Câu 1: (2,0 điểm)
1. Dẫn một luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 nung nóng, các oxit trong hỗn hợp có cùng số mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B. Cho hỗn hợp B vào nước dư thu được dung dịch C và hỗn hợp rắn D. Cho D và dung dịch AgNO3 (có số mol AgNO3 bằng 5 lần số mol mỗi oxit trong hỗn hợp đầu), thu được dung dịch E và chất rắn F. Sục hỗn hợp khí A vào dung dịch C được dung dịch G và kết tủa H. Xác định thành phần của A, B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình hoá học cho các phản ứng xảy ra.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên hoá năm 2006 môn thi : hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường đại học sư phạm hà nội
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên hoá năm 2006
Môn thi : hoá học
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Dẫn một luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 nung nóng, các oxit trong hỗn hợp có cùng số mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B. Cho hỗn hợp B vào nước dư thu được dung dịch C và hỗn hợp rắn D. Cho D và dung dịch AgNO3 (có số mol AgNO3 bằng 5 lần số mol mỗi oxit trong hỗn hợp đầu), thu được dung dịch E và chất rắn F. Sục hỗn hợp khí A vào dung dịch C được dung dịch G và kết tủa H. Xác định thành phần của A, B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình hoá học cho các phản ứng xảy ra.
2. Chỉ dùng thêm quì tím để phân biệt các dung dịch sau chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt : H2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2, BaCl2, HCl
Câu 2 : (2,0 điểm)
1. Trộn 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E
a/ Viết phương trình phản ứng. Tính lượng D và E
b/ Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi trộn và xảy ra phản ứng)
2. Hoà tan a gam hợp chất hữu cơ B chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức vào benzen thu được hỗn hợp A, cho hỗn hợp A tác dụng với Na dư thu được số mol khí H2 bằng số mol B đem hoà tan. Xác định công thức phân tử và các công thức cấu tạo của B. Biết B có tỉ khối hơi so với H2 là 45.
Câu 3 : (2,0 điểm)
1. Thay các chữ cái A, B, C,... bằng các công thức hoá học thích hợp để hoàn thành sơ đồ biến đổi hoá học sau và viết các phương trình hoá học thực hiện biến đổi đó: (ghi rõ điều kiện phản ứng).
A B C2H5OH C
(3) (6)
(4) (7) D (8)
2. Có 3 hợp chất hữu cơ A, B, D chứa C, H, O đều có khối lượng phân tử là 46. Chỉ có A, B tác dụng với Na giải phóng khí X, B tác dụng với NaHCO3 giải phóng khí Y. Xác định công thức cấu tạo của A, B, D và viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 4 : (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam hỗn hợp ba chất hữu cơ đều có thành phần C, H, O. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,76 gam nước. Mặt khác, nếu cho 3,56 gam hỗn hợp phản ứng với Na dư thu được 0,28 lít khí hiđro, còn nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH thì cần vờa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,2 mol/lít. Sau phản ứng với NaOH thu được một chất hữu cơ và 3,28 gam một muối. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ba chất hữu cơ trong hỗn hợp, biết mỗi chất chỉ chứa một nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng. Giả sử các phản ứng hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 5 : (2,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%.
a) Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung.
Cho: H = 1, C = 12, O = 16, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Fe = 56, Zn = 65, Cu = 64, Ba = 137
Bộ giáo dục và đào tạo
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường đại học sư phạm hà nội
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên hoá năm 2006
Môn thi : hoá học
Nội dung
Điểm
Câu 1
1. Gọi số mol mỗi oxit trong hỗn hợp là a. Khi cho khí H2 qua hỗn hợp các oxit CaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 nung nóng có các phản ứng hoá học :
CuO + CO Cu + CO2
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
- Hỗn hợp khí A gồm CO, CO2 4a mol, hỗn hợp rắn B gồm Cu a mol, Fe 2a mol, CaO a mol, Al2O3 a mol. Cho hỗn hợp B vào nước có các phản ứng hoá học :
CaO + H2O Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Al2O3 Ca(AlO2)2 + H2O
- Số mol các oxit trong hỗn hợp bằng nhau nên CaO và Al2O3 tan hoàn toàn ị hỗn hợp D chỉ có Cu a mol và Fe 2a mol, dung dịch C chỉ chứa Ca(AlO2)2 a mol. Cho hỗn hợp D vào dung dịch AgNO3 có số mol là 5a có các phản ứng hoá học :
Fe + 2AgNO3 đ Fe(NO3)2 + 2Ag
2a 4a 4a
Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag
a 5a – 4a
- Hỗn hợp F gồm Ag 5a mol và Cu dư mol, dung dịch E chứa Fe(NO3)2 2a mol và Cu(NO3)2 mol. Khi sục hỗn hợp khí A vào dung dịch C, có phương trình phản ứng :
2CO2 + Ca(AlO2)2 + 4H2O đ 2Al(OH)3¯ + Ca(HCO3)2
- Dung dịch G chứa Ca(HCO3)2 a mol, kết tủa H là Al(OH)3 2a mol.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Chỉ dùng thêm quì tím để phân biệt các dung dịch sau chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt : H2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2, BaCl2, HCl
- Trích các mẫu thử vào 6 ống nghiệm có đánh số thứ tự, nhúng 6 mẩu giấy quì tím vào 6 dung dịch trên :
+ Hai dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H2SO4 và HCl.
+ Hai dung dịch làm quì tím hoá xanh là Ba(OH)2 và NaOH.
+ Hai dung dịch không làm quì tím đổi màu là BaCl2 và NaCl.
- Lấy lần lượt 2 dung dịch làm quì tím hoá đỏ cho tác dụng với 2 dung dịch làm quì tím hoá xanh. Nếu dung dịch tạo được 1 kết tủa trắng thì dung dịch làm quì tím hoá đỏ là H2SO4 và dung dịch tạo kết tủa với nó là Ba(OH)2, dung dịch làm quì tím hoá đỏ còn lại là HCl và dung dịch làm quì tím hoá xanh không tạo kết tủa là NaOH :
H2SO4 + Ba(OH)2 đ BaSO4¯ + 2H2O
- Lấy dung dịch H2SO4 đã nhận được ở trên cho tác dụng với hai dung dịch không làm quì tím đổi màu, dung dịch nào có kết tủa xuất hiện là dung dịch BaCl2, dung dịch không tạo kết tủa là dung dịch NaCl.
H2SO4 + BaCl2 đ BaSO4¯ + 2HCl
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
1. a/ Số mol Fe2(SO4)3 = a = 0,1.1,5 = 0,15 mol, số mol Ba(OH)2 = b = 0,15.2 = 0,3 mol
Phản ứng xảy ra khi trộn hai dung dịch :
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 đ 3BaSO4¯ + 2Fe(OH)3¯ (1)
0,1 0,3 0,3 0,2 mol
Kết tủa A gồm : BaSO4 0,3 mol, Fe(OH)3 0,2 mol; dung dịch B chứa Fe2(SO4)3 dư 0,05 mol.
- Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi :
2Fe(OH)3¯ Fe2O3 + 3H2O (2)
0,2 0,1 mol
Chất rắn D thu được : BaSO4 0,3 mol, Fe2O3 0,1 mol
mD = 160.0,1 + 233.0,3 = 85,9 gam
b/ Nồng độ Fe2(SO4)3 trong dung dịch B :
mol/lít
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Khối lượng mol phân tử của B : MB = = 45.2 = 90
Hoà tan B vào benzen thu được hỗn hợp A, hỗn hợp A tác dụng với Na dư sinh ra H2 nên B là hợp chất có nguyên tử H linh động trong nhóm OH. Gọi công thức phân tử của B là CxHyOz(OH)t trong đó x ≥ t.
CxHyOz(OH)t + tNa đ CxHyOz(ONa)t + H2
Số mol H2 thu được bằng số mol B nên t = 2.
Ta có MB = 12x + y + 16z +17.2 = 90 ị 12x + y + 16z = 56 (I)
Vì B chỉ chứa một loại nhóm chức, mà nhóm chức này tác dụng được Na nên chỉ có thể là rượu hoặc axit.
TH1 : B là rượu ị z = 0 nên 12x + y = 56 ị 0 ≤ y = 56 – 12x ≤ 2x. cặp nghiệm phù hợp là x = 4, y = 8. Công thức phân tử của B là C4H8(OH)2.
Các công thức cấu tạo có thể có của B : CH3-CH2-CH(OH)-CH2-OH
CH3-CH(OH)-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH) -CH(OH)-CH3, HOCH2-CH2-CH2-CH2OH
HO-CH2-CH(CH3)-CH2-OH, CH3-C(OH)(CH3)-CH2-OH
TH2 : B là axit ị z = nên 12x + y = 24 ị 0 ≤ y = 24 – 12x ≤ 2x, cặp nghiệm phù hợp là x = 2, y = 0. Công thức phân tử của B là C2O2(OH)2, công thức cấu tạo HOOC-COOH.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
1. Các phương trình hoá học :
1. CH2=CH2 + HCl đ CH3-CH2Cl
2. CH3-CH2Cl + KOH đ CH3-CH2OH + KCl
3. CH3-CH2OH + HCl CH3-CH2Cl + H2O
4. CH2=CH2 + H2O CH3-CH2OH
5. CH3-CH2OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
Men giấm
6. CH3COOC2H5 + NaOH đ CH3COONa + C2H5OH
7. CH3-CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
8. CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Gọi công thức của A, B và D là CxHyOz. Ta có : 12x + y + 16z = 46 ị z < 2,875
TH 1 : z = 1 ị 12x + y = 30 ị 0 < y = 30 – 12x ≤ 2x + 2
Cặp nghiệm phù hợp là x = 2, y = 6, công thức phân tử là : C2H6O
TH 2 : z = 2 ị 12x + y = 14 ị 0 < y = 14 – 12x ≤ 2x + 2
Cặp nghiệm phù hợp là x = 1, y = 2, công thức phân tử là : CH2O2
A, B, D chứa C, H, O; A, B tác dụng với Na, B tác dụng với NaHCO3 giải phóng khí Y nên A là rượu C2H5OH, B là axit HCOOH. D không có các phản ứng với Na, naHCO3 nên D là CH3-O-CH3.
Các phương trình hoá học :
2C2H5OH + 2Na đ 2C2H5ONa + H2
2CH3COOH + 2Na đ 2CH3COONa + H2
CH3COOH + NaHCO3 đ CH3COONa + H2O + CO2ư
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
Hỗn hợp ba chất hữu cơ chứa C, H, O đều đơn chức, tác dụng với Na giải phóng H2 nên trong hỗn hợp có chứa rượu hoặc axit, mặt khác ba chất tác dụng với NaOH chỉ thu được 1 chất hữu cơ và 1 muối nên hỗn hợp chứa 1 axit, 1 rượu và một este của axit và rượu trên.
Khi đốt cháy 7,12 gam hỗn hợp thu được : số mol CO2 = = 0,3 mol, số mol H2O = vì vậy trong hỗn hợp phải có ít nhất một chất không chứa liên kết kép (liên kết đôi, liên kết ba), chất đó chỉ là rượu. Gọi công thức phân tử rượu là CnH2n+1OH có a mol, axit là CxHyCOOH có b mol và este CxHyCOO CnH2n+1 có c mol trong 3,56 gam hỗn hợp.
Các phương trình hoá học :
2CxHyCOOH + 2Na đ 2CxHyCOONa + H2
b b mol
2CnH2n+1OH + 2Na đ 2CnH2n+1ONa + H2
a a mol
- Số mol H2 : + = = 0,0125 mol ị a + b = 0,025 mol (I)
- Cho 3,56 gan hỗn hợp tác dụng với NaOH :
CxHyCOOH + NaOH đ CxHyCOONa + H2O
CxHyCOO CnH2n+1 + NaOH đ CxHyCOONa + CnH2n+1OH
nNaOH = a + c = 0,2.0,2 = 0,04 mol (II)
Khối lượng muối thu được : (12x + y + 67).0,04 = 3,28 ị 12x + y = 15, cặp nghiệm phù hợp là x =1, y = 3 axit là CH3COOH
- Khi đốt cháy 7,12 gam hỗn hợp :
CH3COOH + 2O2 đ 2CO2 + 2H2O
CH3COOCnH2n+1 + O2 đ (n+2)CO2 + (n+2)H2O
CnH2n+1OH + O2 đ nCO2 + (n+1)H2O
= 2.2a + n.2b + (n+2).2c = 0,3 kết hợp với (II) ị nb + nc = 0,07 mol (III)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
a/ Gọi số mol MgCO3 là a, R2(CO3)n là b trong 14,2 gam hỗn hợp C, khi hoà tan hỗn hợp C vào dung dịch HCl :
MgCO3 + 2HCl đ MgCl2 + CO2ư + H2O (1)
R2(CO3)n + 2nHCl đ 2RCln + nCO2ư + nH2O (2)
- Số mol CO2 : = a + nb = = 0,15, số mol HCl : nHCl = 2a + 2nb = 0,3 mol. (I)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng : mDD = mDD HCl + mmuối -
mDD = + 14,2 – 44.0,15 = 157,6 gam.
Nồng độ MgCl2: C% = = 6,028% ị a = 0,1 mol, thay vào (I) : nb = 0,05 mol
mhỗn hợp = 84a + (2R + 60n)b = 14,2 ị Rb = 1,4 ị R = 28n vậy n = 2; R = 56 là Fe.
b = 0,025 mol.
b/ Dung dịch D : MgCl2 0,1 mol, FeCl2 0,05 mol
MgCl2 + 2NaOH đ Mg(OH)2¯ + Na2CO3 (3)
FeCl2 + 2NaOH đ Fe(OH)2¯ + Na2CO3 (4)
Mg(OH)2 MgO + H2O (5)
4Fe(OH)2 + O2 Fe2O3 + 4H2O (6)
mắn = 8,0 gam.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
File đính kèm:
- de thi chuyen 2.doc