Đề thi vào THPT môn Ngữ văn - Thời gian: 150 phút - Đề kiểm tra

A.Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:

1.Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì?

 A. Tình đồng đội. C. Tình anh em B. Tình quân dân. D. Tình bạn bè.

2.Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu?

 A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ.

 B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị bình thường.

 C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của cuộc chiến tranh cứu nước.

 D. Gồm cả A,B,C.

3.Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung của các câu thơ:

 Quê hương anh nước mặn đồng chua.

 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. ( Đồng chí – Chính Hữu)

A.Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước. B.Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta

C.Nói lên sự đối lập giữa các vùng, miền của đất nước ta. D.Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính.

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi vào THPT môn Ngữ văn - Thời gian: 150 phút - Đề kiểm tra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Thi vào THPT Môn Ngữ Văn. Thời gian: 150' Đề kiểm tra A.Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau: 1.Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì? A. Tình đồng đội. C. Tình anh em B. Tình quân dân. D. Tình bạn bè. 2.Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu? A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ. B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị bình thường. C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của cuộc chiến tranh cứu nước. D. Gồm cả A,B,C. 3.Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung của các câu thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. ( Đồng chí – Chính Hữu) A.Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước. B.Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta C.Nói lên sự đối lập giữa các vùng, miền của đất nước ta. D.Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính. 4. Những câu thơ sau nói lên điều gì ? Anh với tôi đôi người xa lạ. Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. ( Đồng chí – Chính Hữu) A.Tô đậm tình cảm đồng chí, nảy sinh từ việc cùng chung nhiệm vụ và sát cánh bên nhau trong chiến đấu. B.Mô tả quá trình chiến đấu gian khổ và thiếu thốn của người lính trong kháng chiến. C.Mô tả sự gặp gỡ bất ngờ,không hẹn trước của những người bạn đã xa cách lâu ngày. D.Tô đậm nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người lính trên chặng đường hành quân. 5. Cụm từ “ Súng bên súng” nói lên điều gì? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B.Hình ảnh những khẩu súng đặt nằm cạnh nhau. C. Sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D.Việc luyện tập của những người lính nơi thao trường. 6. Cụm từ “Đầu sát bên đầu” trong bài thơ dùng để nói về điều gì? A. Những người lính gần nhau về không gian B. Những người lính cùng chung lí tưởng. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 7.Từ “ Đồng chí” được tác giả tách thành một câu thơ riêng nhằm mục đích gì? A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau. C. Tạo lên sự độc đáo trong giọng điệu của bài thơ. D. Cả A,B,C đều đúng. 8. Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ? A. Tả thực. B. Biểu tượng. C. Vừa tả thực , vừa biểu tượng. D. Cả A,B,C đều sai. 9. Từ nào sau đây là từ Hán Việt ? A. Đồng chí. B. Quê hương. C. Ruộng nương. D. Phương trời . 10. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ ? A. Những người lính ra đi từ những miền quê gian khổ. B. Những người lính luôn sát vai nhau trong cuộc sống chiến đấu gian lao. C.Tình đồng chí đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính. D. “ Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đẹp và lãng mạn. B. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Câu2. Những cảm nhận của em về đoạn thơ: “Kiều càng sắc xảo mặn mà .............................................. Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân.” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Đề kiểm tra số 1 I.Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng : “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà than rằng: -Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối chia phôi vì đông việc lửa binh. Cách biệt 3 năm giữ 1 tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. -Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói, thì lại dấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia thất. Nay đã bình rơi chậm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: -Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rãy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá , trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. ( Theo Ngữ văn Lớp 9, tập 1) 1.Đoạn trích nằm ở phần nào của Chuyện người con gái Nam Xương? A.Phần đầu. B. Phần giữa. C. Phần cuối. 2. Nội dung của đoạn trích là gì ? A. Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, hiền thục và đảm đang. B. Vũ Nương là người con dâu rất mực hiếu thảo . C. Những lời phân trần và hành động của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan. D. Nỗi khắc khoải nhớ mong của Vũ Nương khi chồng đi lính. 3. Đoạn văn được gạch chân ở trên thể hiện nội dung gì? A. Vũ Nương phân trần để mong chồng hiểu được nỗi oan của mình. B. Nỗi đau đớn của Vũ Nương khi không hiểu vì sao mình lại bị đối xử bất công. C. Nỗi thất vọng đến tột cùng của Vũ Nương khi thấy cuộc hôn nhân của mình không thể nào hàn gắn nổi. D. Tâm trạng sợ hãi chiến tranh của Vũ Nương. 4. Đoạn văn được gạch chân đó chủ yếu sử dụng những câu văn có cấu tạo ngữ pháp như thế nào? A. Các câu đơn. B. Các câu rút gọn. C. Các câu đặc biệt. D. Câu ghép. 5. Những câu văn trong đoạn văn trên cho ta thấy Trương Sinh là con người như thế nào? A. Là một người chồng hay ghen. B. Là một người cha bênh con. C. Là một người chồng độc đoán và thô bạo. D. Là một người luôn coi thường người khác. 6. Câu văn sau có nội dung gì? “ Nay đã bình rơi trâm gãy,mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa” A.Những lời phân trần của Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi và tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ không thể nào hàn gắn nổi. B. Tả thực cảnh vất bị đổ vỡ và cảnh thiên nhiên ảm đạm nơi vợ chồng Vũ Nương đang sinh sống. C. Nỗi thất vọng đến tột cùng của Vũ Nương khi bị Trương sinh hắt hủi và tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ không thể nào hàn gắn nổi. D. Vẻ đẹp của Vũ Nương đã tàn phai trong nỗi đợi chờ, trông ngóng. 7.Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật trong những lời thoại của Vũ Nương? A. Sử dụng phép liệt kê. B. Sử dụng phéo đối. C. Sử dụng các hình ảnh ước lệ. D. Gồm cả A,B,C 8.Lời than của Vũ Nương trong đoạn trích trên ( Kẻ bạc mệnh này...... khắp mọi người phỉ nhổ) thể hiện nàng là một con người như thế nào? A.Nàng là người tiết sạch giá trong nhưng phải chịu nỗi oan khuất. B. Nàng là người con gái đẹp nhưng cuộc đời khổ cực. C. Nàng là người phụ nữ uỷ mị, yếu đuối. D. Nàng là người mẹ hiền thục, người vợ đảm đang. 9.Các cụm từ “ lên núi Vọng Phu”, “ ngọc Mị Nương”, “cỏ Ngu Mĩ” trong đoạn trích trên được gọi là điển tích, điển cố. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 10. Theo em những lời bộc bạch trong đoạn trích có góp phần vào việc thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật không? A. Có. B. Không 11.Dòng nào sau đây chứa nhứng từ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? A. Chàng, thiếp, kẻ. B. Thiếp, kẻ, con. C. Đứa con, kẻ, chàng D. Kẻ, thiếp, nàng. 12. Những lời thoại của Vũ Nương có thể coi là lời dẫn trực tiếp trong tác phẩm văm học không? A. Có thể. B. Không thể II. Phần tự luận( 7 điểm) Câu 1. Chép lại theo trí nhớ và phân tích câu thơ tả vẻ đẹp của Thuý Vân ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2.Phân tích bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu. Đề số 2 I.Phần trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên, rằng : “ Mã Giám Sinh” Hỏi quê rằng:“ Huyện Lâm Thanh cũng gần” Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Trước thầy sau tớ lao xao Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra (Theo Ngữ văn 9, tập 1) 1.Đoạn thơ trên khắc hoạ chân dung nhân vật nào? A. Kim trọng. B. Mã Giám sinh C. Hồ Tôn Hiến D. Sở Khanh 2. Nhân vật đó được miêu tả ở những khía cạnh nào ? A. Ngoại hình. B. Lời nói C. Hành động D. Gồm cả A,B,C 3.Đoạn thơ trên chủ yếu kết hợp sử dụng phương thức biểu đạt nào sau đây? A. Tự sự kết hợp với miêu tả. B. Tự sự kết hợp với biểu cảm . C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm. D. Tự sự kết hợp với thuyết minh. 4. Từ “ viễn khách ” trong đoạn trích là một từ mượn gốc Hán . Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 5. Em có nhận xét gì về cách nói năng của nhân vật trong đoạn thơ trên? A. Cách nói năng nhã nhặn, lịch sự. B. Cách nói năng cộc lốc, thiếu lịch sự. C. Cách nói năng mềm mỏng, khéo léo. D. Cách nói năng nhát ngừng, khó nghe. 6. Bộ phận in đậm trong đoạn trích trên là lời dẫn trực tiếp. Đúng hay Sai? A. Đúng. B. Sai 7. Nhận định nào sau đây nói đúng về từ “ lao xao” trong đoạn thơ trên? A. Là một từ tượng hình gợi tả hình dáng của con người. B. Là một tượng thanh, gợi tả âm thanh lộn xộn,xen lẫn vào nhau không đều . C. Là một động từ chỉ hành động,lời nói của con người. D. Là một từ chỉ âm thanh của tự nhiên. 8. Nghĩa của từ “ ngồi tót” trong đoạn thơ trên là gì ? A. Ngồi sát xuống đất hoặc xuống sàn nhà, không kê lót gì ở dưới. B. Ngồi gập chân hai tay vòng ra ôm lấy đầu gối. C. Ngồi lên trên bằng động tác nhanh, gọn, đột ngột. D. Ngồi chưa yên được lâu, mới ngồi được một lúc đã phải đứng dậy đi. 9. Từ “ sỗ sàng” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? A.Tỏ ra thiếu lịch sự một cách trắng trợn đến mức thô lỗ. B. Tỏ ra vội vàng, gấp gáp không thể chần chừ. C. Tỏ ra lịch sự nhã nhặn, có văn hoá. D. Tỏ ra không quan tâm đến những điều xung quanh. 10. Nhân vật được mô tả trong đoạn trích trên là người như thế nào? A. Ăn mặc chải chuốt quá đáng. B. Nói năng cộc lốc, vô văn hoá. C. Có những cử chỉ vô văn hoá. D. Kết hợp cả 3 ý trên. 11. Những đoạn thơ trên thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du ở phương diện nào ? A. Tả cảnh ngụ tình. B. Khắc hoạ tính cách nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ. C. Miêu tả nội tâm của nhân vật. D. Phân tích tâm lí nhân vật. 12. Theo em với nghệ thuật đó thành công của tác giả thành công ở điểm nào? A. Lột tả được bản chất vô học, bất nhân, giả dối của nhân vật. B. Thể hiện nét tâm lí phức tạp bên trong của nhân vật. C. Làm nổi bật sự tương đồng giữa cảnh và người. D. Tái hiện rõ nét cảnh vật và con người. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu1. Chép lại theo trí nhớ khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận và nêu nội dung chính của khổ thơ đó. Câu2. Trình bày những cảm nhận của em về hình tượng người lính lái xe trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật. Đề số 4 I.Phần trắc nghiệm (3 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng . 1.Kim Lân viết truyện ngắn Làng thời gian nào? A.Năm 1946 . B. Năm 1947. C. Năm 1948. D. Năm 1949. 2.Truyện ngắn Làng dùng ngôi kể giống tác phẩm nào? A.Chiếc lược ngà. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Cố Hương. 3.Đoạn văn: “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được . Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi”. Nói lên tâm trạng gì của ông Hai? Quá vui mừng vì nghe được những tin hay từ tờ báo mà anh dân quân đọc. Vui sướng vì thấy trời nắng thì Tây sẽ nóng như ngồi tù. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc. Cảm động vì gặp người tản cư. 4.Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? A.Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Lập luận. 5.Câu văn in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào kiểu ngôn ngữ sau đây? Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm, về nào... A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 6. Trong các câu sau, câu nào là ngôn ngữ trần thuật của tác giả? A. Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dẫu, nó khủng bố ông ạ. B. Cả làng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. C. Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. D. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ta hoan hô. 7. Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ láy? A. Xù xì. B. Lấp loáng. C. Chóp chép. D. Ngẫm nghĩ. 8. Các câu văn trong đợn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? A. Phép nối. B. Phép lặp từ ngữ . C. Phép đồng nghĩa. D. Phép thế. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu1. Ghi lại theo trí nhớ những câu thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ nói về ước nguyện của nhà thơ được dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung cho đất nước. Câu2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương trong Chuyện người conn gái Nam Xương. Đề số 5 I.Phần trắc nghiệm.( 3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con: Ba đi rồi ba về với con Không! – Con bé hét lên hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả 2 chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại. Chúng tôi cần về đúng ngày nhận lệnh để kịp chuẩn bị. Thế là đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo: Thu ! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về. ( Theo Ngữ văn 9, tập 1) 1.Tác phẩm có đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A.Hồi kí. B. Truyện ngẵn. C. Phóng sự. D. Tiểu thuyết. 2.ý nào dưới đây thể hiện chính xác nội dung đoạn trích? A.Cảnh bé Thu nhận cha. B. Tình cha con thắm thiết, sâu nặng. C. Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách. D. Cảnh ông Sáu trở lại chiến trường. 3. Phần in đậm trong câu văn: “ Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con..” làm thành phần nào của câu? A. Trạng ngữ. B. Khởi ngữ. C. Chủ ngữ. D. Vị ngữ. 4. Câu: “ Để ba con đi” thuộc loại câu nào xét về cấu tạo? A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. 5. Từ “ nhưng ” trong đoạn “ Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại” chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu văn? A. Quan hệ bổ sung. B. Quan hệ nhượng bộ. C. Quan hệ tương phản. D. Quan hệ nhân – quả 6. Các tổ hợp “ hét lên”, “siết chặt lấy cổ”, “dang cả 2 chân, câu chặt lấy” thuộc loại quan nào dưới đây? A. Cụm danh từ. B. Cụm tính từ. C. Cụm động từ. D. Cụm chủ – vị 7. Câu văn : “ Nhìn thấy cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.” sử dụng phép tu từ nào sau đây ? A. ẩn dụ. B. So sánh . C. Nhân hoá. D. Nói quá. 8. Tác dụng của phép tu từ đó là? A. Nhấn mạnh sự xúc động nghẹn ngào của người kể chuyện. B. Nhấn mạnh sự đau đớn đến tột cùng của người kể chuyện. C. Nhấn mạnh sự lo lắng, hồi hộp của người kể chuyện. D. Nhấn mạnh sự giận dữ, phẫn uất của người kể chuyện. II. Phần tự luận ( 7 điểm) Câu1. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu giới thiệu về nhà vă Kim Lân và truyện ngắn Làng. Câu2. Phân tích đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới xa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Đề số 6 I.Phần trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cáh khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. Đó là “ dòng sông xanh”, “ bông hoa tím biếc ”... Đó là “ tiếng chim chiền chiện” lảnh lót “ vang trời”. Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ, trong lời kêu, giọng hỏi: “ ơi!... hót chi mà...” Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua thể hiện qua tư thế độc đáo: “ Tôi đưa tay tôi hứng” từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng tha thiết mến yêu cuộc sống này. 1.Đoạn văn trên viết về tác phẩm nào? A.Mùa xuân nho nhỏ. B. Sang thu. C. Con cò. D. Nói với con. 2.Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Lập luận . D. Thuyết minh 3.Nội dung của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên đất nước. B. Làm sáng tỏ vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân và tình cảm của tác giả trong các câu thơ . C. Giới thiệu những câu thơ viết về mùa xuân. D. Giới thiệu nội dung của những bài thơ viết về mùa xuân. 4. Trong đoạn văn trên, câu văn thứ nhất và thứ 2 được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép lặp từ ngữ. D. Phép đồng nghĩa 5. Tổ hợp từ nào sau đây là cụm tính từ ? A. Bức tranh xuân. B. Rất tiêu biểu. C. Các chi tiết. D. Cả màu sắc lẫn âm thanh. 6. Câu nào sau đây không phải là câu bị động? A. Bức tranh của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. B. Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng tha thiết mến yêu cuộc sống này. C. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. D. Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo... 7. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Lảnh lót. B. Long lanh. C. Thiết tha. D. Thiên nhiên. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu1: Cho câu chủ đề sau: “ Với thủ pháp ước lệ, Nguyễn Du đã miêu tả Thuý Vân đẹp dịu dàng, đoan trang...“ Hãy triển khai thành một văn theo cách lập luận diễn dịch. Câu2: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Đề số 7 I.Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái: Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiêp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước nước thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: Vâng , mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp trên kia, trên ấy có cái nhà đấy . Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích ãe anh ta. – Người lái xe lại nói. Hoạ sĩ nghĩ thầm: “ khách tới vất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang vằng đất, thấy người cong trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ” lên một tiếng! Sau gần 2 ngày qua ngót bốn trăm cây số đường dài cáh sa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, vỗng nhiên gặp lại hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím đỏ,hồng phấn tổ ong.... ngau lúc dưới kia là mùa hè, đọt ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đanh cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như một người vạn đã quen thân, tao bó hoa đã cắt cho người con gáim và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Lặng lẽ Sa Pa) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào? A.Nguyễn Quang Sáng. B. Kim Lân. C. Nguyễn Thành Long. D. Lê Minh Khuê. Phương thức biểu đạt chính củ đoạn văn trên là phương thức nào sau đây? A.Tự sự và miêu tả. B. Miêu tả và biểu cảm. C. Biểu cảm và lập luận. D. Lập luận và tự sự. 3.Trong đoạn trích trên có những nhân vật nào? Anh thanh niên, người lái xe,ông hoạ sĩ. B. Anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái. C.Anh thanh niên, người lái xe,ông hoạ sĩ, cô gái. 4.Người kể trong đoạn trích là ai? A.Tác giả. B. Người lái xe. C. Ông hoạ sĩ. D. Anh thanh niên. 5.Vì sao cô gái lại “ô” “lên một tiếng”? Vì cô không ngờ ngôi nhà của anh thanh niên quá gọn gàng. Vì cô ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên hái hoa Vì cô sung sướng khi được anh thanh niên tặng hoa. Vì cô bất ngờ khi thấy một vườn hoa đẹp trên núi cao. 6.Trong câu văn: “ Hoạ sĩ nhĩ thầm : ” Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. phần in đậm được gọi là? A.Lời dẫn trực tiếp. B. Lời dẫn gián tiếp. 7.Đọc đoạn văn:“ Đây tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi “ Từ ” “khách” trong đoạn văn đó được dùng để chỉ những ai? A.Anh thanh niên. B. Ông hoạ sĩ. C. Cô kĩ sư. D. ông hoạ sĩ và cô kĩ sư. 8.Từ“và” trong đoạn trích trên có vai trò gì? A.Làm khởi ngữ trong câu. B. Liên kết câu chứa nó câu trước đó. C.Làm trạng ngữ của câu. D. Không có vai trò gì. II. Phần tự luận ( 7 điểm) Câu1. Tóm tắt nhắn gọn văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Câu2. Phân tích văn bản : Cảnh ngày xuân ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Đề số 8 I.Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu1.Nối tên tác phẩm ở cột A đúng với thể loại ở cột B A B Đoàn thuyền đánh cá Tự do Mùa xuân nho nhỏ Bảy chữ Nói với con Năm chữ Câu 2 .Câu sau nói về nội dung của tác phẩm nào? Cảm xúc bao trùm vài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau và mong muốn mãi được ở bên Bác của tác giả. A. ánh trăng. B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. C. Sang thu. D. Sang thu Câu3. Những tác phẩm sau đây : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi thuộc thể loại nào? Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Hồi kí. D. Phóng sự Câu 4. Câu sau đây nói về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nào? Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ, sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Làng. B. Chiếc lược ngà. C.Lặng lẽ Sa Pa. D. Những ngôi sao xa xôi. Câu 5. Nội dung chính của bài thơ Nói với con là: A.Lời tâm tình về sự thay đổi da thịt của quê hương trong cuộc sống mới. B. Lời khuyên con hãy tiếp nối truyền thống gia đình, quê hương để góp sức xây dựng non sông đất nước. C.Ngợi ca tình cảm gia đình và truyền thống tốt đẹp của quê hương và thể hiện niềm mong mỏi con sẽ mang theo lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, truyền thống tốt đẹp của quê hương để tự tin bước vào đời. D.Lời nhắn nhủ về công lao trời biển của cha mẹ, của quê hương dành cho những đưa con yêu dấu. Câu 6. Các từ ngữ in đậm trong câu văn sau: “ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài” được gọi là gì? Cụm từ tính từ. B. Cụm danh từ. C. Cụm động từ. D. Cả A, B,C đều sai. Câu7. “ Chao ôi” trong câu văn trên được gọi là thành phần nào sau đây? Thành phần cảm thán. B. Thành phần phụ chú. C. Thành phần gọi - đáp. D. Thành phần tình thái. Câu8. Câu văn trên thuộc loại câu nào xét về mục đích nói? Câu trần thuật. B. Câu ghi vấn. C. Câu cảm thán II. Phần tự luận ( 7 điểm) Câu 1. Nêu nội dung chính của Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Câu 2. Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy Đề số 9 I.Trắc nghiệm Khoanh tròn vào đáp án đúng những câu thơ sau: Câu 1. Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác Ket được viết theo phương thức nào là chính? Tự sự. B. Biểu cảm. C. Thuyết minh. D. Nghị luận. Câu 2. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào? Thế kỷ XIX. B. Thế kỷ XIV. C. Thế kỷ XV. D. Thế kỷ XVI Câu 3. Vì sao tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn rất chân thực và hay về Quang Trung – “ kẻ thù” của họ? Vì họ tôn trọng lịch sử. B. Vì họ có ý thức dân tộc. C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh. D. Cả A và C đều đúng Câu 4.Nhận định nào nói đây đủ nhấ về giá trị nội dung của Truyện Kiều? Truyện Kiều có giá trị hiện thực. B. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. C.Truyện Kiều có giá trị nhân đạo. D. Kế

File đính kèm:

  • docDe thi vao THPT - Mon Van.doc