Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học: 2013 -2014 môn: Ngữ Văn 9

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

 Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Nhận xét nào sau đây về văn học dân gian Việt Nam là không chính xác?

 A. Chỉ được sáng tác khi chưa có chữ viết.

 B. Là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân.

 C. Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.

 D. Là một nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ qua các thời đại.

Câu 2: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?

 A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút.

 C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.

Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?

 A. Hào hùng, mạnh mẽ. B. Bâng khuâng, tiếc nuối.

 C. Trong sáng, thiết tha. D. Nghiêm trang, thành kính.

 Câu 4: Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn bản nghị luận?

 A. Luận điểm rõ ràng, đúng đắn. B. Hình ảnh đầy đủ, chi tiết.

 C. Lập luận hợp lí, chặt chẽ. D. Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học: 2013 -2014 môn: Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học: 2013 -2014 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài:120 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm) Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Nhận xét nào sau đây về văn học dân gian Việt Nam là không chính xác? A. Chỉ được sáng tác khi chưa có chữ viết. B. Là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân. C. Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. D. Là một nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ qua các thời đại. Câu 2: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ? A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút. C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? A. Hào hùng, mạnh mẽ. B. Bâng khuâng, tiếc nuối. C. Trong sáng, thiết tha. D. Nghiêm trang, thành kính. Câu 4: Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn bản nghị luận? A. Luận điểm rõ ràng, đúng đắn. B. Hình ảnh đầy đủ, chi tiết. C. Lập luận hợp lí, chặt chẽ. D. Luận cứ tiêu biểu, đúng đắn. Câu 5: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ lục bát. B. Thẻ thơ song thất lục bát. C. Thể thơ ngũ ngôn. D. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Câu 6: Câu: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” là câu gì? A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép. D. Câu rút gọn. Câu 7: Chủ đề bài thơ Mây và sóng của Ta-go là gì? A. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc. B. Tình mẫu tử thiêng liêng. C. Tình bè bạn thăm thiết. D. Tình anh em sâu nặng. Câu 8: Đề bài nào không thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? A. Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn. B. Suy nghĩ về truyền thống Tôn sư trọng đạo. C. Bàn về tranh giành và nhường nhịn. D. Bàn về hai nhân vật Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông - ten. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Làn thu thủy, nét xuân sơn Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. 2. Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy. Câu 2 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15-20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về hiện tượng “nghiện” game trong học sinh hiện nay, trong đó có sử dụng câu có khowie ngữ. (yêu cầu: đánh số thứ tự các câu và gạch chân thành phần khởi ngữ) Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về tình yêu thương con ở nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (phần trích Ngữ văn 9 , tập một, NXB giáo dục 2005). ----------------------HẾT---------------------- Họ và tên thí sinh: …………………………………. Giám thị số 1:…………………………………… Số báo danh: ………………………………………. Giám thị số 2: …………………………………. Đáp án và biểu điểm: I: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2đ) Học sinh trả lời đúng mỗi câu cho 0,25đ. Sai không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A C B C C B D II: TỰ LUẬN: Câu 1: (1,0đ) - Từ “xuân” trong câu: “Làn thu thủy nét xuân sơn” mang nghĩa gốc.(0,5đ) -> chỉ mùa xuân(0,5đ) - Từ “xuân” trong câu: “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” mang nghĩa chuyển.(0,5đ) ->chỉ tuổi thanh xuân của con người ( hay là tuổi trẻ).(0,5đ) Câu 2: (2đ) a) Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Trình bày đoạn văn (khoảng 15-20 câu), có sử dụng câu có khởi ngữ. ( Yêu cầu: đánh số thứ tự các câu và gạch chân thành phần khởi ngữ) b) Yêu cầu về kiến thức - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng “nghiện” game trong học sinh hiện nay. - Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các dịch vụ chat, game online ngày càng phổ biến. Trong đó, game online là một trò chơi trực tuyến ngày càng thu hút đông đảo lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nếu sử dụng đúng mức thì game online là một trò chơi giải trí rất hữu hiệu. Nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ đã lạm dụng nó và trở thành con nghiện. Hiện tượng “nghiện” game online trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là học sinh đang trở thành một vấn nạn của xã hội... - Phân tích tác hại : sao nhãng việc học hành, bài vở không có đủ thời gian chuẩn bị; ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sống với thế giới ảo, nhiều học sinh trở nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế; tốn tiền bạc; bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh, con người ta trở nên vô cảm, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội…. - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên : trò chơi điện tử là một món tiêu khiển hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải, không làm chủ được bản thân; do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà quá ham chơi; do bố mẹ nuông chiều con cái, không quản lí chặt chẽ về việc tiêu tiền và thời gian của con… - Nêu một số giải pháp : cần biết kiềm chế trước sức hấp dẫn ghê gớm của trò chơi điện tử, đặc biệt là game online bạo lực, tích cực tham gia những hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh sau những buổi học tập, cố gắng tích luỹ những tri thức và kĩ năng sống cho tương lai; gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để quản lí thời gian của con em; các cơ quan chức năng cần quàn lí, và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm… Câu 3: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích, cảm nhận về nhân vật văn học. b) Yêu cầu về kiến thức, nội dung: *Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm “Chiếc lược ngà” và nhân vật ông Sáu: (0,5đ) - Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong hòa bình. - Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện ngắn cùng tên. - Tình cha con - tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của con người đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập trung thể hiện ở hình tượng nhân vật ông Sáu. *Trình bày cảm nhận về tình yêu thương con ở nhân vật ông Sáu: (4,0đ) - Hai cha con gặp nhau: (1,0đ) Vẻ đẹp của tình cha con nồng nàn, dồn nén, mãnh liệt qua thời gian xa cách, tình yêu có cả vui mừng và nỗi đau… (Ông Sáu nhảy lên bờ, gọi con, đưa tay đón chờ con… Lúc con bỏ chạy, nối đau đớn khiến mặt ông sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông thõng như bị gãy…) - Những ngày ở nhà: (1,0đ) Vẻ đẹp của niềm khao khát chờ đợi hạnh phúc được gọi tiếng “ba”, đó là tình của người cha biết chờ đợi, nhẫn nại, bao dung…(Quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha…) - Trước giờ phút lên đường chia tay con: (1,0đ) Tình yêu con sâu sắc của người cha chiến sĩ thể hiện thật kín đáo mà cũng thật xúc động. Ông Sáu không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, ông một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt. Thương con, chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược. - Tình yêu con tha thiết của ông Sáu được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ: (1,0đ) Vẻ đẹp của tình thương nhớ, quan tâm, chăm sóc bền bỉ, mong đợi khắc khoải và hi sinh thầm lặng… Xa con rồi, ông Sáu luôn ân hận, cảm thấy khổ tâm sao mình lại đánh con; lời dặn của đứa con gái ngày chia tay “Ba về , ba mua cho con một cây lược nghe ba” luôn im đậm trong tâm trí ông. Ông Sáu dành hết tâm trí vào việc làm cây lược “cưa chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Đau đớn nhất là ông Sáu chưa kịp trao cây lược cho con thì đã hi sinh. Tình cảm éo le của ông Sáu gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình. *Đánh giá chung: (0,5đ) + Đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. + Vẻ đẹp tình cha con của nhân vật được thể hiện thành công qua tình huống truyện, chi tiết, tâm lí nhân vật…

File đính kèm:

  • docDe dap an ngu van vao 10 20132014.doc