Câu I : (3 điểm)
Công nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng của đất nớc. Anh (Chị) hãy :
a. Phân tích những chuyển biến của cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp nước ta .
b. Nêu các phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp.
Câu II: (3,5 điểm) Trung du miền núi phía bắc nước ta có những thế mạnh to lớn để phát triển kinh tế xã hội. Anh (chị) hãy:
a. Kể tên các tỉnh biên giới của vùng Trung du miền núi phía bắc.
b. Phân tích các nguồn lực để phát triển cây công nghiệp, cây dợc liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng.
c. Để khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó cần có những giải pháp nào?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học khối C môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trờng THPT Sơn Tây Đề thi thử đại học khối C
Môn Địa lí
Thời gian 180 phút không kể thời gian giao đề
------------------------------------------------
Câu I : (3 điểm)
Công nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng của đất nớc. Anh (Chị) hãy :
Phân tích những chuyển biến của cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp nước ta .
Nêu các phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp.
Câu II: (3,5 điểm) Trung du miền núi phía bắc nước ta có những thế mạnh to lớn để phát triển kinh tế xã hội. Anh (chị) hãy:
Kể tên các tỉnh biên giới của vùng Trung du miền núi phía bắc.
Phân tích các nguồn lực để phát triển cây công nghiệp, cây dợc liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng.
Để khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó cần có những giải pháp nào?
Câu III (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây :
Tỉ lệ xuất nhập khẩu và giá trị nhập khẩu của nước ta
năm 2000 và 2004
Năm
Tỉ lệ xuất
nhập khẩu (%)
Giá trị nhập khẩu
(tỉ đô la)
2000
92,9
15,6
2004
82,7
32
Tính giá trị xuất khẩu và tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta năm 2000 và 2004.
Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta năm 2000 và 2004.
Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời gian nói trên.
-------------------Hết--------------------
Đáp án và thang điểm đề thi thử đại học trường THPT Sơn Tây
Câu
ý
Nội dung
Điểm
I
a
a.1
a.2
b
b.1
b.2
Phân tích những chuyển biến của cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ
Chuyển biến cơ cấu ngành
* Chuyển biến cơ cấu giữa hai nhóm A và B
-Trong những năm cuối thập kỉ 80 cơ cấu ngành CN nước ta chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của các ngành CN nhóm B giảm tỉ trọng của các ngành CN nhóm A để thực hiện 3 chương trình KT lớn
-Từ đầu thập niên 90 trở lại đây CN nhóm A tăng dần tỉ trọng để thực hiện công cuộc CN hoá hiện đại hoá đất nước
-Tuy nhiên CN nhóm B vẫn luôn chiếm ưu thế.
*Cơ cấu sản phẩm CN cũng có nhiều thay đổi
-Khoảng 30% số sản phẩm CN không được tiếp tục sản xuất do thị trường không có nhu cầu hoặc không cạnh tranh được với hàng nước ngoài
-Ngược lại hàng loạt các sản phẩm mới ra đời do đáp ứng được nhu cầu thị trường hoặc có chất lượng cao.
* Trong cơ cấu ngành CN nổi lên các ngành trọng điểm
- Khái niệm ngành trọng điểm: Là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả KT cao và có tác động mạnh đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác
- Các ngành trọng điểm của nước ta hiện nay là : CN chế biếnNLT sản, CN sx hàng tiêu dùng, CN cơ khí và điện tử, CN điện, CN hoá chất và VLXD, CN dầu khí .
Chuyển biến về cơ cấu lãnh thổ CN
* Trước cách mạnh tháng Tám CN nước ta nhỏ bé lại phân bố không đều ngày nay đã hình thành nhiều cụm CN trung tâm CN mới có sự chuyên môn hoá, liên hợp hoá trong một hệ thống CN khá hoàn chỉnh và ngày càng trở nên hợp lí.
*Về cơ cấu giá trị sản lượng CN
-Từ năm 1975 đến đầu thập niên 90 giá trị sản lượng CN thay đổi theo xu hướng tăng tỉ trọng của khu vực phía nam và giảm tỉ trọng của khu vực phía bắc trong cơ cấu giá trị sản lượng CN toàn quốc.
-Từ đầu thập niên 90 trở lại đây do sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ tỉ trọng khu vực phía bắc đang tăng dần
* Trong sự phân hoá lãnh thổ CN của cả nước nổi lên một số trung tâm CN có ý nghĩa hàng đầu tiêu biểu là HN và TPHCM
-Hà Nội + Là trung tâm CN lớn thứ hai của cả nước
+Có cơ cấu CN đa dạng gồm các ngành Cơ khí điện tử LTTP...
+ Nguyên nhân do HN có nhiều điều kiện thuận lợi về VTĐL, cơ sở hạ tầng, nhân lực ...
- TP HCM + Là trung tâm CN lớn nhất cả nước .Có cơ cấu ngành hoàn chỉnh gồm các ngành dệt, may, hoá chất điện tử... Do có nhiều điều kiện thuận lợi
Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ CN
Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành
- Xây dựng cơ cấu ngành CN tương đối linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước và thích ứng với tình hình kinh tế thế giới .
- Đẩy mạnh việc PT các ngành CN chế biến CN sản xuất hàng tiêu dùng, tập chung sức cho CN khai thác và chế biến dầu khí, đưa CN điện năng đi trước một bước. Các ngành khác sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phương hướng hoàn thiện cơ cấu lãnh thổ
-Cải tạo và mở rộng các trung tâm CN hiện có
-Xây dựng các trung tâm mới trên cơ sửo sử dụng hợp lí các nguồn lực của từ vùng và của cả nước, đồng thời chú ý đúng mức tới vấn đề thị trường
2.0 đ
1 đ
0,5 đ
0,25
0,25
1 đ
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
II
a
b.
b.1
b.2
c.
Kể tên các tỉnh biên giới của vùng trung du miền núi phía bắc
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La
Phân tích các nguồn lực để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng
Nguồn lực tự nhiên
* Đất feralit trên đá phiến đá vôi và các đá mẹ khác ngoài ra còn có đất phù xa cổ ở trung du thích hợp với nhiều loại cây CN cây dược liệu, rau quả
* Khí hậu NĐ ẩm GM có một mùa đông lạnh lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đhình
-Vùng núi và trung du đông bắc địa hình tuy không cao nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta
- Vùng núi tây bắc tuy chịu ảnh yếu hơn của gió mùa đông bắc nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh
Do vậy Trung du và miền núi phía bắc có thế mạnh đặc biệt để PT các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
*Khó khăn -Đất đai vùng núi dễ bị xói mòn rửa trôi .Khu đông bắc thời tiết hay nhiễu động . Khu Tây bắc thiếu nước vào mùa đông
Nguồn lực kinh tế xã hội
-Dân cư và lao động ở vùng trung du khá dồi dào. Mật độ dân số ở trung du từ 100-300 người/ Km2. ở vùng núi dân cư thưa hơn nhưng dân có truyền thống và kinh nghiệm trong SX Cây CN cây dược liệu rau quả cận nhiệt và ôn đới
-Cơ sở vật chất kĩ thuật khá PT ở trung du đã xây dựng được một số nhà máy chế biến
-Thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn Thị trường trong nước đang tăng về nhu cầu thị trường xuất khẩu cũng mở rộng
- Chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội vùng núi cũng tạo thuận lợi cho việc PT tiềm năng này của vùng
-Khó khăn :Cơ sở hạ tầng chưa PT nên giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng còn gặp khó khăn. Mạng lưới cơ sở CN chế biến nông sản (nguyên liệu cây CN) chưa tương xứng với thế mạnh của vùng. Tiêu thụ hàng hoá không thuận lợi ....
Giải pháp để khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó
-Phát triển thuỷ lợi giải quyết nước tưới trong mùa khô
-Phát triển các vùng chuyên canh cso gắn với CN chế biến
-Đầu tư theo chiều sâu để nâng cao năng xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
-Xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vạn tải để tạo điầu kiện cho vùng dễ dàng trao đổi hàng hoá với các vùng khác
0,75
2 đ
1 đ
0,25
0,5
0,25
1 đ
0,75
III
a
b.
c.
Tính Giá trị xuất khẩu và tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta năm 2000 và 2004
-Nêu cách tính và lập bảng kết quả
Năm
Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)
Tổng giá trị XNK (Tỉ USD)
2000
14,5
30,1
2004
26,5
58,5
Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta năm 2000 và 2004
Yêu cầu :Sử lí số liệu(0,25 đ) , tính bán kính(0,25 đ), đặt bán kính, vẽ đẹp và chính xác, có tên biểu đồ và chú giải đúng (1 đ)
Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta trong thời kì nói trên
*Nhận xét
-Sự thay đổi qui mô
+Tổng giá trị xuất nhập khẩu giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng nhưng tốc độ tăng không giống nhau.
+Tăng nhanh nhất là giá trị nhập khẩu (2,05 lần) Thứ hai là tổng giá trị xuất nhập khẩu(1,94lần) và tăng chậm nhất là giá trị xuất khẩu nhưng cũng tăng 1,8 lần
-Sự thay đổi cơ cấu
+Tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng lên (tăng 2,9%)
+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm tương ứng
+ Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu và mức độ nhập siêu có xu hướng tăng
* Giải thích
-Qui mô xuất nhập khẩu nước ta tăng nhanh là do nước ta thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới. Nền kinh tế trong nước phát triển
-Cán cân xuất nhập khẩu luôn trong tình trạng nhập siêu và nhập siêu có xu hướng tăng do nhu cầu nhập nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong khi đó hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản, hàng tiêu dùng, khoáng sản thô giá rẻ
0,5 đ
1,5 đ
1,5 đ
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
File đính kèm:
- Thi thu dai hoc.doc