I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm, 6 câu)
Đọc kỹ đoạn văn sau và chọn phương án đúng ghi vào bài làm.
“ Tinh thần yêu nước cũng như các hứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng vòng 3 trường THCS Bạch Liêu năm học: 2007- 2008 môn: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi khảo sát chất lượng vòng 3
Trường THCS Bạch Liêu - Năm học: 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 7- thời gian: 120 phút
I/ Phần trắc nghiệm (3 điểm, 6 câu)
Đọc kỹ đoạn văn sau và chọn phương án đúng ghi vào bài làm.
“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
Theo “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7 tâp 2).
Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm
2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Giới thiệu về tinh thần yêu nước của dân tộc
B. Trình bày ý kiến, quan điểm của tác giả về tinh thần yêu nước
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả về tinh thần yêu nước
D. Giới thiệu về công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
3. Nhận xét nào sau đây đúng với câu văn:
“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”
A. Là câu chủ động B. Là câu bị động
C. Là câu đặc biệt D. Là câu ghép
4. Câu văn: “Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” đã rút gọn thành phần chủ ngữ. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
5. Nghệ thuật lập luận nổi bật của đoạn văn trên là gì?
A. Giọng văn hùng hồn, đanh thép
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ
C. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dễ hiểu
D. Dẫn chứng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm
6. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn
B. Lý lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận
C. Cách trình bày lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn
D. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.
II/ phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn nêu giá trị nhân đạo của văn bản
“Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn
Câu 2. (5 điểm) Hãy làm rõ bản chất xấu xa của bọn thực dân dưới chế độ cũ ( Những năm đầu thế kỷ XX) qua văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc ( Ngữ văn 7, tập 2).
đáp án và biểu điểm
I/ trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đ. án
C
B
B
A
C
D
II/ tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu chung:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề đó là viết đoạn văn nêu giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay”
Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả
Cụ thể:
Đó là niềm thương cảm trước nỗi cơ cực của người dân (1 điểm)
Sự phẫn nộ trước thái độ vô trách nhiệm, mất hết nhân tính của bọn quan lại với sinh mệnh của người dân (1 điểm)
Câu 2. (5 điểm)
Yêu cầu: Viết đúng thể loại văn chứng minh
* Nội dung (mở bài: 0,5 điểm; thân bài: 3,5 điểm; kết bài: 0,5 điểm)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: bản chất xấu xa của bọn thực dân dưới chế độ cũ qua văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
Thân bài: Bản chất xấu xa của bọn thực dân được thể hiện trực tiếp thông qua nhân vật Va-ren. Cần chứng minh các ý sau:
+ Va-ren là kẻ giả nhân giả nghĩa (1 điểm)
+ Va-ren là kẻ phản bội lý tưởng (1 điểm)
+ Va-ren đã diễn những trò lố và chịu thất bại thảm hại khi đối diện với Phan Bội Châu (1,5 điểm)
Lưu ý: ở mỗi ý học sinh cần đưa ra dẫn chứng
Kết bài: Nhấn mạnh vấn đề cần chứng minh và nêu cảm nghĩ của bản thân
* Hình thức: Chữ đẹp, viết câu đúng, không mắc lối chính tả, lỗi ngữ pháp, diễn đạt lưu loát (0,5 điểm)
Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo, nêu được các dẫn chứng xác đáng, có lý lẽ khi phân tích dẫn chứng.
File đính kèm:
- phanson70.doc