I- Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điền tên tác giả (Kim Lân, Nguyễn Quang Sáng, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thành Long) phù hợp với các thông tin sau:
1.Là cây bút chuyên về truyện ngắn,trong chiến tranh chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
2.Là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
3.Là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút ký.
4.Bắt đầu viết văn từ sau năm 1954 với nhiều thể loại nhưng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
Câu 2: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới bằng cách (khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008 môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục bỉm sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường thcs xi măng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề A
đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008
Môn ngữ văn ( Thời gian 120 phút)
Họ và tên :.......................................
Lớp :...............................................
Điểm bài thi
Đề bài:
I- Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điền tên tác giả (Kim Lân, Nguyễn Quang Sáng, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thành Long) phù hợp với các thông tin sau:
1.Là cây bút chuyên về truyện ngắn,trong chiến tranh chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn................................
2.Là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân............................................................
3.Là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút ký..............................................
4.Bắt đầu viết văn từ sau năm 1954 với nhiều thể loại nhưng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình..........................................................................................................
Câu 2: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới bằng cách (khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Câu hỏi:
a, Những hình ảnh “con chim”, “cành hoa”,“nốt trầm xao xuyến” cùng có chung một ý nghĩa biểu tượng gì?
A- Là những gì tươi đẹp, có ích cho cuộc đời.
B- Là những gì bình dị ,nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời.
C- Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời.
b,Điều tâm niệm của nhà thơ thể hiện rõ nét qua khổ thơ trên là gì?
A- Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp.
B- Niềm khao khát được làm những gì thật sự lớn lao có ích cho đất nước.
C- Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Câu3: Tìm hiểu nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc?Nghĩa nào là nghĩa chuyển?
a, Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
b, Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non .....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Câu 4: Điền Đ (đúng) S (sai) vào ô trống
A. Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ sự gần gũi , tương đồng về hoàn cảnh xuất thân từ những làng quê nghèo khó của những người lính cách mạng.
B. Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn từ việc cùng chung mục đích, cùng chung nhiệm vụ cách mạng: chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
C. Tình đồng chí đồng đội nảy sinh vì cùng có chung những suy nghĩ băn khoăn của gia đình, quê hương.
D. Tình đồng chí đồng đội nảy nở và gắn bó keo sơn từ trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
Câu 5: Tìm và gạch chân khởi ngữ trong các câu sau:
a, Giàu thì tôi cũng giàu rồi.
b, Nghị Hách nghĩ mãi mới đáp: - Điều ấy tôi chưa quyết định
c, Còn chị, chị công tác ở đây à?
Câu 6: Từ nào là từ Hán Việt ?(Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng)
A.Thiên nhiên. C. Chân trời.
B. Đầy đặn. D. Ngấn bể.
II- Phần tự luận:
Câu1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụngvà giá trị nghệ thuật của nó trong đoạn thơ sau:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi! Lượm ơi...
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi. ( Lượm -Tố Hữu)
Câu2: Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
Câu3: Phân tích bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh
Phòng Giáo dục bỉm sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường thcs xi măng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề B
đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008 Môn ngữ văn ( Thời gian 120 phút)
Họ và tên :...............................................
Lớp :........................................................
Điểm bài thi
Đề bài:
I- Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điền tên tác giả (Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Chính Hữu) phù hợp với các thông tin sau:
1.Là người viết nhiều, viết hay về những con người cuộc sống ở nông thôn và về mùa thu..........................................
2.Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu........................................................
3.Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời ký chống Mỹ cứu nước............................
4.Là nhà thơ thường viết về đề tài người lính và chiến tranh................
Câu 2: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Yêu cầu:
a) Hai nhà thơ Thanh Hải và Nguyễn Du đã gặp nhau ở điểm nào khi tả cảch mùa xuân? (Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em chọn).
A- Đều tả không gian cao rộng, sắc màu tươi sáng của mùa xuân.
B- Đều tả âm thanh rộn rã, xôn xao của mùa xuân.
C- Đều tả hương vị của thiên nhiên mùa xuân.
b) Tuy nhiên, hai nhà thơ Thanh Hải và Nguyễn Du khác nhau ở điểm nào khi tả mùa xuân?
A- Thanh Hải tả thực, còn Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ.
B -Thanh Hải bộc lộ cảm xúc trực tiếp, còn Nguyễn Du tả cảnh vật một cách khách quan.
C- Hai nhà thơ khác nhau ở cả hai điểm trên.
Câu 3:Tìm hiểu nghĩa của chân trong các câu sau, nghĩa nào là nghĩa đen ? nghĩa nào là nghĩa bóng ?
a, Chú bé loắt choắt b, Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Cái xắc xinh xinh Mặt trời chân lí chói qua
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Câu 4: Điền Đ ( đúng) S (sai) vào ô trống
A. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm được chia làm ba đoạn, mỗi đoạn mở đầu bằng lời ru trực tiếp của người mẹ và kết thúc cũng bằng lời ru trực tiếp của người mẹ.
B. Bài thơ được chia làm ba đoạn, mỗi đoạn được bắt đầu bằng 2 câu “Em Cu Tai....đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ.
C. Bài thơ được chia làm sáu đoạn, mỗi đoạn bắt đầu bằng 2 câu
“Em Cu Tai.....đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ.
Câu 5: Gạch chân các thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phân gì?
a, Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa....................................................
b, Truyện Kiều - kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du, đã chiếm được nhiều cảm tình của bạn đọc. ................................................................................
c, Này, cậu có vào Thanh Hoá chơi không đấy?........................................
d,Tôi khó mà tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như tôi, tôi thấy tức thay cho chúng........................................................................
Câu 6: Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán Việt ?
A- Xanh thắm C- Tẻ nhạt
B - Đục ngầu D- Cống hiến
II- Phần tự luận:
Câu1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và giá trị nghệ thuật của nó trong câu thơ sau:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”(Viếng lăng Bác-Viễn Phương)
Câu2: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và Truyện ngắn “Chiếc Lược ngà”
Câu3: Phân tích bài thơ “ ánh trăng” của Nguyễn Duy
Phòng Giáo dục bỉm sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường thcs xi măng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề B
đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008 Môn Toán ( Thời gian 120 phút)
Họ và tên :...............................................
Lớp :........................................................
Điểm bài thi
Đề Bài:
Câu1 (1điểm):Giải các hệ phương trình và phương trình:
3x+y=3
a. 5x+3y= 1 b.
Câu 2(1,5điểm): Cho hàm số y=(m-2) x2
a.Tìm m biết đồ thị hàm số đi qua A(2; 4)
b. Với m tìm được ở câu a hàm số có đồ thị là (p)hãy:
1. Chứng tỏ đường thẳng(d) y=2x-1 tiếp xúc với parabol(p) tìm tọa độ tiếp điểm và vẽ (d),(p)trên cùng hệ trục tọa độ.
2.Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số(p) trên đoạn
Câu3(1,5điểm) Cho phương trình : x2+(2m-5)x-n=0 (x là ẩn )
Giải phương trình với m=1 , n=4.
b.Cho m=4 tìm giá trị của n để phương trình có hai nghiệm cùng dấu.
c.Cho m=5 tìm n nguyên nhỏ nhất để phương trình có nghiệm dương.
Câu 4(3điểm): Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm (0).Trên cung nhỏ AB lấy điểm M. Trên dây MC lấy điểm N Sao cho MB=CN.
a. Chứng minh:Tam giác AMN đều .
b.Kẻ đường kính BD của đường tròn (0).Chứng minh MD là trung trục của AN
c.Tiếp tuyến kẻ từ D với đường tròn (0) cắt tia BA và tia MC lần lượt tại I và K tính tổng : .
Câu 5(2điểm): Một mặt phẳng chứa trục 00/ của hình trụ .Phần mặt phẳng nằm trong hình trụ là hình chữ nhật có chiều dài 6cm và chiều rộng 3cm.Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ.
Câu6(1điểm):Tìm số tự nhiên x để : x2+6x+2008 là bình phương của số tự nhiên.
Phòng Giáo dục bỉm sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường thcs xi măng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề A
đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008 Môn Toán ( Thời gian 120 phút)
Họ và tên :...................................
Lớp :............................................
Điểm bài thi
Đề Bài:
Câu1 (1điểm):Giải các hệ phương trình và phương trình:
x+3y=5
a. 3x+5y=7 b.
Câu 2(1,5điểm): Cho hàm số y=(m-1)x2
a.Tìm m biết đồ thị hàm số đi qua A(-1;1)
b. Với m tìm được ở câu a hàm số có đồ thị là (p)hãy:
1. Chứng tỏ đường thẳng(d) y=4x- 4 tiếp xúc với parabol(p) tìm tọa độ tiếp điểm rồi vẽ(d)và(p)trên cùng hệ trục tọa độ.
2.Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn
Câu3(1,5điểm) Cho phương trình : x2+(2a-5)x-b =0 (x là ẩn )
a.Giải phương trình với a=3 , b=2.
b.Cho a=5 tìm giá trị của b để phương trình có hai nghiệm cùng dấu .
c.Cho a=6 tìm b nguyên nhỏ nhất để phương trình có nghiệm dương.
Câu 4(3điểm): Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm (0).Trên cung nhỏ AC lấy điểm M. Trên dây MB lấy điểm N Sao cho MC=BN.
a. Chứng minh:Tam giác AMN đều .
b. Kẻ đường kính CD của đường tròn (0).Chứng minh DANcân. . c. Tiếp tuyến kẻ từ D với đường tròn (0) cắt tia CA và tia MB lần lượt tại I và K Chứng minh tứ giác ABKI nội tiếp.
Câu 5(2điểm): Một mặt phẳng chứa trục 00/ của hình trụ .Phần mặt phẳng nằm trong hình trụ là hình chữ nhật có chiều dài 5cm và chiều rộng 3cm.Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ.
Câu6(1điểm):Tìm số tự nhiên x để : x2+4x+2003 là bình phương của số tự nhiên.
Phòng Giáo dục bỉm sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường thcs xi măng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề A
đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008 Môn: Vật Lý ( Thời gian 60 phút)
Họ và tên :...................................
Lớp :............................................
Điểm bài thi
Đề bài:
Câu1: (3,0 điểm)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính
của một thấu kính phân kỳ như hình vẽ 1.
Vẽ ảnh A’B’ của AB và trình bày cách vẽ.
F
B
A
F’
Hình vẽ 1
0
Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’.
Câu2: (2,0 điểm)
Khung dây ABCD có dòng điện đặt trong từ trường
của nam châm như hình vẽ2.
B
I
D
A
C
0
0’
S
N
a. Hiện tượng gì xảy ra với khung dây?
b. Giải thích hiện tượng trên?
Hình vẽ 2
N(-)
A
M(+)
R1
R2
Câu3: (5,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ 3
Hình vẽ 3
Trong đó R1= 5W ; R2 = 10W. Hiệu điện thế
trên đoạn mạch điện MN luôn không đổi. Điện trở Ampe kế và các dây nối không đáng kể.
Ampe kế chỉ 0,8A. Hãy tính hiệu điện thế của mỗi điện trở và của đoạn mạch MN.
b. Với mỗi điện trở hãy tính :
- Công suất tiêu thụ.
- Nhiệt lượng toả ra trong thời gian 5 phút.
c. Mắc thêm vào mạch điện một bóng đèn song song với điện trở R2 đèn sáng bình thường và ampekế chỉ 1,2A. Hãy xác định loại bóng đèn đó ? và tính hiệu xuất sử dụng của mạch điện thắp sáng đèn? ( Bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ)
Phòng Giáo dục bỉm sơn cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường thcs xi măng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề B
đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008 Môn: Vật Lý ( Thời gian 60 phút)
Họ và tên :...................................
Lớp :............................................
Điểm bài thi
Đề bài:
Câu1: (3,0 điểm)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính
0
F’
A
của một thấu kính phân kỳ như hình vẽ 1.
Nêu cách vẽ và vẽ ảnh A’B’ của vật AB.
Nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’.
F
B
A
F’
Hình vẽ 1
0
Câu2: (2,0 điểm)
Khung dây ABCD có dòng điện đặt trong từ trường
B
I
D
A
C
0
0’
N
S
của nam châm như hình vẽ2.
a. Hiện tượng gì xảy ra với khung dây?
b. Giải thích hhiện tượng trên?
Hình vẽ 2
A
M(+)
R1
R2
N(-)
Câu3: (5,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ 3
Hình vẽ 3
Trong đó R1 = 10W ; R2 = 20W. Hiệu điện thế
trên đoạn mạch điện MN không đổi. Điện trở
Ampe kế và các dây nối không đáng kể.
Hãy tính hiệu điện thế của mỗi điện trở và của đoạn mạch MN. Biết Ampe kế chỉ 0,8A
b. Với mỗi điện trở hãy tính :
- Công suất tiêu thụ.
Nhiệt lượng toả ra trong thời gian 3 phút.
c. Mắc thêm vào mạch điện một bóng đèn song song với điện trở R1 đèn sáng bình thường và ampekế chỉ 1A. Hãy xác định loại bóng đèn đó ? và tính hiệu xuất sử dụng của mạch điện thắp sáng đèn? ( Bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ).
File đính kèm:
- De thi thu vao lop 10.doc