Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện môn thi: Lịch sử (có đáp án)

Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? (2 điểm)

Câu 2 Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em việc gia nhập ASEAN đã tạo cho Việt Nam thời cơ và thách thức như thế nào ? (4 điểm)

Câu 3: Hãy nêu những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ? (3 điểm)

Câu 4: Vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đầu thế kỉ XX đều bị thất bại ? (2 điểm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện môn thi: Lịch sử (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HUYỆN VĨNH HƯNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (không kể phát đề). Ngày thi: 16/03/2013 Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? (2 điểm) Câu 2 Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em việc gia nhập ASEAN đã tạo cho Việt Nam thời cơ và thách thức như thế nào ? (4 điểm) Câu 3: Hãy nêu những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789 ? (3 điểm) Câu 4: Vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đầu thế kỉ XX đều bị thất bại ? (2 điểm) Câu 5: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ? (3 điểm) Câu 6 : So sánh phong trào cách mạng 1930 -1931 với phong trào 1936-1939 ở các mặt sau: kẻ thù, nhiệm vụ, hình thức và phương pháp đấu tranh ? (3 điểm) Câu 7: Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 nhằm mục đích gì ? (3 điểm) ----HẾT---- HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN LỊCH SỬ 9 Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? (2 điểm) - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn. (1 điểm) - Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. (1 điểm) Câu 2 Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Theo em việc gia nhập ASEAN đã tạo cho Việt Nam thời cơ và thách thức như thế nào ? (4 điểm) - Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện. (1 điểm) - Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành viên lên 10 thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, l992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, l994). (0.5 điểm) Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. (0.5 điểm) * Thời cơ - Mở rộng thị trường, tiếp thu KH-KT tiên tiến, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển. Hợp tác giao lưu văn hoá, giáo dục... (0.5 điểm) - Tạo thuận lợi để VN hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới. Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…(0.5 điểm) * Thách thức - Sự chênh lệch về trình độ phát triển, Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập… (0.5 điểm) - Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Phi líp pin…). Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khi mở cửa hội nhập…ách thức(0.5 điểm) Câu 3: Hãy nêu những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771-1789? (3 điểm) - Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đất nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. (1 điểm) - Thắng lợi của phong trào lây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn : giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc…(1 điểm) - Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. (1 điểm) Câu 4 Vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đầu thế kỉ XX đều bị thất bại ?(2 điểm) - Thiếu một đường lối đúng đắn (0.5 điểm)Đến đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước mang tính chất dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi như các phong trào: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân….. Các đường lối này tuy có tiến bộ nhưng đã lỗi thời không còn phù hợp(0.5 điểm) - Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. (0.5 điểm) - Bị đế quốc Pháp và phong kiến tay sai đàn áp đẫm máu. (0.5 điểm) Câu 5: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam? (3 điểm) + Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập ĐCS Việt Nam tại Hương Cảng - TQ. (1 điểm) + Phê phán sự thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một ĐCS duy nhất. (1 điểm) + Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Đây được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. (0.5 điểm) + Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập ĐCS VN. (0.5 điểm) Câu 6 : So sánh phong trào cách mạng 1930 -1931 với phong trào 1936-1939 ở các mặt sau: kẻ thù, nhiệm vụ, hình thức đấu tranh? (3 điểm) Nội dung so sánh 1930 – 1931 1936 – 1939 Kẻ thù - Đế quốc, phong kiến (0.5 điểm) - Phản động Pháp và tay sai (0.5 điểm) Nhiệm vụ - Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. (0.5 điểm) - Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, phản động tay sai, đũi tự do, dõn chủ, cơm áo hòa bình (0.5 điểm) Hình thức và phương pháp đấu tranh - Bí mật, bất hợp pháp. - Bạo động vũ trang. (0.5 điểm) - Hợp pháp, công khai, nửa công khai. (0.5 điểm) Câu 7 : Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1945 và Tạm ước 14/9/1946 nhằm mục đích gì ? (3 điểm) - Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1945 nhằm mục đích: + Nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, loại trừ đươc một kẻ thù nguy hiểm. Tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi vì cùng một lúc phải chống nhiều kẻ thù (1 điểm) + Tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến sau này. (1 điểm) - Tạm ước 14/9: nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết chắc là không thể tránh khỏi. (1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap tinh mon su nam 2012.doc