Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất. Đức - Trí - Thể - Mỹ. Âm nhạc là môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn, tạo nên hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ.
Tuy nhiên so với nhiều môn học truyền thống đã được giảng dạy lâu năm ở trường phổ thông. Âm nhạc là môn học còn tương đối mới mẽ. Đội ngũ giáo viên ít và phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông.Theo tôi được biết thì trong những năm qua, dù môn Âm nhạc giảng dạy đạ trà chưa đồng bộ nhưng những người làm công tác nghiên cứu giáo dục âm nhạc cùng với các giáo viên cũng đã xây dựng được một mô hình tương đối hợp lý về phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông. Những nguyên tắc chung về phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông đã được đa số nhất trí, nhưng một số phương pháp cách thức dạy học cụ thể vẫn còn có ý kiến tranh luận, cần được làm sáng tỏ thêm
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6742 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng về phương pháp dạy phân môn nhạc lý - Tập đọc nhạc ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Mở đầu
Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất. Đức - Trí - Thể - Mỹ. Âm nhạc là môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn, tạo nên hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ.
Tuy nhiên so với nhiều môn học truyền thống đã được giảng dạy lâu năm ở trường phổ thông. Âm nhạc là môn học còn tương đối mới mẽ. Đội ngũ giáo viên ít và phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông.Theo tôi được biết thì trong những năm qua, dù môn Âm nhạc giảng dạy đạ trà chưa đồng bộ nhưng những người làm công tác nghiên cứu giáo dục âm nhạc cùng với các giáo viên cũng đã xây dựng được một mô hình tương đối hợp lý về phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông. Những nguyên tắc chung về phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông đã được đa số nhất trí, nhưng một số phương pháp cách thức dạy học cụ thể vẫn còn có ý kiến tranh luận, cần được làm sáng tỏ thêm.
Từ lâu nay, việc giảng dạy âm nhạc trong trường THCS ở nước ta còn mang tính truyền thụ lý thuyết đơn thuần. Phương pháp dạy học bộ môn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách dạy tỏng các trường nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp. Tại các trường đó học sinh có năng khiếu lại được tuyển chọn nên phương thức đào tạo hoàn toàn khác so với cách dạy cho học sinh phổ thông đại trà. Dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông chủ yếu là cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hoá âm nhạc, qua âm nhạc để tác động vào thế giới tinh thần của các em, hoàn toàn không có mục đích đào tạo các em thành ca sĩ, nhạc sĩ. Do đó trước hết một người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS cần phải khẳng định được rằng dạy học âm nhạc ở trường PT là dạy ba phân môn kết hợp (học hát, nhạc lý, tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức). Đó vừa là nội dung cũng vừa là phương pháp chủ đạo phù hợp với vấn đề giảng dạy âm nhạc cho đối tượng đại chúng. (Nghĩa là bất kể trẻ em nào đã ngồi trên ghế nhà trường đều phải học, dù em đó thích hoặc không thích âm nhạc, có năng khiếu ít nhiều hay không có năng khiếu âm nhạc). Chính vì thế chúng ta phải nghĩ đến việc đổi mới và cải tiến giảng dạy các phân môn theo hướng tích hợp.
Trong khuôn khổ của bài viết này tôi xin mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân khi dạy về phân môn nhạc lý, tập đọc nhạc ở trường THCS. Mặc dù mới qua một thời gian ngắn giảng dạy nhưng tôi nhận thấy rằng học sinh của tôi (từ lớp 6 ddến lớp 9) đều gặp phải khó khăn, lúng túng khi học phân môn này và đồng thời tôi cũng thấy rằng đây là phân môn có nhiều điều thú vị và rất quan trọng đối với toàn bộ môn âm nhạc. Vì nó có mối liên quan mật thiết với 2 phân môn kia là phân môn vừa giữ vai trò giải mà vừa quyết định đéen việc học tốt bài hát của học sinh. Chính vì vậy đã gây cho tôi sự hứng thú tìm tòi và mong rằng những ý kiến tôi đưa ra sẽ góp phần vào việc giúp học sinh lĩnh hội và học tập môn học của tôi được tốt hơn.
Phần II
Nội dung
A/. Định hướng về phương pháp dạy phân môn nhạc lý - tập đọc nhạc ở trường THCS.
Dạy nhạc lý - tập đọc nhạc phổ thông chủ yếu là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những ký hiệu ghi chép âm nhạc thông dụng, những kiến thức về nhạc lý sơ giản và luyện cách đọc các bài nhạc ngắn gọn, dễ thể hiện, chủ yếu là giọng Đô trưởng và giọng La thứ. Từ những ký hiệu đó các em có khái niệm về những yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, nhịp điệu, tiết tấu, giọng gam... Cách dạy như những năm trước đây qua tham khảo tôi nhậnthấy không phù hợp với giáo viên thường dạy về phương pháp thuyết trình. Phương pháp đó nặng về định nghĩa, giảng giải, ít xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận xét kết luận. Về tập đọc nhạc lại càng chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp dạy cho học sinh chuyên nghiệp âm nhạc gây nên sự căng thẳng nặng nề không phù hợp với năng lực học sinh, làm cho học sinh "sợ tập đọc nhạc" những tiết dạy như thế tôi nghĩ sẽ kém hiệu quả, ít thẩm mỹ và không phù hợp với mục tiêu dạy văn hoá âm nhạc ở trường PT hiện nay. Vì thế không thể dạy lý thuyết trừu tượng mà nhất thiết phải từ thực tế âm thanh sinh động qua những cau hát, bài ca, tiếng đàn cụ thể, kỹ năng thể hiện trường dodọ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập riêng trong mỗi tiết học để lý giải các ký hiệu và tập "giải mã" các ký hiệu đó. Giáo viên cần hiểu rõ vị trí của từng bài giảng trong toàn bộ cấu trúc của chương trình để thấy được mối liên hệ của bài dạy với các bài đã dạy và bài sẽ dạy. Những kiến thức âm nhạc trong SGK đều được sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế từ bài đầu tiên giáo viên phải giúp học sinh hiểu bài ngay tại lớp giúp học sinh "giải mã" những ký hiệu "chết" trên giấy bằng những âm thanh sống động và truyền cảm, đặc biệt những âm thanh đó phải được vang lên một cách chuẩn xác và tinh tế.
Khi ta dạy cho học sinh một bài tập đọc nhạc cũng chính là lúc ta đang đồng thời dạy cả nhạc lý cho học sinh. Mặc dù ở trường PT tập đọc nhạc không thể đạt mục tiêu như ở trường âm nhạc là "đọc thông viết thạo" bản nhạc vì thời lượng học sinh ít và người học là đối tượng đại trà phổ thông. Nhưng là bước đầu tập luyện "giải mã" các ký hiệu ghi chép, học các bài tập đọc nhạc để các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu...
Qua những bài tập đọc nhạc cũng phải giáo dục nhạc cảm và thẫm mỹ âm nhạc. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh biết rằng tập đọc nhạc không phải như "tập đọc chữ" .Tập đọc nhạc sẽ không thể "đọc như nói" mà phải "như hát". Chính vì vậy trong SGK âm nhạc THCS người ta thường dùng các bài tập đọc nhạc trích từ ca khúc để các em được hát lời ca. Tuyệt đối không nên dạy tập đọc nhạc chỉ nhằm rèn luyện kỹ năng đọc nhạc đơn thuần, không phù hợp với mục tiêu môn âm nhạc ở trường PT.
B/. Phương pháp giảng dạy phân môn nhạc lý - tập đọc nhạc.
Muốn dạy sinh động, hấp dẫn phân môn này, để tiết học mang tính nghệ thuật phải lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào hoạt động xây dựng bài học, không nên dùng phương pháp diễn giãi, chủ yếu bằng phương pháp quy nạp để dạy lý thuyết âm nhạc. Giáo viên chuẩn bị tốt mọi phương tiện dạy âm nhạc (đàn phím điện tử, các thanh phách, song loan, bảng phụ...). Chống dạy chay, đọc chép tràn lan, biến giờ dạy âm nhạc thành giờ dạy chính tả, nhạt nhẽo, khô cứng, không có tác dụng thẫm mỹ.
I/. Phương pháp dạy nhạc lý
Muốn dạy tốt phần nhạc lý theo tôi giáo viên cần quán triệt hai nguyên tắc sau:
1, Nguyên tắc thứ nhất: "Từ thực hành để rút ra lý thuyết".
Ví dụ: Muốn dạy về nhịp 24 giáo viên phải cho học sinh nghe và hát trích một số bài hát ( tìm trong số những bài hát đã học từ tiểu học cho học sinh dễ nhận thấy như bài "Lý cây xanh" "quê hương tươi đẹp" "thật là hay"
Giáo viên cho học sinh nghe tiết điệu nhịp 24 C - Rook.. ) của đàn phím điện tử , từ đó giáo viên gợi ý cho học sinh rút ra kết luận về ý nghĩa và tính chất của nhịp 24
Ví dụ 2: Khi dạy về nhịp 44 giáo viên có thể cho các em nghe tiết điệu balaH trong đàn phím điện tử để nhớ lại tiết điệu có 2 phách 1 nhịp, phách thứ nhất mạnh, phách thứ 2 nhẹ). Giáo viên cho học sinh nghe tiết điệu van xơ đễ nhận biết nhịp 34 (3 phách trong 1 nhịp). Tiếp đó giáo viên cho học sinh nghe tiết điệu Rum ba hoặc cha - cha - cha để từ đó học sinh nhận biết tiết điệu nhịp44 (4 phách trong 1 nhịp).
- Giáo viên đoạn nhạc "Quốc ca" cho học sinh nghe để các em cảm nhận được tính chất trang nghiêm của bài hát. Từ đó các em cảm nhận một cách thoải mái và dễ nhớ.
2, Nguyên tắc thứ 2: "Lấy cái biết rồi để dạy cái chưa biết"
Ví dụ 3: Khi dạy về trường độ âm thanh, giáo viên cho học sinh nghe trích bài hát "Tây du ký"mắt quan sát bản nhạc đó theo que chỉ nót của giáo viên từ đó học sinh sẽ rút ra kết luận.
Nốt tròn ngân dài hơn nốt trắng (o > d)
Nốt trắng ngân dài hơn nốt đen (d > )
Nốt đen ngân dài hơn móc đơn ( )
Nốt đơn ngân dài hơn móc kép ( )
Và từ đó học sinh không phải lúng túng khi rút ra kết luận chuẩn xác.
Ví dụ 4: Khi dạy về "Cung và nửa cung" giáo viên cho học sinh quan sát đàn phím điện tử để học sinh tự rút ra nhận xét.
Những phím trắng: Có những phím không xen phím đen vào giữa đó là 2 phím trắng cách nhau cung. Hai phím trắng có xen phím đen vào giữa thì cách nhau 1 cung, Tờ đó giáo viên gợi ý để học sinh tự rút ra âm đồ đến âm đố có 5 cung và 2 nửa cung (mi - fa và xi - đố).
Những phím màu đen chính là những nốt thăng hoặc giáng.
Sau đó giáo viên đàn tất cả những nốt nhạc đó lên để cho học sinh vừa được nghe vừa cảm nhận được điều mình vừa nhận xét.
II/. Phương pháp dạy tập đọc nhạc.
Để học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả, không bị gò ép, lúng túng đối với phần tập đọc nhạc giáo viên phải cho học sinh được thực hành nhiều. Thời gian trên lớp cần phải bố trí một cách hợp lý, tối ưu để tất cả học sinh được nghe, nhìn và luyện tập. Giáo viên cần tận dụng bảng phụ trên lớp, phải tạo được sự hứng thú cho học sinh. Tập đọc nhạc là phân môn khó. Nó là sự "giải mã" đồng thời một loạt hệ thống ký hiệu âm nhạc với các yêu cầu: Xác định tên nốt trên khuông có khoá, đọc đúng tương quan cao độ, trường độ các nốt. Để giúp học sinh đọc nhạc dễ dàng giáo viên phải cho học sinh phát âm và đọc từng lại ký hiệu khi cho giải mã tổng hợp (đọc hoàn chỉnh cả bài). Tức là phải đi trình tự theo các bước sau:
1, Nhận dạng khuông nhạc và nắm chắc nguyên tắc sắp xếp trên khuông.
Giới thiệu khuông nhạc, tên dòng và khe
Giáo viên dùng que chỉ nốt nhạc để học sinh nói tên dòng và khe với tốc độ từ chậm đến nhanh.
Giới rhiệu nguyên tắc viết thứ tự nốt trên khuông có khoá Sol và rèn kỹ năng nói tên nốt từ chậm đến nhanh.
Sử dụng các bài tậo chuyển tiết tấu và tên nốt (Đồ, Rê, Mi...) trên khuông nhạc và sự vạch nhịp theo từng nhịp đã học. Cách này giúp học sinh nhớ tên nốt nhạc trên khuông, không bị nhầm lẫn tên các nốt và được rèn kỹ năng chép nhạc.
2, Tập đọc nhạc:
- Tập thể hiện tiết tấu: Thực hiện từng bước đọc -> gõ theo âm hình của bài: Có nhiều cách thể hiện tiết tấu như sau:
Thể hiện tiết tấu bằng âm hình tiết tấu.
Ví dụ:
Miệng đọc: đen đen đen "lặng" đen đơn đơn đen lặng
Tay gõ phách: + _ + _ + -- + --
Viết Đọc
Tròn
Trắng
Đen
Đơn đơn
Kép kép
Lặng
Đọc bằng âm tiết tấu làm cho học sinh hứng khởi đồng thời đã thực hiện công việc vỡ trường độ của bài.
3, Tập ghi âm tiết tấu:
Ghi âm tiết tấu giúp học sinh nhận biết độ dài, ngắn trong các âm hình tiết tấu và gây hứng thú cho học tập. Cách làm như sau:
Giáo viên vỗ tay hoặc gõ thanh phách từng hàng tiết tấu từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp cho học sinh nghe và ghi. Giáo viên có thể gõ từng tiết nhạc trong những bài hát quen thuộc trong chương trình học để học sinh ghi tiết tấu ta giấy nháp, sau đó giáo viên hướng dẫn bổ sung, sữa chữa.
4, Luyện cao độ trên khuông.
Thủ pháp này đôi hỏi học sinh cùng 1 lúc phải thực hiện hai kỹ năng, luyện theo nhóm từ 3 -> 4 -> 5 âm. Nhận biết nốt nạhc trên khuông và đọc đúng cao độ. Vì vậy phải cho học sinh đọc âm trung bình trước (thường là âm Sot) từ đó học sinh đọc kỹ các âm ổn định (luyện trụ). Dựa vào âm ổn định để đọc cái âm khác. Giáo viên đánh đàn cho học sinh dựa vào đàn đọc theo các âm có trong bài tập đọc nhạc.
5, Tập ghi âm cao độ.
Mỗi tiết tập đọc nhạc giáo viên dành thời gian vài phát để cho học sinh ghi âm theo đàn. Đây là phương pháp tốt nhất để luyện tai nghe cho học sinh. Việc ghi âm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tập đọc nhạc. Sau khi luyện cao độ bằng các thủ pháp đã nêu, giáo viên cho học sinh nghe đàn để ghi âm.
Ví dụ: Cho ghi 3 âm trước rồi ghi 4, 5 âm, cho ghi âm liền bậc rồi cách bậc, có 2 mức độ để đánh giá học sinh trong ghi âm như sau:
Mức độ: Nghe nói đúng tên nốt nhưng đọc không chuẩn
Mức độ 2: Nghe nói đúng, đọc đúng âm
6, Hướng dẫn hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc.
Để đọc được bài tập đọc nhạc học sinh cùng một lúc phải thể hiện ba kỹ năng để nhận biết nốt trên khuông, đọc cao độ, đọc trường độ. Vì vậy giáo viên phải từng bước gợi ý dẫn dắt cho học sinh giải quyết từng kỹ năng một trước khi phối hợp ba kỹ năng. Cũng từ đó giáo viên dạy phần lý thuyết âm nhạc (từ thực hành rút ra lý thuyết) có liên quan tới bài tập đọc nhạc. Có thể nói đây là yếu tố quyết định của việc đổi mới phương pháp trong công việc dạy tập đọc nhạc cho học sinh THCS. Khi học sinh đã đọc được bài tập đọc nhạc giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện đúng tính chất sắc thái của bài. Phương pháp dạy phân môn này cần phải biết vận dụng cho phù hợp. Dùng các câu hỏi gợi mở và các ví dụ sinh động để học sinh rút ra nhận xét, kết luận. làm sao để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Không nên gây sự căng thẳng, nặng nề khiến các em có tâm lý lo sợ khi học tập đọc nhạc.
Nhiều chuyên gia giáo dục âm nhạc cũng cho rằng dạy tập đọc nhạc giáo viên đàn giai điệu từng câu ngắn để học sinh tập đọc đúng tên nốt nhạc cuối cùng nhiều em trong lớp đọc đúng cả bài một cách trôi chảy. Tôi đã vận dụng định hướng trên vào phương pháp dạy học và đã thắng lợi trong việc dạy tập đọc nhạc cho học sinh ở trường THCS . Kết quả cho thấy :
Hầu hết học sinh các lớp đều học tốt phân môn này.
Việc học tập đọc nhạc không làm cho học sinh nặng nề mà các em ngày càng say mê học tâp hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân muốn được đưa ra để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và rất mong được sự góp ý từ các bạn./.
File đính kèm:
- Phan mon nhac li .doc