Đề câu 1-2-3 Cho m gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thoát ra 2,24 lít hỗn hợp khí A gồm NO và N2 (ở đktc) , tỉ khối hơi của A đối với H2 bằng 14,3 ( cho H = 1 , N = 14
O = 16 , Cu = 64)
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học Đề số 1 (thời gian 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Tâm Bồi Dưỡng ĐỀ SỐ 1
ĐHSP Hà Nội (Thời gian 90 phút)
Đề câu 1-2-3 Cho m gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thoát ra 2,24 lít hỗn hợp khí A gồm NO và N2 (ở đktc) , tỉ khối hơi của A đối với H2 bằng 14,3 ( cho H = 1 , N = 14
O = 16 , Cu = 64)
Câu 1 : Phần trăm thể tích của NO và N2 là :
A : 30% , 70% B : 40% , 60% C : 25% , 75% D : 33,33% , 66,67%
Câu 2 : Khối lượng m của Cu là :
A : 6,4 g B : 12,8 g C : 9,6 g D : 25,28 g
Câu 3 : Khối lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là
A : 63,63g B : 60,48 g C : 49,77 g D : 10,71 g
Câu 4 : Cho các chất A (C4H10) , B (C4H9Cl) , C (C4H10O) , D (C4H11N) , có số đồng phân cấu tạo tương ứng là : 2 , 4 , 7 , 8 . Nguyên nhân gây ra sự tăng số lượng các đồng phân từ A đến D là do :
A : Độ âm điện khác nhau của các nguyên tử
B : Hoá trị của các nguyên tố thế tăng làm tăng thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử
C : Nguyên tử cacbon có thể tạo nhiều kiểu liên kết khác nhau
D : Khối lượng phân tử của các chất khác nhau
Câu 5 : Chọn nhóm từ thích hợp để điền vào chỗ (…) sau
Dung dịch chứa khoảng 40%...... trong nước được gọi là fomon hay fomalin
A : Thể tích axetandehit B : Khối lượng axetandehit
C : Thể tích metanal D : Khối lượng metanal
Câu 6 : Đun nóng một rượu X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp được một anken duy nhất
Công thức tổng quát của X là :
A : R-CH2OH B : CnH2n+1OH C : CnH2n+1CH2OH D : CnH2n+2O
Câu 7 : Quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 có lẫn tạp chất SiO2 và Fe2O3 , muốn làm sạch Al2O3 , trong công nghiệp có thể sử dụng hoá chất nào dưới đây ?
A : Dung dịch NaOH đặc và dung dịch HCl
B : Dung dịch NaOH đặc và khí CO2
C : Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4
D : Dung dịch NaOH đặc và dung dịch BaCl2
Câu 8 : Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được etanal (andehit axetic) và
Propan-2-on (axeton) ?
A : Dung dịch brom B : Dung dịch HCl
C : Dung dịch Na2CO3 D : H2 (Ni , t0)
Câu 9 : Phản ứng nung vôi :
CaCO3 (r) === CaO (r) + CO2 (k) AH > 0
Hằng số cân bằng Kp của phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ?
A : Áp suất của khí CO2 B : Khối lượng của CaCO3 và CaO
C : Chất xúc tác D : Tất cả đều sai
Câu 10 : Gọi tên hợp chất sau theo tên quốc tế ( danh pháp IUPAC)
(CH3)2C=CH-CH2-OH
A : 3-Metylbut-2-en-1-ol B : 2-Metylbut-2-en-4-ol
C : Pent-2-en-1-ol D : ancol isopent-2-en-1-ylic
Câu 11 : Chọn câu không đúng trong các câu sau
A : SO2 làm đỏ quì tẩm ướt B : SO2 làm mất màu nước brom
C : SO2 là chất khí màu vàng D : SO2 làm mất màu cánh hoa hồng
Câu 12 : Công thức tổng quát của hidrocacbon X bất kì có dạng CnH2n+2-2k (n nguyên , k > 0)
Kết luận nào dưới đây luôn đúng
A : k = 0 CnH2n+2 (n > 1) X là ankan
B : k = 1 CnH2n (n > 2) X là ankan hoặc xicloankan
C : k = 2 CnH2n-2 (n > 2) X là ankin hoặc ankadien
D : k = 4 CnH2n-6 (n > 6) X là aren
Câu 13 : Xét cân bằng sau :
2SO2 (k) + O2 (k) == 2SO3 (k) K1
SO2 (k) + 1/2 O2(k) == SO3 (k) K2
2 SO3 (k) == 2 SO2 (k) + O2(k) K3
Biểu thức liên hệ giữa chúng là :
A : K1 = K2 = K3 B : K1 = K2 = (K3)-1
C : K1 = 2K2 = (K3)-1 D : K1 = (K2)2 = (K3)-1
Câu 14 : Crackinh một đồng phân của pentan chi thu được metan và 2-metylpropen . Xác định tên đúng của đồng phân đã dùng (giả thiết sự cắt mạch diễn ra tuỳ ý và không có sự đồng phân hoá)
A : n-Pentan B : isopentan C : neo-pentan D : 2 đồng phân ở B và C
Câu 15 : Trong các phản ứng sau , phản ứng nào được dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ?
A : 4 FeS2 + 11 O2 2 Fe2O3 + 8 SO2
B : S + O2 SO2
C : 2 H2S + 3 O2 ---- 2 SO2 + 2 H2O
D : Na2SO3 + H2SO4 ---- Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 16 : Cho các ancol (rượu) sau : n- C4H9OH (1) , sec-C4H9OH (2) , iso- C4H9OH (3)
tert- C4H9OH (4) . Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) là
A : 1 , 2 , 3 , 4 B : 1 , 3 , 2 , 4
C : 4 , 3 , 2 , 1 D : 2 , 1 , 3 , 4
Đề câu 17-18-19 : Điện phân 200ml dung dịch AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M với cường độ dòng điện 9,65 A trong 10 phút , điện cực Pt .
Câu 17 : Khối lượng kim loại bám trên catot là :
A : 4,32g B : 5,6g C : 8,16g D : 4,96g
Câu 18: Thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) là :
A : 3,36 lít B : 1,12 lít C : 2,24 lít D : Tất cả đều sai
Câu 19 : Nồng độ mol/l của dung dịch sau điện phân là :
A : Cu(NO3)2 là 0,25M B : HNO3 0,3M ; Cu(NO3)2 0,02M
C : HNO3 0,3M D : HNO3 0,3M ; Cu(NO3)2 0,25M
C©u 20 : Ph¶n øng nµo sau ®©y kh«ng x¶y ra ?
Câu 21 : Gọi tên theo danh pháp IUPAC (tên quốc tế) của ancol sau
A : 1,3-dimetylbutan-1-ol B : 4,4-dimetylbutan-2-ol
C : 1,3,3-trimetylpropan-1-ol D : 4-metylpentan-2-ol
Câu 22 : Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (ts = 360C) ; hexan (ts = 690C) ; heptan
(ts = 980C) ; octan ( ts = 1260C) ; nonan ( ts = 1510C) . Có thể tách riêng các chất bằng cách nào dưới đây ?
A : Chưng cất lôi cuốn hơi nước B : Chưng cất phân đoạn
C : Chưng cất áp suất thấp D : Chưng cất thường
Câu 23 : Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa , lọc kết tủa , cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ? (cho C = 12 , O = 16 , Na = 23 , K = 39
Ba = 137)
A : 2,66 g B : 22,6 g C : 26,6 g D : 6,26 g
Câu 24 : Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp A gồm propylclorua và phenylclorua với dung dịch NaOH loãng ,vừa đủ , sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thì thu được 2,87 gam kết tủa . Khối lượng phenylclorua có trong hỗn hợp là ( cho H = 1 , C = 12 , Na = 23 , Ag = 108)
A : 1,00 g B : 1,57 g C : 2,00 g D : 2,57 g
Câu 25 : Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 loãng , dư . Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra , dung dịch thu được chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2 . Thành phần phần trăm số mol của Zn trong hỗn hợp ban đầu là (cho H = 1 , N= 14 ,
O =16 , Zn = 65)
A : 66,67% B : 33,33% C : 16,66% D : 93,34%
Câu 26 : Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren . Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với 100 ml dung dịch brom 0,15 M , cho tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 0,635 gam iot . Khối lượng polime tạo thành là ( cho H = 1 , C = 12 , Br = 80 ,
I = 127 )
A : 4,8 g B : 3,9 g C : 9,3 g D : 2,5 g
Câu 27 : Cho bình cầu A chứa đầy khí HCl , bình cầu B chứa đầy khí NH3 , thể tích bình A gấp 3 lần thể tích bình B . Cho từ từ nước vào các bình , thấy khí trong các bình tan hết . Sau đó trộn dung dịch trong 2 bình với nhau . Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau khi trộn là
A : 0,011M ; 0,012M B : 0,011M ; 0,011M
C : 0,11M ; 0,22 M D : 0,22 M ; 0,22 M
Câu 28 : Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol A đồng đẳng của nó . Cho 7,6 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư , thu được 1,68 lít H2 (ở đktc) . Mặt khác oxi hoá hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X bằng CuO đun nóng rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư tạo thành 21,6 gam kết tủa . Công thức cấu tạo của A là :
A : CH3-CH2-OH B : CH3-CH2-CH2-OH
C : CH3-CH(CH3)-OH D : CH3-(CH3)3-OH
Câu 29 : Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) . M là kim loại nào dưới đây ?
A : Zn B : Al C : Ca D : Mg
Câu 30 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol A và B no, đơn chức , kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít CO2(ở đktc) và 4,95 gam H2O . A và B lần lượt là :
A : CH3OH và C2H5OH B : C3H7OH và C4H9OH
C : C2H5OH và C3H7OH D : C4H9OH và C5H10OH
Câu 31 : Nung 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2 để phản ứng xảy ra hoàn toàn , hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (ởđktc) không bị hấp thụ . Biết khí O2 tan trong nước không đáng kể . Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là ( cho O = 16 , Na = 23 , Cu = 64)
A : 28,2 g B : 8,6 g C : 4,4 g D : 18,8 g
Câu 32 : Có bao nhiêu đồng phân andehit có công thức phân tử C5H10O ?
A : 3 B : 4 C : 5 D : 6
Câu 33 : Trong công nghiệp , người ta sản xuất HNO3 theo sơ đồ sau
NH3---- NO ---- NO2 ----HNO3
Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất HNO3 là 70% . Từ 22,4 m3 NH3 (ở đktc) sẽ thu được bao nhiêu kg HNO3
A : 20,05 kg B : 44,1 kg C : 63,0 kg D : 4,41 kg
Câu 34 : Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X cho CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích
V(CO2) : V(H2O) = 1,75 : 1 . Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được thể tích đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất . Ở nhiệt độ phòng X không làm mất màu nước brom nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng . X là chất nào dưới đây ?
A : Stiren B : Toluen C : Etylbenzen D : p- Xilen
Câu 35 : Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A , sục khí Cl2 dư vào dung dịch A . Kết thúc thi nghiệm cô cạn dung dịch rồi đun nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 58,5 gam muối khan ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn) . Khối lượng NaCl trong hỗn hợp X là ( cho Na = 23 , Cl = 35,5 ,
Br = 80 , I = 127)
A : 29,25g B : 58,5 g C : 17,55 g D : 23,4 g
Câu 36 : Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng , phân tử của chúng chỉ chứa một loại nhóm chức . Chia X thành 2 phần bằng nhau :
-Phần I : Đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và hơi H2O) lần lượt qua bình I đựng H2SO4 đặc , bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình I tăng 2,16 gam , ở bình II có 7 gam kết tủa
-Phần II : Cho tác dụng hết với Na dư thì thể tích H2 (ở đktc) thu được là bao nhiêu ?
A : 2,24 lít B : 0,224 lít C : 0,56 lít D : 1,12 lít
Câu 37 : Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và FeCO3 với số mol bằng nhau vào bình kín chứa không khí với lương gấp đôi lượng cần thiết để phản ứng với hỗn hợp A . Nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn , rồi đưa vè nhiệt dộ ban đầu (giả thiết thể tích chất rắn không đáng kể , dung tích bình không đổi , không khí chỉ gồm nitơ và oxi trong đó oxi chiếm 20% về thể tích . Áp suất khí trong bình trước và sau khi nung là
A : Ptrước = Psau B : Ptrước > Psau C : Ptrước < Psau D : Không xác định
Câu 38 : Chất hữu cơ X mạch hở , có đồng phân cis-trans , có công thức phân tử C4H8O . X làm mất màu dung dịch brom , tác dụng với Na giải phóng khí H2 . X có cấu tạo nào dướ đây ?
A : CH2=CH-CH2-CH2OH B : CH3-CH=CH-CH2OH
C : CH2=C(CH3)CH2OH D : (CH3)2C=CHOH
Câu 39 : Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào 100 ml dung dịch X chứa các ion : NH4+ , SO42- , NO3- rồi tiến hành đun nóng thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít khí duy nhất (ở đktc) . Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là
A : 1 M và 1M B : 2M và 2M C : 1M và 2M D : 3M và 2M
Câu 40 : Hỗn hợp X gồm một số hidrocacbon liên tiếp trong cùng một dãy đồng đẳng có
M = 64 . Ở 1000C hỗn hợp này ở thể khí , còn khi làm lạnh đến nhiệt độ phòng thì một số chất trong đó bị ngưng tụ . Các chất ở trạng thái khí có M = 54 , các chất ở trạng thái lỏng có M = 74 . Tổng khối lượng phân tử của các chất trong hỗn hợp đầu bằng 252 . Khối lượng mol phân tử của chất nặng nhất trong hỗn hợp này gấp đôi so với chất nhẹ nhất . Công thức phân tử của chất đầu và chất cuối trong hỗn hợp các đồng đẳng trên là
A : C3H6 và C6H12 B : C2H4 và C4H8
C : C4H8 và C8H16 D : Tất cả đều sai
Câu 41 : Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng , dư thu được 0,448 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) . Giá trị của m là
A : 1,12g B : 11,2 g C : 0,56 g D : 5,6 g
Câu 42 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime X ( tạo thành do đồng trùng hợp
2,3-dimetylbuta-1,3-dien với acrilonitrin CH2=CH-CN) với một lượng oxi vừa đủ thấy tạo thành một hỗn hợp khí ở nhiệt độvà áp suất xác định chứa 57,69% CO2 về thể tích . Tỉ lẹ mol giữa 2 monome là :
A : 1 : 2 B : 2 : 3 C : 3 : 2 D : 3 : 5
Câu 43 : Hoà tan 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí
(ở đktc) và dung dịch X . Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A : 55,5 g B : 91,0 g C : 90,0 g D : 71,0 g
Câu 44 : Khi cho isopentan tác dụng với khí Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số molcó ánh sáng khuếch tán . Số sản phẩm thu được là :
A : 1 B : 2 C : 3 D : 4
Câu 45 : Cho cân bằng : 2NO2 (màu nâu) === N2O4 (không màu) AH = -58,04kJ
Nhúng bình vào nước đá thì
A : Hỗn hợp giữ nguyên màu như ban đầu
B : Màu nâu đậm dần
C : Màu nâu nhạt dần
D : Hỗn hợp chuyển sang màu xanh
Câu 46: Crackinh 560 lít C4H10 (ở đktc) xảy ra phản ứng
Thu được hỗn hợp khí X có thể tích 1010 l ít(đktc) . Thể tích C4H10 chưa bị crackinh là
A : 55 lít B : 60 lit C : 80 lit D : 110 lit
Câu 47 : Trộn 0,54 gam bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO , rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí một thời gian , thu được hỗn hợp rắn A . Hoà tan A trong dung dịch HNO3 đặc , nóng , dư ,thì thu được thể tích khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ) ở đktc là
A : 0.672 lít B : 0,896 lít C : 1,12 lít D : 1,344 lít
Câu 48 : Một chất hữu cơ X chứa 38,71% cacbon về khối lượng . Đốt cháy X tạo thành CO2 và H2O . Khi cho 0,01 mol X tác dụng với Na dư thu được thể tích khí H2 bằng thể tích khí đó khi điều chế bằng phương pháp điện phân H2O với điện lượng tiêu thụ 2412C với hiệu suất 80% . Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A : C3H5(OH)3 B : HO-CH2CHO
C : C2H4(OH)2 D : Kết quả khác
Câu 49 : Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất , nặng 4,784 gam , khí ra khói ống sứ được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư , thu được 9,062 gam kết tủa . Thành phần % khối lượng FeO và Fe2O3 trong A lần lượt là :
A : 13,04% và 86,96% B : 86,96% và 13,04%
C : 31,03% và 68,97% D : 68,97% và 31,03%
File đính kèm:
- De Thi Thu Dai Hoc Nam 2008.doc