Đề thi Olympic 30 - 4 Vật Lý 10 năm 2001

Bài 1:

Hai chiếc canô xuất phát đồng thời từ một cái phao neo chặt ở giữa một dòng sông rộng. Các canô chuyển động sao cho quỹ đạo của chúng là hai đường thẳng vuông góc nhau, canô A đi dọc theo bờ sông. Sau khi đi được cùng quãng đường L đối với phao, hai canô lập tức quay trở về phao. Cho biết độ lớn vận tốc của mỗi canô đối với nước luôn gấp n lần vận tốc u của dòng nước so với bờ. Gọi thời gian chuyển động đi và về của mỗi canô A và B lần lượt là tA và tB. Hãy xác định tỉ số tA/tB.

Bài 2:

Một nêm có tiết diện là tam giác ABC vuông tại A. Nêm chuyển động trên mặt phẳng ngang với gia tốc a không đổi. Hai vật nhỏ cùng khối lượng. cùng trượt xuống từ đỉnh A, dọc theo hai sườn AB và AC của nêm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic 30 - 4 Vật Lý 10 năm 2001, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Olympic 30-4 Vật Lý 10 năm 2001 Bài 1: Hai chiếc canô xuất phát đồng thời từ một cái phao neo chặt ở giữa một dòng sông rộng. Các canô chuyển động sao cho quỹ đạo của chúng là hai đường thẳng vuông góc nhau, canô A đi dọc theo bờ sông. Sau khi đi được cùng quãng đường L đối với phao, hai canô lập tức quay trở về phao. Cho biết độ lớn vận tốc của mỗi canô đối với nước luôn gấp n lần vận tốc u của dòng nước so với bờ. Gọi thời gian chuyển động đi và về của mỗi canô A và B lần lượt là tA và tB. Hãy xác định tỉ số tA/tB. Bài 2: A Một nêm có tiết diện là tam giác ABC vuông tại A. Nêm chuyển động trên mặt phẳng ngang với gia tốc a không đổi. Hai vật nhỏ cùng khối lượng. cùng trượt xuống từ đỉnh A, dọc theo hai sườn AB và AC của nêm. a C B Cho = a (a>450). Tìm độ lớn và hướng gia tốc a của nêm theo a để cả hai vật cùng xuất phát từ đỉnh với vận tốc ban đầu bằng không (đối với nêm) và trượt đến chân các mặt sườn trong các khoảng thời gian bằng nhau (bỏ qua mọi ma sát). Bài 3: Một thanh đồng chất AB khối lượng phân bố đều, trọng lượng P. Đầu A tựa lên sàn nằm ngang tại vị trí có một gờ thẳng đứng. Đầu B tựa lên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng a so với phương ngang. Khi cân bằng thanh hợp với phương ngang một góc b. Bỏ qua mọi ma sát. Xác định áp lực do thanh nén lên mặt ngang, mặt nghiêng và gờ thẳng đứng. B a A Bài 4: Một bán cầu tâm O bán kính R đặt cố định trên mặt phẳng ngang. Một vật nhỏ trượt xuống không vận tốc đầu từ đỉnh A của bán cầu. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản của không khí. Tìm biểu thức xác định vị trí a = cho biết tại M vật bắt đầu rời khỏi bán cầu. Khi xuống đến đất, vật va chạm tuyệt đối đàn hồi với mặt đất và nảy lên. Tính theo R độ cao tối đa vật đạt được (so với mặt đất) sau va chạm. Ghi chú: Trong va chạm tuyệt đối đàn hồi, vectơ vận tốc đập xuống và vectơ vận tốc nảy lên đối xứng nhau qua mặt phẳng va chạm. A M a O So sánh độ cao của vật tại A và độ cao cực đại sau va chạm. Vận dụng quan điểm về năng lượng để giải thích kết quả này. Bài 5: Một xi lanh đặt cố định nằm ngang. Xi lanh được chia làm hai phần bởi một Pittông. Phần xi lanh bên trái chứa 1 mol khí lý tưởng đơn nguyên tử . Phần bên phải của xi lanh là chân không, trong phần này có một lò xo gắn vào pittông và thành xi lanh. Ban đầu pittông được giữ ở vị trí lò xo không biến dạng, khi này khí có áp suất p1, nhiệt độ T1. Sau đó thả pittông nằm yên ở vị trí cân bằng. Tại vị trí này lực ma sát bằng không. Lúc đó khí có áp suất p2, nhiệt độ T2 còn thể tích tăng gấp đôi so với ban đầu. Cho biết xi lanh cách nhiệt với môi trường ngoài; nhiệt dung của xi lanh, pittông và lò xo là nhỏ, có thể bỏ qua. Hãy tính p2 và T2. Bài 6: a) Một trạm vũ trụ bay quanh trái đất trên quỹ đạo tròn có bán kính R=2R0 (R0=6400 km là bán kính trái đất), động cơ không hoạt động. Tính vận tốc v và chu kỳ T của trạm. Cho biết vận tốc vũ trụ cấp 1 của vật ở sát mặt đất là v0=7,9 km/s. Bỏ qua lực cản của không khí. b) Động cơ của trạm hoạt động trong một thời gian ngắn để tăng vận tốc của trạm lên đến giá trị v1. Khi này trạm chuyển sang quỹ đạo elip, khoảng cách đến tâm trái đất bé nhất là R1=R và lớn nhất là R2. Cho biết R2=2R1. Tính v1 và chu kỳ chuyển động của trạm trên quỹ đạo elip. Hướng dẫn: - Thế năng hấp dẫn của một vật m chuyển động quanh trái đất có dạng: ; M là khối lượng trái đất ; r là khoảng cách từ vật đến tâm trái đất. - Khi vật chuyển động quanh trái đất do lực hấp dẫn, bình phương chu kỳ quay tỉ lệ với lập phương bán kính (trong quỹ đạo tròn) hoặc với lập phương bán kính trục lớn (trong quỹ đạo elip). - Khi vật chuyển động, tia nối từ vật đến tâm trái đất sẽ quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. +++++++ Nguồn: Phan Van Hoai (viethall), ngày download: 16/12/2009 +++++++ @ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. @Quản trị: Trần Quốc Thành, GV Toán, THPT Chu Văn An, BMT Phone: 090 5 59 00 99, mail: ngoclinhson@gmail.com, Y!M: ngoclinhson @Keywords: thư viện giáo dục, lý luận, phương pháp, tổng hợp, bách khoa, quản lý, đào tạo, giáo dục, sư phạm, dạy học, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, toán học, toán, giải tích, hình học, đại số, download, giáo trình, đề tài, chuyên đề, tiểu luận, tin học, công nghệ thông tin, phần mềm, máy tính, sách, ebook, văn, thơ, Trần Quốc Thành, Ngọc Linh Sơn, ngoclinhson, tài liệu, tư liệu, bài giảng, giáo án, đề thi, kiểm tra, tự chọn, chủ đề, sáng kiến kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docL10.DeOlympic07.NLS.doc