I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH:
1. Vị trí địa lý:
a) Tọa độ địa lý:
Tọa độ địa lý của Quảng Ngãi từ 14o 32’ 40’’- 15o 25’ 30’’ vĩ Bắc và từ 108o 06’ -109o 04’ 35’’ kinh Đông.
[- Từ 14°31'50" đến 15°25'30" vĩ độ Bắc.
- Từ 108°14'05" đến 109°05'00" kinh độ Đông.]
b) Vị trí: Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, thuộc trung Trung bộ, nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam (quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt) nối liền 2 vùng kinh tế lớn của đất nước: Thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ - thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam bộ, cách thủ đô Hà Nội 883km, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Kon - Tum và tỉnh Gia lai, phía Đông giáp biển Đông, với đường bờ biển dài 140 km.
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý tỉnh quảng ngãi địa lý tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ TỈNH QUẢNG NGÃI
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH:
1. Vị trí địa lý:
a) Tọa độ địa lý:
Tọa độ địa lý của Quảng Ngãi từ 14o 32’ 40’’- 15o 25’ 30’’ vĩ Bắc và từ 108o 06’ -109o 04’ 35’’ kinh Đông.
[- Từ 14°31'50" đến 15°25'30" vĩ độ Bắc.
- Từ 108°14'05" đến 109°05'00" kinh độ Đông.]
b) Vị trí: Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, thuộc trung Trung bộ, nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam (quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt) nối liền 2 vùng kinh tế lớn của đất nước: Thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ - thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam bộ, cách thủ đô Hà Nội 883km, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Kon - Tum và tỉnh Gia lai, phía Đông giáp biển Đông, với đường bờ biển dài 140 km.
c) Những nét đặc trưng: Quảng Ngãi có diện tích 5131,5 km2 bằng 1,7% diện tích tự nhiên của cả nước, chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 100 km, chiều rộng theo hướng Đông Tây khoảng 60 km.
Quảng Ngãi còn có thể là cửa ngõ thông ra biển Đông của 2 tỉnh Gia Lai, Kon - Tum, vùng hạ Lào và đông bắc Campuchia qua quốc lộ 24. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm của miền Trung, gần sân bay Chu Lai, có cảng biển nước sâu Dung Quất, nơi được nhà nước ta chọn xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 lớn của đất nước là điều kiện thuận lợi để giao lưu với các vùng khác trong nước và quốc tế.
d) Sự phân chia hành chính:
Quảng Ngãi là địa bàn cư trú lâu đời của cư dân ven biển miền Trung còn giữ lại nhiều vết tích của nền văn hoá cổ xưa: Di chỉ gò Trá (Xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh), di chỉ gò Vàng (xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà) thuộc thời kỳ đồ đá cũ, di chỉ Long Thạnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) thuộc sơ kỳ đồng thau, đặc biệt là nền văn hoá Sa Huỳnh thuộc thời kỳ đồ sắt sớm.
Qua nhiều thời kỳ lịch sử phát triển khác nhau, địa phận của tỉnh Quảng Ngãi có những thay đổi. Đến năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng, tỉnh Quảng Nghĩa được thành lập. Năm 1834, đổi thành tên Nam Trực. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), Thiệu Trị đặt chức tuần phủ Quảng Nghĩa và đổi đặt Tổng đốc Nam-Nghĩa. Thời đó, tỉnh Quảng Nghĩa gồm 1 phủ Tư Nghĩa với 3 huyện là Bình sơn, Chương Nghĩa, Mộ Đức và 4 nguồn: Thanh Bồng, Thanh Cù, Phụ An và An Ba. (tương ứng với 4 huyện miền núi ngày nay là: Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ).
Năm Thành Thái thứ 2 (1890), thực dân Pháp đặt thêm 3 châu: Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Đức Phổ. Đến năm 1889, 3 châu này đổi thành 3 huyện. Năm 1915, 4 nguồn ở miền núi đổi thành 4 đồn là Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ.
Vào cuối những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục cải tổ hành chính, đổi 4 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức thành 4 phủ.
Sau cách mạng Tháng Tám, 6 phủ, huyện ở đồng bằng và 4 đồn ở miền núi đều thống nhất gọi là huyện. Năm 1954, đất nước tạm thời chia cắt, Quảng Ngãi nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Nguỵ Sài Gòn, các huyện đổi tên thành các quận.
Sau ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24-3-1975), các đơn vị hành chính về cơ bản như hiện nay. Đến ngày 10-11-1975, tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa -Bình. Từ ngày 1-7- 1989, từ tỉnh Nghĩa-Bình tách ra thành tỉnh Quảng Ngãi. Thị Xã Quảng Ngãi là trung tâm văn hoá-xã hội- kinh tế của tỉnh.
Hiện nay, Quảng Ngãi có 1 thị xã, 6 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi và 1 huyện hải đảo.
SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ NĂM 2002
Các huyện, thị
Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Mật độ dân số
(Ng /km2)
Đơn vị hành chính
Thị xã
Thị trấn
Phường
Xã
Toàn tỉnh
I. KV đồng bằng:
1- TX Quảng Ngãi
2- H Bình Sơn
3-H Sơn Tịnh
4- H Tư Nghĩa
5- H Nghĩa Hành
6- H Mộ Đức
7- H Đức Phổ
II. KV miền núi:
8- H Trà Bồng
9- H Sơn Hà
10- H Sơn Tây
11- H Minh Long
12- H Ba Tơ
III. KV hải đảo:
13- H Lý Sơn
5135,20
1.899,91
37,12
463,86
343,57
227,30
233,97
212,23
381,86
3225,32
755,55
750,31
380,74
216,37
1122,35
9,97
9,97
1.244.814
1.044.008
116.766
176.287
191.335
175.105
96.308
139.718
148.489
181.610
42.906
62.840
14.971
14.350
46.543
19.196
19.196
242
550
3.146
380
557
770
412
658
389
56
57
84
39
66
41
1.925
1.925
1
1
1
10
7
1
1
2
1
1
1
3
1
1
1
8
8
8
106
2
25
21
18
12
13
15
63
19
14
6
5
19
2
2
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1. Địa chất và khoáng sản:
Lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi thuộc phần rìa phía Bắc của địa khối Kon Tum, bao gồm các thành tạo biến chất cổ niên đại tiền Cambri và các mác-ma xâm nhập tuổi từ Arkeozoi đến Kainozoi, nối tiếp với các thành tạo trầm tích Nêogen và kỷ Đệ Tứ. Địa hình đồi núi phía Tây bao gồm những dãy núi tinh thạch cổ, đỉnh dạng vòm, sườn tương đối thoải.
Về khoáng sản có những loại sau:
- Quặng nhôm (bô-xít) ở Sơn Tịnh và Bình Sơn trữ lượng không lớn.
- Quặng sắt (dưới dạng đá ong) có hầu khắp ở các vùng duyên hải và vùng đồi núi thấp trong tỉnh, tập trung nhất ở Bình Sơn và Mộ Đức.
Cao lanh về trữ lượng xếp hàng thứ hai sau các quặng bô-xít và sắt, có nhiều ở Sơn Hà, Sơn Tịnh, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sành sứ, làm chất độn, thuốc trừ sâu, công nghiệp giấy và xà phòng.
- Silimanit ở Hưng Nhượng (Tịnh Đông - Sơn Tịnh) là nguồn nguyên liệu chịu lửa.
Graphit ở Hưng Nhượng là nguồn nguyên liệu cho kỹ nghệ điện, kỹ nghệ đá, làm bút chì, đang được khai thác, có hàm lượng các-bon cao.
- Quặng vàng dưới dạng phù sa lẫn vàng ở Nghĩa Điền, Long Giang, ở vùng thượng lưu ven sông Trà Khúc.
Đá vôi, san hô dùng cho xây dựng và phân bón có nhiều ở Lý Sơn, Ba Làng An (Bình Sơn), Sa Huỳnh.
- Cát trắng (cát thạch anh) nguyên liệu dùng để chế tạo thuỷ tinh có nhiều ở Bình Thạnh (Bình Sơn) và Tru Chổi (Đức Phổ).
Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Ngãi khá đa dạng. Cho đến nay, đã phát hiện 60 điểm có quặng và mỏ khoáng sản như vàng, sắt, đồng, đồng- ni ken, bô xít, cao lanh, graphic, mi ca, nước khoáng...
Tuy nhiên, các điểm và mỏ khoáng sản có trữ lượng nhỏ, chất lượng thấp, trừ một số mỏ có khả năng khai thác tốt như cao lanh, graphic.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Ngãi khá đa dạng. Cho đến nay, đã phát hiện 60 điểm có quặng và mỏ khoáng sản như vàng, sắt, đồng, đồng- ni ken, bô xít, cao lanh, graphic, mi ca, nước khoáng...
Tuy nhiên, các điểm và mỏ khoáng sản có trữ lượng nhỏ, chất lượng thấp, trừ một số mỏ có khả năng khai thác tốt như cao lanh, graphic.
2. Địa hình:
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh vùng duyên hải miền Trung có địa hình tương đối phức tạp. Địa hình được chia thành 4 vùng rõ rệt từ tây sang đông: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
Vùng rừng núi phía Tây và Tây Nam là một phần Đông Nam của dãy Trường Sơn giáp với cao nguyên Trung bộ với nhiều nhánh núi ngang đâm ra đồng bằng tạo ra những thung lũng chạy theo hướng Tây Đông (thung lũng Trà Bồng) hay chạy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc như thung lũng Trà khúc, sông Vệ.
Nhìn chung, địa hình các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có độ cao tương đối lớn nằm ở phía Tây của tỉnh nối liền những dãy núi phía đông của tỉnh KonTum- Gia lai, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với phần lớn diện tích đất đai của tỉnh là rừng núi. Những ngọn núi cao ở phía Tây Bắc tỉnh thuộc huyện Trà Bồng như ngọn Ta Cum (1442 m), ngọn Cà Đam (1415 m). Phía Tây tỉnh là huyện Sơn Tây có ngọn Và Rẫy (1479m), ngọn Na Zin (1408m). Huyện Minh Long có ngọn Mum (1085m), ngọn Xuân Thu (1032m). Huyện Sơn Hà có ngọn Đá Vách (1136m). Phía Nam tỉnh là huyện Ba Tơ có ngọn Ta Noát (1137m).
Vùng đồi núi thấp 200-300 m chiếm một diện tích không đáng kể nằm xen kẽ với vùng đồng bằng và tập trung chủ yếu ở phía Đông của tỉnh.
Vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm ở phía Đông đáng kể là hạ lưu sông Trà khúc và sông Vệ thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức.
Vùng ven biển là địa hình cồn cát ven biển, có nơi cao đến 10 m, rộng vài km tạo thành đê chắn kết hợp với những gò đồi thấp xen kẽ với những vùng trũng tạo thành các đầm như đầm Lâm Bình, đầm An Khê, đầm Nước Mặn ở Đức Phổ.
Cách xa bờ biển 18 hải lý về phía Đông Bắc là đảo Lý Sơn (Cù lao Ré).
Nhìn chung, Quảng Ngãi có 4 loại địa hình chủ yếu: Núi, đồi thấp, đồng bằng và dãi cát ven biển, trong đó địa hình rừng núi chiếm 75% diện tích tự nhiên. Địa hình có hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ dốc khá lớn.
Theo Đại Nam Thống Chí (1909). Miền đồng bằng Quảng Ngãi có những núi chính:
Huyện Bình Sơn: Núi Tham Hội (Sam Hội) còn được gọi là núi Thình Thình, Cổ sơn hay Ngủ Chỉ hay Củ xỉ (Núi Răng Cưa), Mộ Nổ (Nổ Phụ), Nam Châm, Tân An, Trì Bình, Tam Pná i có truông Ba Gò, Hổ Trụ (Chóp Chài) v.v
Huyện Tư Nghĩa: Thiên Bút, Phú Thọ, Kỳ Lân (núi Cổ Lũy)
Huyện Mộ Đức: Đằng Giao, Thiết Trường, Văn Bân, Long Phụng, Quang Hiển (tục danh Lò Rèn), Bàn Thạch (Đá Trắng), Dương thượng, Lọ Bôi (Dương Hạ), Đầu ngựa
Huyện Nghĩa Hành: Đình Cương, Hòn Bà, Đồng Tranh
Huyện Đức phổ: Diên Trường, Núi Đại, Xương rồng, Đàn (Giàn), núi Dâu v.v
Huyện Trà Bồng: Có những núi cao như: Cà Đam 1.594m (Trà Bồng), Đá Vách 1.126m, (Thạch Bích)
Theo tài liệu của Nha Trắc Địa trước 1975 phổ biến năm 1967 thì QN có những núi chính:
Huyện Bình Sơn: Răng Cưa (ranh giới Bình Sơn - Quảng Nam) 661m; Đồng Tranh (Truyền Cao) 848 m; Trà (Trà Quân) 265m; Đá Miếu 411m. Chóp Toi 167m Đá Bạch 282m; Phổ Tiên 106m; Nông Khú 60m.
Huyện Sơn Tịnh: Đá Nẻ 162m; Tròn 262m. Nhàn 65m; Cà Ty 183m; Cấm 85m. Sứa 45m: Thiên Ấn 101m; Chữ Bá 109m v.v...
Huyện Tư Nghĩa: Đá Lở 246m; Kỳ Lân 922m (ranh giới Tư Nghĩa - Nghĩa Hành). Núi Ông 39m; An Đại 38m; Phú Thọ 48m .v.v
Huyện Nghĩa Hành: Hòn Bà 125m; Đồ ng Tranh 126m; Đầu Tượng (ranh giới Minh Long - Nghĩa Hà nh) 592 m; Đình Cương 18)m; Đương 185m; Tai Mèo 184m v.v. . .
Huyện Mộ Đức: Núi Đất (Long Phụng) 71 m . Văn Bân 62m, Ông Đọ 43m; Võng 105m; Thị 105 m v.v. . .
Huyện Đức Phổ: Đàng (Giàn) 1050m; Cửa 163m: Dâu 164m; Xương Rồng 124m
Huyện Trà Bồng: Cà Đam 1.594 m (ranh giới Trà Bồng – Sơn Hà); Gàn 1.310m; Hòn Sỏi 750m; Hòn Đoài 620m.
Núi Cà Đam - Trà Bồng
Huyện Minh Long: Hòn Giá 808m
Huyện Sơn Hà: Đá Vách (Thạch Bích) (ranh giới Sơn Hà-Minh Long) 1.126m; Lưỡi Cày 1.085m; Mum 1.085m.
Huyện Ba Tơ: Làng Rầm 1.050m- Ông Nguyên 416m, Môn 829m.
(Theo Quảng Ngãi, Đất nước - Con người - Văn hóa và Non nước Xứ Quảng)
Thuật ngữ núi Ấn sông Trà dùng để chỉ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Từ lâu trong tiềm thức của người dân địa phương cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn[2] vào hàng danh sơn (ghi vào tự điển) và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên (con sông lớn, khắc vào dụ đỉnh cùng với sông Vệ[3]). Núi Ấn soi mình xuống dòng sông Trà như dấu ấn của trời đóng xuống dòng sông nên được Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh (sau là Quảng Ngãi thập nhị cảnh) là "Thiên Ấn niêm hà". Ngày 2 tháng 3 năm 1990, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch đã công nhận núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng (trên ngọn núi này) là thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 168 VH/QĐ.
3. Khí hậu - Thuỷ văn:
3.1: Khí hậu:
Khí hậu Quảng Ngãi là một kiểu đặc thù của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nước ta: khí hậu duyên hải sườn Đông Trường Sơn Nam Trung bộ.
Nằm trong vùng nội chí tuyến có vĩ độ thấp, Quảng Ngãi có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, lần I vào tháng V, lần 2 vào tháng VIII. Độ cao Mặt Trời trên đường chân trời lớn (thấp nhất là 51o ), thời gian chiếu sáng dài và ít thay đổi trong năm (11- 13 giờ). Vì vậy lượng bức xạ Mặt Trời lớn 130-150kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ từ 80- 100kcal/cm2/ năm, số giờ nắng từ 2000-2500g/năm, tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm lớn 9200- 9600oC, nền nhiệt độ trung bình năm cao: trung bình 25,8oC, Tổng lượng mưa trung bình năm ở đồng bằng từ 2200-2500mm/năm, ở miền núi từ 3000- 3600mm/năm, nơi thấp nhất là Sa huỳnh cũng đạt 1407mm/năm.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong khu vực gió mùa và có địa hình cao dần từ Đông sang Tây nên lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm và theo điều kiện địa hình từng nơi nên tạo ra 2 mùa mưa và mùa ít mưa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng IX- XII, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm, mưa lớn nhất vào tháng X, XI , lượng mưa từ 1000-1700 mm chiếm 45-55% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, địa hình có độ dốc tương đối lớn nên hàng năm cứ đến mùa mưa lũ thì ở đồng bằng thường bị ngập lụt vùng hạ lưu sông Trà Khúc và sông Vệ. Do các huyện miền núi của tỉnh diện tích rừng bị phá lớn nên nước mưa từ các sườn cao đổ xuống nên nạn xói mòn khá trầm trọng, làm cho đất đai chóng bị bạc màu.
Mùa khô từ tháng I- VIII, lượng mưa chỉ chiếm 20- 30% lượng mưa cả năm, thời kỳ ít mưa nhất từ tháng II-IV chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa năm, tháng có lượng mưa ít nhất chỉ chiếm 1- 2% lượng mưa năm, trong khi đó lượng bốc hơi rất lớn, thời tiết khô nóng, rừng đầu nguồn bị tàn phá làm giảm khả năng giöõ nước và điều tiết nước là nguyên nhân gây ra hạn hán nặng vào mùa khô.
3.2: Sông ngòi:
Nhìn chung mạng lưới sông suối ở Quảng Ngãi phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh. Có một số đặc điểm chung sau:
- Phần lớn các sông đều bắt nguồn từ phía đông của dãy Trường Sơn, chảy qua các địa phương trong tỉnh và đổ ra biển Đông.
- Sông ngắn và có độ dốc tương đối lớn: 2%o.
- Phần hạ lưu của sông đều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn.
- Lòng sông không ổn định, trên nhiều đoạn sông hiện tượng xói lở diễn ra khá mạnh (sông Trà Khúc) và cửa biển bị bồi lấp.
- Hiện tượng phân dòng khá maõnh liệt ở hạ lưu tất cả các sông, điển hình là sông Trà Khúc và sông Vệ.
- Thuỷ chế có 2 mùa rõ rệt, lượng nước mùa cạn nghèo nàn, sông trơ sỏi đá, nhưng mùa lũ diễn ra rất ác liệt.
Sau đây là đặc điểm của một số sông chính:
Tên sông
Chiều dài
Sông (Km)
Chiều dài lưu vực (km)
Diện tích lưu vực (km2)
Chiều rộng TB lưu vực( km)
Trà Bồng
Trà Khúc
Sông Vệ
Trà Câu
45
135
90
32
56
123
19
697
3240
1260
442
12,4
26,3
14
4. Đất đai- sinh vật:
4.1. Đất đai: Nhìn chung, đất đai ôû Quảng Ngãi được chia thành 2 hệ chính:
- Hệ đất Feralit tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, bao gồm các loại..............là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.
- Hệ đất phù sa chủ yếu ở đồng bằng, bao gồm các loại..... là nơi phát triển chính về cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.
4.2. Sinh vật: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, cùng với sự phân hoá phức tạp về địa hình, cộng với các yếu tố khí hậu tạo nên sự phong phú về sinh cảnh, kéo theo sự phong phú về loại hình sống, phong phú về các loài động thực-vật. Tuy nhiên, do chiến tranh và sự khai thác không kiểm soát của con người trong nhiều thập kỷ qua mà nguồn tài nguyên thiên nhiên đang đứng trước một thực tế báo động.
Theo điều tra sơ khởi ban đầu, Quảng Ngãi đã phát hiện được 560 loài thực vật thuộc 415 chi và 140 họ, trong đó có 19 loài thuộc loại quý hiếm được ghi ở sách đỏ Việt Nam. Về động vật có 478 loài có xương sống trên cạn (76 loài thú, 308 loài chim, 65 loài bò sát và 29 loài ếch nhái), trong đó có 55 loài động vật quý hiếm được sách đỏ Việt Nam ghi nhận.
Thảm thực vật rừng bao gồm nhiều loại khác nhau: rừng lá rộng thường xuyên và nữa rụng lá, rừng tre nứa, rừng trồng.
III. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Khái quát về tình hình nhân văn:
1.1. Dân cư và lao động: Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có dân số đông. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999, số dân của tỉnh là 1.198.500 người, theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2002 là 1.244.814 người, chiếm 1,56% dân số cả nước, mật độ trung bình là 242 ng/km2. (tính đến 31/12/2006: 1.295.608 người ) Tuy nhiên sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các khu vực, đồng bằng chiếm 83,87% dân số với mật độ 550ng/km2, trong lúc ở miền núi chỉ chiếm 14,6% dân số với mật độ 56ng/km2.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, 54,26% dân số của tỉnh.
Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, mức tăng dân số của Quảng Ngãi ngày càng giảm, tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 1992 là 2,29%, năm 1999 là 1,56%, đến năm 2002 là 1,25%, trung bình mỗi năm giảm 1%.
Về kết cấu dân số theo giới tính, tỷ lệ nam là 48,73% (604.182người), nữ chiếm 51,27% ( 640.632người).
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh của duyên hải miền Trung còn nghèo, tốc độ phát triển kinh tế tương đối chậm, mức độ đô thị hoá còn thấp, tỷ lệ dân thành thị chiếm 13,07% dân số cả tỉnh. Hiện nay, thị xã Quảng Ngãi đang phấn đấu để trở thành thành phố tỉnh lỵ năm 2005, trong tương lai gần, khi khu công nghiệp Dung Quất hoạt động cùng với thành phố Vạn Tường hình thành thì tỉnh Quảng Ngãi sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
1.2. Thành phần dân tộc: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 4 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu: Kinh, Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Hrê, Cor. Trong đó người Kinh chiếm đa số 88,40% ; người Hrê 8,62%, tập trung nhiều ở huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long; người Cor 1,92%, tập trung ở huyện Trà Bồng; người Xơ Đăng 0,98%, tập trung ở huyện Sơn Tây và Sơn Hà, và các dân tộc khác 0,06%.
Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5135,2 km2 và dân số năm 2001 là 1106,4 nghìn người với mật độ dân số 234,9 người /km2. Theo tài liệu tổng điều tra dân số 1/4/1999, trên địa bàn Quảng Ngãi có 26 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Kinh với 88,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Hrê, chiếm 8,7% ; Co 1,9% ; Xơ Đăng 1,9%...
Các dân tộc anh em sống chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đều có chung một lịch sử phát triển lâu dài, gắn bó với nhau, cần cù lao động, hiếu học, đặc biệt là truyền thống yêu nước, bất khuất, đoàn kết chống ngoại xâm.
2. Khái quát tình hình kinh tế:
2.1 Đặc điểm kinh tế chung.
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Thời kỳ 1996-2000:(Báo cáo của đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI)
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 8,56%, đến năm 2000 đạt 3.265 tỉ đồng, bình quân đầu người đạt 2.628.000 đồng, tương đương 192 USD.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,55%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 14,8%/năm.
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 9,8%/năm.
Vì vậy, mặc dù khu vực kinh tế nông - lâm-ngư còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nhưng nhờ nỗ lực hình thành các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là sự hình thành khu công nghiệp Dung Quất, nên có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP.
Cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi (Theo giá hiện hành)
Đơn vị: %
Khu vực
1996
1998
2000
2002
Nông- lâm- ngư
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
43,07
27,39
29,54
38,95
32,41
28,64
34,07
37,87
28,06
33,47
37,85
28,68
Cơ cấu kinh tế:
Nông lâm ngư nghiệp: 32%
Công nghiệp - xây dựng: 33,5%
Dịch vụ: 34,5%
2.2 Các ngành kinh tế:
A) Nông nghiệp: Với điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp, Quảng Ngãi có khả năng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với qui mô lớn. Đất nông nghiệp có 99.055,6 ha chiếm .....% diện tích toàn tỉnh.Cơ cấu nông nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2002 như sau: Trồng trọt: 67,76%, Chăn nuôi: 27,49%, Dịch vụ nông nghiệp: 4,75%.
+ Ngành trồng trọt: Ngànhh trồng trọt giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa là cây lương thực chính và chiếm diện tích lớn nhất. Năm 2002, trong số 150.101 ha, cây lúa chiếm 81.178 ha, chiếm 54,1% diện tích trồng trọt của tỉnh.
Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật (thuỷ lợi, giống, thay đổi cơ cấu mùa vụ...) nên năng suất và sản lượng không ngừng tăng.
Năm
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1992
1995
1998
2002
22,0
28,1
34,4
40,4
204.794
251.960
305.912
329.618
Cây lúa được trồng nhiều thuộc lưu vực các sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ với các cánh đồng có năng suất cao thuộc các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn.
Ngoài lúa, Quảng Ngãi còn trồng nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn, các loại rau đậu.
Ngô được trồng nhiều ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, với sản lượng 32.653 tấn
Cây sắn được trồng để cung cấp cho các nhà máy chế biến tinh bột xuất khẩu tập trung ở các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn, Đức Phổ, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ.
Bình quân lương thực đầu người năm 2002 là 291 kg/người, còn thấp so với trung bình chung của cả nước.
Về cây công nghiệp: Quảng Ngãi là đất của mía, lạc, thuốc lá, dâu tằm, đậu tương, cói...
Mía là cây công nghiệp quan trọng nhất và gắn bó với người dân Quảng Ngãi từ lâu đời, tập trung ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Sơn Hà với diện tích năm 2002 là 9.384 ha, năng suất trung bình từ 55 đến 60 tấn/ha, sản lượng mía đạt 468.956 tấn, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho 2 nhà máy lớn của tỉnh. (Nhà máy đường Quảng Ngãi và nhà máy đường Phổ Phong - Đức Phổ)
Lạc được trồng rải rác khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh với năng suất trung bình 16,1 tạ/ha, sản lượng 8.872 tấn (năm 2002)
Vừng trồng nhiều ở các huyện Bình Sơn, Đức Phổ, Trà Bồng với diện tích 236 ha, sản lượng 53 tấn.
Dâu tằm trồng nhiều ở các bãi bồi ven sông thuộc các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức với diện tích 436 ha, sản lượng 6.216 tấn.
Đậu tương được trồng ở các vùng đồng bằng thuộc các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Quảng Ngãi, diện tích 192 ha, sản lượng 332 tấn.
Tỏi được trồng nhiều ở huyện đảo Lý Sơn có chất lượng tốt, thơm, ngon.
Về cây công nghiệp lâu năm có chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa.
Cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi (trừ cây dừa). Do sự biến động của thị trường, năng suất thấp nên diện tích trồng trọt của các cây công nghiệp lâu năm ở Quảng Ngãi cũng có sự thay đổi, diện tích của một số cây như cà phê, ca cao, dừa giảm, còn một số cây khác như chè, cao su, điều lại tăng. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở QUẢNG NGÃI
Đơn vị : ha
Năm
Chè
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Ca cao
Dừa
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
62
63
88
114
144
149
152
733
792
1.042
1.045
1.175
593
251
550
607
807
1.025
1.142
1.253
1.574
118
123
127
122
115
122
127
475
608
873
1.198
1.572
2.090
2.350
380
540
740
725
665
695
70
6.620
6.625
6.598
6.420
6.380
6.260
2.864
Về cây ăn quả có cam, dứa, chuối, xoài, nhãn, vải, böôûi, mít...
+ Ngành chăn nuôi: Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan.
Năm 2002, đàn trâu 42.871 con, tập trung ở các huyện miền núi, lớn nhất là 2 huyện Ba Tơ và Sơn Hà.
Đàn bò 181.733 con, tập trung ở các huyện đồng bằng và 2 huyện miền núi Sơn Hà, Trà Bồng. Đàn bò đang cải tạo theo hướng Sind hoá và đang đẩy mạnh số lượng lẫn nâng cao chất lượng.
Đàn lợn, dê tăng lên nhanh chóng:
Lợn năm 1998 là 354.226 con lên 517.448 con lăn 2002, tương tự đàn dê từ 2430 con tăng lên 5074 con.
Đàn gia cầm gồm gà, vịt, ngan đến năm 2002 đạt 2.657.000 con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm cũng tăng: 1998 là 26.905 tấn, năm 2002 lên 34.905 tấn.
Để phát triển nông nghiệp, ngoài việc đầu tư kỹ thuật, giống, phân bón, hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng, nhiều công trình thuỷ lợi mới đã được xây dựng như hồ Gia Hội, hồ đập Cù Và, hồ Liệt Sơn, đập Di Lăng, đập Trà Thuỷ, hồ Tôn Dung, đặc biệt là công trình đại thuỷ nông Thạch Nham đưa nước tưới cho hơn 50.000 ha ở các huyện đồng bằng. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng thêm một số hồ chứa nước khác như hồ Núi Ngang, hồ Nước Trong, hồ Chóp Vung... nhằm đáp ứng nước tưới cho một diện tích lớn của tỉnh vào mùa khô.
B) Lâm nghiệp:
Lâm nghiệp cũng là một ngành có tiềm năng lớn ở Quảng Ngãi, đất lâm nghiệp chiếm 396.863 ha, nhưng đất có rừng chỉ chiếm 116.608 ha (29,4%). Vì vậy trong những năm qua, việc trồng rừng đầu nguồn, để phủ xanh đất trống đồi trọc, đất bạc màu, đất ven biển cũng như trồng rừng nguyên liệu đã được đẩy mạnh. Diện tích rừng hàng năm trồng thêm từ 3500 - 4000 ha.
Rừng tự nhiên của Quảng Ngãi có nhiều loại gỗ quý như lim, giỗi, sao cát, vênh vênh, chò, trắc, huỳnh, kiền kiền, gõ... Trữ lượng gỗ có khoảng 9 triệu m3. Ngoài gỗ, trong rừng còn có tre nứa, song mây, đót, lá nón... làm nguồn nguyên liệu cho tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Rừng Quảng Ngãi còn có nhiều loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia bì, sâm, các loại cây lấy sợi, cây có dầu, trầm hương, cây lấy nhựa và các loại nấm. Cây quế là đặc sản nổi tiếng được trồng nhiều ở Trà Bồng.
Trong rừng là nơi sinh sống của nhiều loại động vật như cọp, gấu, hươu, nai, khỉ, trăn... cùng nhiều loài chim quý hiếm khác.
Việc khai thác gỗ và các loại lâm sản khác không hợp lý, việc đốt nương làm rẫy... đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn đã và đang có nguy cơ huỷ hoại môi trường và hệ sinh thái.
c) Ngư nghiệp: Ngư nghiệp là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh Quảng Ngãi, với vùng biển rộng lớn và gần 3.800 ha diện tích mặt nước ngọt, Quảng Ngãi có điều kiện để phát triển ngư nghiệp.
Năm 2002, số lượng tàu thuyền máy có tổng công suất 128.97
File đính kèm:
- Tai lieu Dia li tinh Quang Ngai.doc