Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy so sánh đặc trưng của hai thể loại văn học dân gian: truyền thuyết và cổ tích ( chủ yếu là cổ tích thần kỳ).
Câu 2 (3,0 điểm):
Hãy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống“ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Câu 3 (5, 0 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao sau:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát lần I năm học 2010 - 2011 môn : ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT MÊ LINH
———
ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN I NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN : NGỮ VĂN 10
(Thời gian : 180 phút không kể thời gian giao đề)
-----------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy so sánh đặc trưng của hai thể loại văn học dân gian: truyền thuyết và cổ tích ( chủ yếu là cổ tích thần kỳ).
Câu 2 (3,0 điểm):
Hãy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống“ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Câu 3 (5, 0 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao sau:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
----------Hết----------
( Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. )
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT MÊ LINH
____________________
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN : NGỮ VĂN 10
*****************
------------
_________________
_____________
________
-----------------------------------
I.Yêu cầu chung:
- Thí sinh nhận thức đúng các yêu cầu của đề thi. Bài làm có bố cục chặt chẽ. Hành văn trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng, không mắc các lỗi về dùng từ diễn đạt.
- Khi chấm bài, các giám khảo cần phát hiện và khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo, thể hiện được năng lực văn của thí sinh.
- Điểm của bài thi là tổng điẻm thí sinh đạt được trong ba câu, tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm cụ thể:
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Hãy so sánh đặc trưng của hai thể loại văn học dân gian: truyền thuyết và cổ tích ( chủ yếu là loại cổ tích thần kỳ).
1.1
Sự giống nhau:
- Đều là thể loại tự sự dân gian.
- Đều sử dụng yếu tố tưởng tượng, hoang đường thần kì
0,5đ
1.2
Sự khác nhau:
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn cổ tích thần kì kể về số phận cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định ( mồ côi, em út, bất hạnh…). Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.
- Truyền thuyết dùng yếu tố tưởng tượng hoang đường để ngợi ca, lí tưởng hoá nhân vật, sự kiện. Còn cổ tích dùng yếu tố tưởng tượng thần kì để biến ước mơ về lẽ công bằng thành hiện thực và góp phần làm nên chất lãng mạn cho câu chuyện.
1,5 đ
2
Hãy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống
“Tôn sư trọngđạo” của dân tộc ta.
2.1
Khẳng định “ Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
0,25
2.2
Giải thích: “Tôn sư trọng đạo” là gì?
- Tôn sư là yêu kính thầy. Thầy có thể là thầy dạy chữ, dạy lời hay lẽ phải hay là thầy dạy nghề…
- Trọng đạo là đề cao, xem trọng đạo lý, đạo đức làm người...
“Tôn sư trọng đạo” là tôn kính thầy và đề cao coi trọng đạo lí, đạo đức làm người (mà thầy là người đã dạy ta rất nhiều qua việc học hành chữ nghĩa, kiến thức, tu tâm dưỡng tính…)
0.5 đ
2.3
Vì sao phải “Tôn sư trọng đạo”?
- Phải tôn sư vì người thầy là người có vai trò to lớn trong sự trưởng thành, thành đạt của cá nhân mỗi người học trò nói riêng, của nền giáo dục toàn xã hội nói chung. Có thể nói không ai là không có ít nhất một người thầy trong đời.
- Phải trọng đạo vì đạo có vai trò to lớn đối với việc mở mang trí tuệ và tânm hồn mỗi người. Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình hoà thuận, xã hội yên ổn, đất nước hưng thịnh…
0,5 đ
2.4
Mỗi quan hệ giữa “tôn sư” và “trọng đạo”: mối quan hệ hai chiều mật thiết
- Muốn trọng đạo thì phải tôn sư vì đó là lòng biết ơn với người có công xây dựng nền tảng đạo lí.
- Thể hiện sự tôn sư cao nhất chính là trọng đạo. Kính thầy yêu thầy thì phải giữ cái đạo thầy dạy.
0,5 đ
2.5
Bình luận vấn đề:
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống , nét đẹp văn hoá của người Việt từ xưa. Trải qua các thời kì lịch sử truyền thống ấy vẫn được phát huy mạnh mẽ. Người thầy được đặt ở vị trí cao trong thứ bậc xã hội “Quân (vua) – Sư (thầy) – Phụ(cha)”.
( Minh chứng bằng chuyện thực lịch sử, tục ngữ, ca dao, châm ngôn…)
- Ngày nay truyền thống này được thể hiện như thế nào?:
+ Kế thừa, phát huy...như thế nào.
+ Phê phán một số hiện tượng không thể hiện sự “Tôn sư trọng đạo” hoặc không phù hợp.
(Yêu cầu có minh chứng).
1,0 đ
2.6
Một lần nữa khẳng định “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta (có thể liên hệ bản thân).
0,25đ
3
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài ca dao sau:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen…”
3.1
Giới thiệu bài ca dao: Đây là bài ca dao đặc sắc trong kho tàng ca dao Việt Nam cả về hình thức nghệ thuật và nội dung ý nghĩa.
0,5đ
3.2
Cảm nhận vẻ đẹp nghệ thuật của bài ca dao:
- Bài ca dao mở đầu bằng thủ pháp nghệ thuật so sánh thông qua ý hỏi tu từ. Hỏi “trong đầm gì đẹp bằng sen” hay là khẳng định trong đầm sen là đẹp nhất.
2,0 đ
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc ở hai câu tiếp theo đã làm hoa sen hiện lên với vẻ đẹp độc đáo.
+ Lối dẫn dắt, giới thiệu tự nhiên, tỉ mỉ từng chi tiết ( lá, cánh, nhị) kết hợp với biện pháp đổi vần ở câu thứ ba và sự hoán đổi vị trí các bộ phận được miêu tả theo chiều ngược lại.
+ Nghệ thuật điệp lặp các hình ảnh (nhị vàng, bông trắng, lá xanh) theo một chu trình đặc biệt cùng với sự kết hợp màu sắc hài hoà ( xanh, trắng, vàng).
+ Không gian, thời gian nghệ thuật:thoáng, rộng, vào mùa hè nắng vàng rực rỡ (đầm nước trong xanh dưới nắng vàng) càng làm nổi bật dáng vẻ, hương sắc của sen.
- Kết thúc bài ca dao là một câu trần thuật phủ định với ý diễn đạt tương phản “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”để càng khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của sen.
Bài ca dao đã kết hợp tài tình các biện pháp nghệ thuật ( nhịp
điệu, vần, cách miêu tả, cách sử dụng từ ngữ…) đã làm nổi bật vẻ đẹp của hoa sen.
3.3
Cảm nhận vẻ đẹp nội dung ý nghĩa của bài ca dao:
- Trước tiên bài ca dao mang ý nghĩa tả thực về loài hoa sen, một loài hoa mọc lên từ bùn,sống trong bùn nước nhưng sắc đẹp, hương thơm thanh khiết và rất thân thuộc hữu ích với con người.
- Bên cạnh đó bài ca dao còn có tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa nữa:
+ Trong bối cảnh xã hội phong kiến, sáng tạo bài ca dao là cách để người lao động bình dân khẳng định phẩm chất cao đẹp của mình trước giai cấp thống trị và cuộc sống đầy rẫy những xấu xa.
+ Ở góc độ cá nhân, hình tượng hoa sen trong bài ca dao là biểu trưng cho phẩm chất tâm hồn cao quí của ai đó khi họ muốn khẳng định mình trong cuộc sống.
+ Cao hơn nữa, ở qui mô lớn nhất, bài ca dao thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
(Yêu cầu có minh chứng)
2,0đ
3.4
Một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của bài ca dao: Bài ca dao có sự hài hoà giữa hình thức nghệ thuật với nội dung ý nghĩa, xứng đáng là hòn ngọc quí trong kho tàng thơ ca dân gian dân tộc.
0,5 đ
File đính kèm:
- DE KHAO SAT VAN 10.doc