Dự án SREM – Sổ tay quản trị hiệu quả trường học

Chương 1. CÁC QUI ĐỊNH VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ HIỆU TRƯỞNG

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA HIỆU TRƯỞNG

 1.1. Các qui định chung trong Luật Giáo dục

Điều 16 - Luật Giáo dục 2005 quy định chung cho cán bộ quản lý giáo dục:

1. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

2. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

3. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 34 - Luật Giáo dục 2005 quy định chung cho hiệu trưởng:

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

1.2. Các qui định chi tiết trong Điều lệ trường

 

doc213 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dự án SREM – Sổ tay quản trị hiệu quả trường học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. CÁC QUI ĐỊNH VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ HIỆU TRƯỞNG I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA HIỆU TRƯỞNG 1.1. Các qui định chung trong Luật Giáo dục Điều 16 - Luật Giáo dục 2005 quy định chung cho cán bộ quản lý giáo dục: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều 34 - Luật Giáo dục 2005 quy định chung cho hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định. 1.2. Các qui định chi tiết trong Điều lệ trường 1.2.1 Hiệu trưởng trường Mầm non Điều 16 - Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: 1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. 2. Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định; d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ; đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; g) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 2.2. Hiệu trưởng trường Tiểu học Điều 17 - Điều lệ Trưởng tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: 1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND Huyện bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng GD&ĐT. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, Hiệu trưởng được luân chuyển đến một trường khác lân cận hoặc theo yêu cầu điều động. Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một trường tiểu học. Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường tiểu học được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định; d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; đ) Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; g) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 2.3. Hiệu trưởng Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Điều 19 - Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có nhiệm vụ: Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ này; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản 1 Điều này. 2.4. Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Điều 16 - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, ban hành kèm theo Quyết định số 82 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT chuyên như sau: 1. Quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất; phát huy thế mạnh về năng lực của đội ngũ giáo viên, bảo đảm chất lượng cao trong giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các môn chuyên. 2. Có quyền đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngoài nước và đề nghị thuyên chuyển những giáo viên, cán bộ không đáp ứng yêu cầu công tác tại trường chuyên; đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp chuẩn y việc mời giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài nước. 2.5. Hiệu trưởng trường năng khiếu TDTT Điều 15 - Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao trong giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn quy định cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường năng khiếu thể dục thể thao còn có nhiệm vụ và quyền hạn: 1. Sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị; phát huy tốt năng lực và trí tuệ của giáo viên, học sinh trong giảng dạy, học tập và các hoạt động, đặc biệt đối với việc tập luyện, phát triển tài năng thể dục thể thao của học sinh. 2. Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của địa phương cho cán bộ quản lý trường phổ thông và các chế độ ưu tiên khác đối với loại hình trường chuyên biệt. 3. Được tuyển chọn giáo viên, huấn luyện viên về giảng dạy, huấn luyện tại trường và đề nghị thuyên chuyển đối với những giáo viên, huấn luyện viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy, huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao theo phân cấp hiện hành. 2.6. Hiệu trưởng Trường dân tộc nội trú Điều 20 - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường PT DTNT như sau: 1. Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. 2. Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp. 3. Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc thiểu số. 4. Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. 2.7. Hiệu trưởng Trường sư phạm thực hành Điều 20 - Quy chế trường thực hành sư phạm phục vụ công tác đào tạo giáo viên trung học phổ thông của các trường đại học sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học khác, ban hành kèm theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/ 7/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoquy định: Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường thực hành sư phạm. Ngoài những nhiệm vụ đã quy định trong Điều lệ trường Trung học và các quy định hiện hành khác, Hiệu trưởng còn có các nhiệm vụ: + Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành sư phạm; + Đảm bảo đầy đủ các điều kiện (đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị, tài chính) để thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành sư phạm. 2.8. Hiệu trưởng Trường ngoài công lập Điều 15 - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ngoài công lập, ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐTngày 28/8/2001 qui định những điều sau đối với Hiệu trưởng trường ngoài công lập: 1. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và trước Hội đồng quản trị (nếu có) về việc thực hiện các quy định, quy chế về giáo dục - đào tạo, bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục - đào tạo và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 2. Hiệu trưởng phải bảo đảm có dủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng, khi được đề cử không quá 70 tuổi. 3. Đối với trường có Hội đồng quản trị, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Điều lệ nhà trường tương ứng, hiệu trưởng trường ngoài công lập còn có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; b. Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, hoạt dộng khoa học - công nghệ, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; c. Đề xuất danh sách giáo viên, giảng viên và là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên, giảng viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trường ngoài công lập về lao động - tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội khen thưởng, kỷ luật; d. Lập dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được Hội động quản trị phê duyệt. Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với Hội đồng quản trị, các cấp quản lý có liên quan; đ. Đảm bảo trật tự, an ninh và môi trường sạch đẹp, an toàn trong nhà trường; e. Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp; g. Có thể được đề cử đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị. 2. Trách nhiệm thực hiện dân chủ trong trường học của hiệu trưởng Điều 4 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban hành kèm theo QĐ số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm: Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công chức, của người học trong Quy chế này. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao cho Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người học. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước. - Điều 5 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định: Những Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định: 1. Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học. 2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường. 3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức. 4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường. 5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường. 6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học. Điều 10 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định: Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây: Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật. Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học), tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định. - Điều 16 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định: - Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết định những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học. II. CÁC YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ 1. Hiệu trưởng trường mầm non Điều 16 - Điều lệ trường Mầm non quy định: Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định; b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ. 2. Hiệu trưởng trường Tiểu học Điều 17 - Điều lệ trường Tiểu học quy định: Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp tiểu học, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng có thể có thời gian dạy học ít hơn theo quy định. 3. Hiệu trưởng trường THCS, THPT Điều 18 - Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau: a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó; b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; có đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, cán bộ tín nhiệm. Chương 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG HỌC I. CÁC QUI ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN 1.1. Qui định trong Luật Giáo dục Điều 58, Điều 93 – Luật Giáo dục 2005 quy định: Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; Tuyển sinh và quản lý người học; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, cán bộ và người học tham gia các hoạt động xã hội; Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. 1.2. Các qui định trong Điều lệ trường 1.2.1 Trường mầm non Điều 2 – Điều lệ Trường mầm non quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non như sau: 1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật. 3. Quản lý cán bộ, giáo viên, cán bộ để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. 5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn. 6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định. 9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Trường tiểu học Điều 3 – Điều lệ Trường Tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học như sau: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường. Quản lý cán bộ, giáo viên, cán bộ và học sinh. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học Điều 3 – Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học như sau: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, cán bộ. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Trường THPT chuyên Điều 2 - Quy chế tổ chức và hoạt động của trườn

File đính kèm:

  • docTai lieu tham khao.doc
Giáo án liên quan