Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/3)

B. Chuẩn bị của giáo viên:

- GV: Giáo án, sgk, tư liệu về HCM, ảnh: nhà sàn.

- HS: Bài soạn, sưu tầm những mẫu chuyện kể về HCM, vở BT

C. Tiến trình các HĐDH:

(1) Khởi động:5'

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài soạn.

- Giới thiệu bài mới: HCM không chỉ là nhà yêu nước, nhà Cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới (được UNESCO phong tặng 1990). Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

(2) Đọc hiểu vb (40’)

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Vb PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) A. Mục tiêu bài dạy (sgv/3) B. Chuẩn bị của giáo viên: - GV: Giáo án, sgk, tư liệu về HCM, ảnh: nhà sàn. - HS: Bài soạn, sưu tầm những mẫu chuyện kể về HCM, vở BT C. Tiến trình các HĐDH: (1) Khởi động:5' - Ổn định - Kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài soạn. - Giới thiệu bài mới: HCM không chỉ là nhà yêu nước, nhà Cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới (được UNESCO phong tặng 1990). Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. (2) Đọc hiểu vb (40’) Hoạt động của GV – HS Nội dung bài giảng CH Vb trích từ bài viết nào? của ai? - Trích từ bài viết “Phong cách HCM cái vĩ đại, gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà, in trong tập “HCM và văn hóa VN”Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990. A. Tìm hiểu bài I. Tác giả, tác phẩm: CH Vb trên có phải là vb nhật dụng không? - Trong CT, ngữ văn THCS có nhiều vb nhật dụng viết về các chủ đề: Quyền sống của con người; bảo vệ hòa bình; chống chiến tranh; vấn đề sinh thái,…. - Bài “Phong cách HCM” là vb nhật dụng viết về chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Vb này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn mang ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ, việc học tập và rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực và thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là thế hệ trẻ. CH Vb trích có thể chia làm mấy phần? nêu ý nghĩa chính từng phần (2 phần). - … rất hiện đại. (Sự tếp thu tinh hoa văn hóa của HCM) - … Còn lại. (Nét đẹp trong lối sống của HCM. II. Kết cấu CH Nêu yêu cầu đọc vb? - Đọc chậm rãi, rõ ràng. Đọc GV: Đọc phần 1 HS: Đọc phần 2 Giải thích từ khó: Quan sát đoạn đầu vb, vốn trí thức, văn hóa nhân loại của HCM rất sâu rộng. Em hiểu ntn là tri thức văn hóa.? - Tri thức : Kiến thức - Văn hóa: Toàn bộ giá trị thuộc về vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. III. Phân tích (1) Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM. Hỏi: Vốn trí thức văn hóa của HCM sâu rộng ntn? Vì sao người lại có được vốn trí thức sâu rộng như vậy? Học sinh thảo luận: Trong cuộc sống hoạt động đầy gian nan vất vả, Chủ tịch HCM đã có dịp đi nhiều nơi , tiếp xúc với văn hóa nhiều nước , nhiều vùng trên thế giới, từ Tây -> sang Đông và Người hiểu biết sâu rộng nền văn hóa của các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ Để có vốn trí thức văn hóa sâu rộng ấy, bác Hồ đã: + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nga,… Vì đây là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới. + Người làm nhiều nghề khác nhau (nghế xúc tuyết, làm bồi, rửa ảnh,…) cốt qua lao động mà học hỏi. + Ý thức học tập của Người rất cao: Chính ý thức học tập đó đã giúp Người có vốn trí thức ở mức khá uyên thâm (uyên thâm -> rất sâu). GV chốt: Vốn trí thức văn hóa nhân loại HCM rất sâu rộng, để có vốn trí thức văn hóa ấy, Người đã không ngừng học tập và làm việc. -> Sâu rộng Chuyển ý Không ngừng học tập và làm việc với Bác là quan trọng, nhưng quan trọng hơn với Bác vẫn là học như thế nào? GV đọc: Đến đâu người cũng học… rất mới, rất hiện đại” GV hỏi: Sự tiếp thu trí thức văn hóa nhân loại ở HCT có chỗ nào độc đáo, mới lạ? - Người tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế tiêu cực. - Trên nền tảng dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng Quốc tế (Nói một cách văn chương: Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người. GV chốt - Như thế là Bác Hồ tiếp thu tri thức một cách có chọn lọc, trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. -> có chọn lọc Bình => Hòa nhập nhưng không hòa tan, là lối sống rất độc đáo của con người HCM. Chính sự kết hộp giữa xưa – nay; dân tộc - quốc tế; truyền thống - hiện đại; phương đông- phương tây; tinh hoa dân tộc – tinh hoa thế giới ấy tạo ra một nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại. => Nhân cách bình dị mới, VN hiện đại Hỏi: Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? - Tiếp xúc với văn hóa nhiều nước. - Học hỏi, chọn lọc trên cơ sở cái gốc dân tộc-> phong cách riêng. -> Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Hỏi: Trong đoạn trích, đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên. Hãy chứng minh điều đó? - “Có thể nói ít có vị lãnh đạo nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như HCM” GV chốt: Bằng cách lập luận chặt chẽ, kết hợp cả bình luận đoạn trích (phần 1) đã nêu được vốn tri thức, văn hóa sâu rộng của HCT, đồng thời cho ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách của HCM, đó là sự kết hợp hài hòa những phong cách khác nhau, thống nhất trong một con người HCM.

File đính kèm:

  • docTIET 1.doc