữ Nam Bộ) D . Tất cả đều đúng (2) Tác giả bài “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là một nhân vật như thế nào A. Nhà văn nhà báo B. Quan chức C. Nhà thơ D. Nhà lý luận phê bình văn học. (3) Mở đầu tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” (từ câu 3- 6) Nguyễn Đình Chiểu Viết: “Ai ơi lẳng lặng mà nghe. Dữ răn việc trước,lành dè thân sau. Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” Em lựa chọn nhận định nào sau đây? A. Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo đức phong kiến B. Nguyễn Đình Chiểu nêu lên luận đề tác phẩm. C. Nguyễn Đình Chiểu nêu cao đạo lý làm người. D. Cả A,B,C. (4) Ghi chú nào nói lên đầy đủ thời điểm và xuất xứ bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. A. 4-10-1958. B . Hồng Gai. C. Rút trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” D. Hồng Gai, 4-10-1958, In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”( 1958) Câu 2: (1,5 điểm). ý nghĩa khái quát của bài thơ ánh trăng ( Nguyễn Duy) . Câu 3 : (2 điểm). Nhận xét về ý nghĩa của việc thay đổi các đại từ nhân xưng mà nhân vật trữ tình đã sử dụng trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” ( Thanh Hải). Câu 4 :(2,5 điểm). Tìm điểm chung về quan niệm sống được phát biểu trong hai tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long) và “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) Câu 5 :(1,25 điểm). Vai trò của việc tóm tắt văn bản tự sự, các bước tóm tắt một văn bản tự sự? Câu 6: (1,5 điểm). Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: cho ví dụ? Câu 7: (1,25 điểm). Từ “Bay” trong tiếng Việt có những nghĩa sau( cột A) chọn điền các ví dụ cho bên dưới ( vào cột B) tương ứng với nghĩa của từ ( ở cột A) tt A-Nghĩa của từ B-ví dụ Di chuyển trên không Chuyển động theo làn gió Di chuyển rất nhanh Phai mất ,biến mất Biểu thị hành động nhanh ,dễ dàng a- Lời nói gió bay. b- Ba vuông phấp phới cờ bay dọc( Tú Sương). c- Mây nhởn nhơ bay- Hôm nay trời đẹp lắm( Tố Hữu). d- Vụt qua mặt trận- Đạn bay vèo vèo( Tố Hữu). e- Chối bay chối biến. Câu 8: (9 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn kết hợp một cách hài hoà làm nên vẻ đẹp độc đáocho “bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đáp án + biểu điểm chấm Câu1: (1 điểm) 1. D. (0,25 điểm) 2. B (0,25 điểm 3. C (0,25 điểm) 4. D (0,25 điểm) Câu2: (1,5 điểm). Học sinh trình bày được các ý: - Bài thơ ánh trăng là tâm sự của Nguyễn Duy, là xuy ngẫm của nhà thơ trước sự thay đổi của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình (0,75 điểm) – Cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm sẽ dẫn đến suy thoái lối sống. (0,25 điểm) – Nhắc nhở con người thuỷ chung với quá khứ. (0,5 điểm) Câu 3:(2 điểm). –Chỉ rõ được biểu hiện thay đổi các đại từ nhân xưng tôi (khổ 1) Sang ta ( Khổ 4-6) (0,5 điểm). –Phân tích ý nghĩa trong vịêc thay đổi : +Việc thay đổi là sự sắp đặt có dụng ý trong tác giả (0,25 điểm). + Việc thay đổi đó thể hiện qua quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong cảm súc,suy nghĩ (0,25 điểm). +Cái riêng “ Tôi”; Cái chung “ Ta”→ từ cá nhân “Tôi” đi đến với mọi người “Ta” để được hoà nhập ,dâng hiến.(1,0điểm). Câu 4: (2,5 điểm). – Giới thiệu hai tác phẩm (0,25 điểm). – Chỉ ra được các điểm chung. +Ước nguyện được cống hiến cho đời (0,5 điểm). + Sự cống hiến hoàn toàn tự nguyện ,âm thầm và lặng lẽ (0,5 điểm). +Là cống hiến những gì đẹp đẽ nhất cho đất nước (0,15 điểm). +Đây là lý tưởng của một thế hệ thanh niên thời bây giờ (0,25 điểm). – Cần đan xen ngắn ngọn những dẫn chứng trong từng tác phẩm để minh hoạ (0,5 điểm). Câu 5: (1,25 điểm). Tóm tắt văn bản tự sự giúp người nghe người đọc rễ nắm được nội dung chính của một câu truyện (0,5 điểm). – Các bước tóm tắt văn bản tự sự : (0,75 điểm). +Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản. +Xác định nội dung chính cần tóm tắt. +Xắp sếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý. +Viết thành văn bản tóm tắt. Câu 6 :(1,5 điểm). – Từ đồng âm lẫn từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng hoàn toàn khác xa nhau về nghĩa (0,5 điểm). –Từ nhiều nghĩa là những từ có mối liên hệ với nhau về nghĩa (0,5 điểm). –Lấy ví dụ (0,5 điểm). Câu 7: ( 1,25 điểm). 1.c (0,25 điểm) 2.b (0,25 điểm) 3.d (0,25 điểm) 4.a (0,25 điểm) 5.e (0,25 điểm) Câu 8: (9,0 điểm). 1.Đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận kết hợp với miêu tả và biểu cảm(1,0 điểm). 2.Nội dung: - Đánh giá ý kiến nhận xét về “bài thơ về tiểu đội xe không kính” (1,0điểm). – Phân tích được chất liệu hiện thực có trong bài thơ (3,0 điểm). - Phân tích được cảm hứng lãng mạn thế hiện trong bài thơ(2,0 điểm). –Khẳng định một lần nữa sự kết hợp giữâ chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn tạo nên vẻ đẹp cho bài thơ và hình ảnh những chiến sỹ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn (1,0 điểm). 3.Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần. Lời văn rõ ràng, câu từ chính xác không sai chính tả (1,0 điểm).

File đính kèm:

  • docThi HS gioi 9.doc
Giáo án liên quan