Giáo án 10 - Chương trình chuẩn Trường THPT Nguyễn Thái Học

 1. Giúp HS nắm một cách khái quát nền văn học Việt Nam: Các bộ phận hợp thành; tiến trình vận động và phát triển; những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật

2. Giáo dục học sinh niềm tự hào, sự trân trọng nền văn học dân tộc. Từ đó khơi gợi tình cảm và thái độ học tập đúng đắn đối với môn ngữ văn.

 3. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp – khái quát, tìm và phân tích dẫn chứng chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm.

 

 II. CÁCH TIẾN HÀNH:

 

 Kết hợp các phương pháp đọc hiểu - gợi tìm, trao đổi thảo luận nhóm.

 

 III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

Giáo án , tư liệu, một số bảng biểu, sách giáo khoa, bài soạn của học sinh.

 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút )

3. Bài mới: ( Lời dẫn vào bài giới thiệu được vị trí và tầm quan trọng của bài học trong chương trình THPT và lớp 10 )

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 - Chương trình chuẩn Trường THPT Nguyễn Thái Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 1 Ngày soạn : 21 /7 / 2008 Ngữ văn: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Giúp HS nắm một cách khái quát nền văn học Việt Nam: Các bộ phận hợp thành; tiến trình vận động và phát triển; những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật 2. Giáo dục học sinh niềm tự hào, sự trân trọng nền văn học dân tộc. Từ đó khơi gợi tình cảm và thái độ học tập đúng đắn đối với môn ngữ văn. 3. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp – khái quát, tìm và phân tích dẫn chứng chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm. II. CÁCH TIẾN HÀNH: Kết hợp các phương pháp đọc hiểu - gợi tìm, trao đổi thảo luận nhóm. III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Giáo án , tư liệu, một số bảng biểu, sách giáo khoa, bài soạn của học sinh. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút ) 3. Bài mới: ( Lời dẫn vào bài giới thiệu được vị trí và tầm quan trọng của bài học trong chương trình THPT và lớp 10 ) TL Yêu cầu cần đạt được Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 38’ A. Cấu trúc bài học: Ba nội dung chính của bài học: - Các bộ phận hợp thành của nền VHVN - Quá trình phát triển của nền VHVN - Con người Việt Nam qua văn học B. Nội dung cụ thể của bài học: I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN - Văn học Việt Nam: Là sáng tác ngôn từ của người Việt Nam từ xưa đến nay - Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận: VHDG và VH viết. 1. Văn học dân gian:. 1.1. Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. 1.2. Các thể loại chủ yếu: truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, hò vè, câu đố, chèo... 1.3. Đặc trưng tiêu biểu: Tính tập thể Sáng tác Tính truyền miệng lưu truyền Tính thực hành: Gắn bó với những sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng ð Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian. Văn học dân gian mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết. 2. Văn học viết 2.1. Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết và mang dấu ấn của tác giả 2.2. Các thể loại chủ yếu: Tự sự trung đại, hiện đại; Trữ tình ; Sân khấu với các thể loại cụ thể riêng biệt: Các loại truyện, thơ, văn biền ngẫu, nghị luận, kịch... 2.3. Đặc trưng tiêu biểu: Sáng tác và lưu truyền: Chữ viết - văn bản, đọc - Chữ Hán: Văn tự Hán đọc theo cách của người Việt ( âm Hán - Việt ) - Chữ Nôm: Chữ viết cổ ghi âm tiếng Việt được sáng tạo từ chữ Hán. - Chữ Quốc ngữ: Sử dụng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt. Mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo của cá nhân. ð Văn học viết ra đời từ thé kỉ thứ X. Văn học viết đóng vai trò chủ đạo và làm nên diện mạo của nền VHVN II. Quá trình phát triển của nền VH Việt Nam 1. Văn học trung đại : (VH từ TKX đến TK XIX) - VH phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam: Đinh, tiển Lê, Lý , Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn - VH phản ánh những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và những chiến công hào hùng của dân tộc: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đại phá quân Tống, nhà Trần 3 lần đánh tan giặc Mông - Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, Quang Trung đại phá quân Thanh - VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. 1.1. Văn học chữ Hán: - Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên nhưng VH viết Việt Nam chính thức được hình thành từ TKX khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập từ giặc phương Bắc. Văn học chữ Hán tồn tại cho đến cuối TKXIX đầu TKXX. - Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp thu các học thuyết lớn phương Đông thới đó: Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang. - Việc sử dụng chữ Hán trong sáng tác vừa tạo điều kiện cho VH Trung Quốc ảnh hưởng đến VHVN vừa tạo điều kiện để VHVN sáng tạo về các thể loại VH. - Thể loại: thơ, văn - Tác phẩm tác giả tiêu biểu: Thơ văn yêu nước ( Lý - Trần - Lê - Nguyễn ) gắn liền với các tác giả: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…; thơ thiền của các thiền sư, vua quan tướng lĩnh Lý Trần… ð Tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học Trung Hoa nhưng văn học chữ Hán mang đậm tính dân tộc, diễn tả tâm hồn vẻ đẹp và tài hoa Việt Nam 1.2. Văn học chữ Nôm - Văn học chữ Nôm ra đời TKXII và phát triển mạnh từ TKXV và đạt đến đỉnh cao ở TKXVIII. - VH Nôm là sự vận động tất yếu của nền VH dân tộc; là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc. - VH Nôm đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống và diễn tả tâm hồn của người Việt Nam. - VH Nôm tiếp thu một cách sáng tạo thể thơ Đường luật tạo nên thơ nôm Đường luật ( Hồ Xuân Hương, bà huyện thanh Quan ), thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn ( Nguyễn Trãi ); chịu ảnh hưởng sâu sắc của VHDG - Sự phát triển của VH Nôm gắn liền với sự trưởng thành của những truyền thống lớn của VH trung đại:lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và tính hiện thực đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại. 2. Văn học hiện đại ( từ đ. TKXX ’ hết TKXX ) - Đây là nền VH tiếng Việt chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ - VHVN bước vào quá trình hiện đại hóa, mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc với nền VH Âu - Mỹ. - Các giai đoạn: 2.1. Từ đầu TKXX ’ 1930 - Chữ viết: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp - Thể loại chủ yếu: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết - Tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Ái Quốc… 2.2. Từ 1930 ’ CM/8/1945 - Chữ viết: Chữ Hán, chữ Quốc ngữ - Thể loại chủ yếu: Thơ, truyện, kịch, phê bình - Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu… 2.3. Từ CM/8/1945 ’ 1975 - Chữ viết: chữ Quốc ngữ - Thể loại chủ yếu: Thơ, truyện, kí, kịch, nghị luận phê bình - Văn học gắn liền với 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ hình thành nên nền VH yêu nước Cách mạng - Tác giả tiêu biểu: Kim Lân, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu, Xuân Quỳnh… 2.4. Từ 1975 ’ hết TKXX - Chữ viết: chữ Quốc ngữ - Thể loại chủ yếu: Thơ, truyện, kí, kịch, nghị luận phê bình - VH sau giải phóng, đổi mới mạnh mẽ và toàn diện với 2 mảng đề tài lớn: Lịch sử chiến tranh - cách mạng và Cuộc sống - con người VN đương đại. - Tác giả tiêu biểu: Lê Lựu, nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Khắc Trường… Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc bài học để có cái nhìn khái quát về toàn bài. Thao tác 1: GV yêu cầu HS quan sát các mục lớn trong SGK từ trang 5 ’ 13 và trình bày bố cục của bài học. Thao tác 2: Giáo viên đúc kết chốt kiến thức: Bài học đước cấu trúc làm 3 phần: Các bộ phận hợp thành; Quá trình phát triển; Con người Việt Nam qua VH. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 1: Các bộ phận hợp thành của VHVN Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu VHDG - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và đặt câu hỏi: + Văn học Việt Nam là gì? Có mấy bộ phận văn học lớn? Đó là những bộ phận nào? + VHDG do ai sáng tác? Nó được sáng tác và lưu truyền bằng hình thức chủ yếu nào? Vì sao? Có khi nào người trí thức tham gia sáng tác VHDG không? Thử tìm một vài ví dụ mà em biết để chứng minh. + Em hãy kể tên những thể loại VHDG đã được học ở THCS + Đặc trưng chủ yếu của VHDG là gì? Em hiểu thế nào là tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của VHDG? Cho ví dụ - Giáo viên định hướng kiến thức và nói rõ thêm: + Người trí thức có thể sáng tác VHDG nhưng phải tuân thủ đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân ( Hỡi cô tát nước bên đường… của Bàng Bá Lân; Tháp Mười đẹp nhất hoa sen… của Bảo Định Giang ) + Tính thực hành của VHDG biểu hiện ở sự gắn bó với mọi sinh hoạt cộng đồng. + Hai bộ phận VH có mối quan hệ gắn bó mật thết với nhau Thao tác 2: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu VH viết theo câu hỏi định hướng: + Tác giả VH viết thuộc tầng lớp nào? VH viết VN viết bằng những thứ chữ nào? + Ở bậc THPT em đã được học những thể loại VH viết nào? - GV yêu cầu HS trình bày kết hợp với nhận xét - bổ sung. - GV đúc kết kiến thức Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 2: Quá trình phát triển của nền VHVN Thao tác 1: GV yêu cầu HS làm việc với SGK và phát biểu về cách phân kì của VHVN xét từ 2 góc độ: thời gian và không gian theo câu hỏi định hướng: - Nền VH viết VN chia làm mấy thời kì VH? Đó là hai thời kì nào? - Ở mỗi thời kì, VHVN có quan hệ với những nền VH nào? Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thời kì VH trung đại ( từ TKX đến TKXIX ) - GV phân nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + VH trung đại hình thành trong hiện thực đất nước nào? VH thời kì này được viết bằng thứ chữ chủ yếu nào? + Chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thời gian nào? tại sao đến TKX văn học viết Việt Nam mới thực sự hình thành? Chữ Hán đóng vai trò gì đối với VHVN thời trung đại? Em hãy kể tên những tác phẩm lớn viết bằng chữ Hán đã được học ở bậc THCS + Chữ Nôm ra đời, phát triển và đạt đến đỉnh cao ở TK nào và gắn với những tác phẩm nào? Việc ra đời của chữ Nôm và sự phát triển của VH Nôm chứng tỏ điều gì và có ý nghĩa như thế nào đối với nền VHDT? - GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện. - GV đúc kết kiến thức kết hợp với bổ sung mở rộng nâng cao kiến thức. Thao tác 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thời kì VH hiện đại ( từ đầu TKX đến hết TK XX ) - GV yêu cầu HS làm việc với SGK trang 9 và đặt câu hỏi: + VH thời kì hiện đại chủ yếu được viết bằng thứ chữ nào? Thời kỳ VH này có gì khác biệt nổi bật so với thời kỳ VH trung đại? + VH hiện đại chia thành mấy giai đoạn? Hãy nêu các giai đoạn VH của thời kì VH này. Hãy nêu các tác tpẩm, tác giả của từng giai đoạn. + Giai đoạn từ sau CM/8 đến 1975, VH Việt Nam có đặc điểm gì? Em hãy chứng minh bằng thơ văn. + Giai đoạn sau 1975 VH Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật? Em hãy chứng minh bằng các tác phẩm thơ văn. - GV đúc kết kiến thức và cung cấp thêm kiến thức: - Thời kì VH hiện đại bắt đầu từ đầu TKXX. VH được viết bằng chữ Quốc ngữ. VH hiện đại VN một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, mặt khác tiếp nhận ảnh hưởng của những nền VH lớn trên thế giới để hiện đại hóa và để đổi mới. Sự đổi mới khiến cho VH hiện đại có một số điểm khác biệt lớn so với VH Trung đại: Tác giả chuyên nghiệp; tác phẩm VH đi vào đời sống nhanh hơn, tạo mqh mật thiết với độc giả nhờ báo chí và kĩ thuật in ấn. Các thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… dần thay thế cho những thể loại cũ của VH Trung đại; hệ thống thi pháp mới với lối viết hiện thực, đề cao tính sáng tạo, đề cao cá nhân dần thay thế cho lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của VH Trung đại. - Từ sau CM/8 nền VH mới ra đời và phát triển toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng phục vụ đắc lực cho công cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước. - Sau 1975, VH phản ánh công cuộc đổi mới hiện đại hóa đất nước. Đề tài về CS và con người VN trong bối cảnh kinh tế thị trường được VH quan tâm.VH một mặt phê phán những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức mặt khác xây dựng nhân vật mới với quan niệm giá trị mới như là sản phẩm tất yếu của hiện thực XH mới. Hoạt động 1: HS làm việc với SGK và phát biểu ý kiến Thao tác 1: HS quan sát các đề mục trong SGK và trình bày bố cục của bài học Thao tác 2 : HS lắng nghe và ghi nhớ Hoạt động 2: HS tìm hiểu nội dung 1: Các bộ phận hợp thành của VHVN Thao tác 1: HS làm việc cá nhân: - Đọc SGK và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe và ghi nhớ. Thao tác 2 : HS làm việc theo nhóm: - HS lập bảng so sánh kiến thức và nhận xét . - Lần lượt đại diện các nhóm trìmh bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ Hoạt động 3: HS tìm hiểu nội dung 2: Quá trình phát triển của nền VHVN Thao tác 1: HS làm việc cá nhân: - Đọc SGK và phát biểu ý kiến - GV đúc kết kiến thức, HS lắng nghe, ghi nhớ. Thao tác 2: HS tham gia thảo luận theo nhóm. - Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện. - GV đúc kết kiến thức, HS lắng nghe và ghi nhớ Thao tác 3: HS làm việc cá nhân: - Đọc SGK và phát biểu ý kiến - GV đúc kết kiến thức, HS lắng nghe, ghi nhớ. Củng cố kiến thức và hướng dẫn luyện tập: ( 02 phút ) 5. Dặn dò: ( 01 phút ) Chuẩn bị bài ( tiếp theo) “ Tổng quan nền văn học Việt Nam”. V. RÚT KINH NGHIỆM : Tiết thứ : 2 Ngày soạn : 21 /7 / 2008 Ngữ văn: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Giúp HS tiếp tục nắm một cách khái quát nền văn học Việt Nam ở phương diện: Con người Việt Nam trong VH Việt Nam 2. Giáo dục học sinh niềm tự hào, sự trân trọng nền văn học dân tộc. Từ đó khơi gợi tình cảm và thái độ học tập đúng đắn đối với môn ngữ văn. 3. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp – khái quát, tìm và phân tích dẫn chứng chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phối hợp các phương pháp: Phát vấn - Thuyết trình - Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 1. Chuẩn bị của thầy : Giáo án , tư liệu, một số bảng biểu, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của trò : Bài soạn + sách giáo khoa, bảng phụ . IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút ) Văn học Việt Nam gồm những bộ phận văn học nào? Em hãy trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. 3. Bài mới TL Yêu cầu cần đạt được Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 38’ III. Con người Việt Nam qua văn học - Con người là đối tượng phản ánh của văn học. Văn học Việt Nam phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ: 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên - Khám phá và chinh phục thiên nhiên: Nhận thức cải tạo chinh phục thế giới tự nhiên ( Thần thoại, truyền thuyết ) - Tình yêu thiên nhiên: + Thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ ( cây đa, bến nước, vầng trăng, cánh đồng, dòng sông… ) + Thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà nho ( tùng, cúc, trúc, mai… ) ð Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc 2.1. Chủ nghĩa yêu nước hình thành trong VH gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. - Dân tộc ta sớm có ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ. - Do vị trí địa lí đặc biệt mà đất nước ta sớm có nạn ngoại xâm và liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập tự chủ. - Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước từ xưa đến nay đặc biệt là tinh thần tiên phong chống đế quốc của nền VHCM thế kỉ XX đã tạo nên hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh. - Đặc diểm nội dung của CN yêu nước: + Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước + Tự hào về truyền thống lịch sử oai hùng và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. + Căm thù giặc sâu sắc, quyết xả thân vì đất nước, dân tộc. + Cống hiến tài trí sức lực để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. ð Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu có giá trị quan trọng của văn học Việt Nam. 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội - Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. - Phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân trong xã hội cũ. - Tố cáo giai cấp thống trị tham bạo, bênh vực quyền sống của con người. - Khơi dậy niềm tin vào ngày mai tươi đẹp dẫu khó khăn gian khổ. ð Tiền đề tạo nên CN hiện thực và CN nhân đạo 3. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân. - Xử lí mqh về 2 phương diện: cái tôi và cái ta để xây dựng một đạo lí làm người tốt đẹp: + Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người VN đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân + Hoàn cảnh khac nhau như ở cuối TK XVIII hay giai đoạn 1930 - 1945 cái “tôi” cá nhân lại được đề cao - Song xu hướng chung của sự phát triển VHDT là xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, vị tha, giàu đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa … đấu tranh chống CN khắc kỉ, đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận CN cá nhân cực đoan. Hoạt động 4: GV dẫn dắt và hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 3: Con người Việt Nam qua văn học. Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu con người Việt Nam trong mqh với thế giới tự nhiên. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và đặt câu hỏi gợi ý: + Vì sao tìm hiểu VHVN cần tìm hiểu mqh giữa con người với thế giới tự nhiên? + Văn học thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên qua tư tưởng, tình cảm nào? Hãy tìm dẫn chứng để minh họa - Giáo viên đúc kết kiến thức và nói rõ thêm: + Do đặc điểm địa lý và đặc biệt là đặc điểm tâm hồn, nhu cầu tất yếu muốn khám phá và chinh phục tự nhiên phục vụ cuộc sống của người VN tạo nên mqh mật thiết giữa con người và thế giới tự nhiên ’ trở thành nội dung quan trọng của VHVN. + Biểu hiện: * Khám phá và chinh phục tự nhiên để xây dựng non sông tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết sâu sắc và phong phú về thiên nhiên ( truyện cổ dân gian ) * Tình yêu thiên nhiên ( ca dao dân ca, thơ trữ tình … ) Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu con người Việt Nam trong mqh với quốc gia dân tộc. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và đặt câu hỏi gợi ý: + Vì sao VHVN lại thể hiện mqh máu thịt giữa con người VN với đất nước dân tộc? + Mqh máu thịt ấy thể hiện trong VH như thế nào? Hãy tìm những dẫn chứng VH để chứng minh. - GV nhận xét - bổ sung đúc kết kiến thức: * Do đặc điểm lịch sử: sớm có nạn ngoại xâm và phải liên tục chống ngoại xâm ’ hình thành CN yêu nước trong VH * Biểu hiện phong phú và sâu sắc: Ngợi ca và tự hào về vẻ đẹp và truyền thống; căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết xả thân để bảo vệ đất nước; cống hiến tài trí cho đất nước … Thao tác 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu con người Việt Nam trong mqh với xã hội - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và đặt câu hỏi gợi ý: + Vì sao VHVN lại thể hiện mqh máu thịt giữa con người VN với xã hội? + Mqh ấy thể hiện trong VH như thế nào? Hãy tìm những dẫn chứng VH để chứng minh. - GV nhận xét - bổ sung đúc kết kiến thức: * Xuất phát từ ước mơ ngàn đời của người VN là xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp ’ hình thành CN hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong VH * Biểu hiện phong phú và sâu sắc: Phơi bày hiện thực đau khổ mà dân tộc phải chịu đựng; tố cáo thế lực bạo tàn; thể hiện ước mơ và niềm tin … Thao tác 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu con người Việt Nam và ý thức về bản thân. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và đặt câu hỏi gợi ý: + Vì sao VHVN lại thể hiện con người VN vớiø ý thức về bản thân? + Ngừoi VN đã xử lí 2 phương diện: cái tôi và cái ta; cái riêng và cái chung… như thế nào? Hãy tìm những dẫn chứng VH để chứng minh. - GV nhận xét - bổ sung đúc kết kiến thức: * Con người luôn tồn tại 2 phương diện: cái tôi - cái ta, cái chung - cái riêng và luôn phải xử lí hài hòa 2 phương diện trên tùy vào từng hoàn cảnh xã hội để hướng đến xây dựng đạo lí làm người tốt đẹp. * Đề cao ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân, tinh thần tập thể, mặt khác, cũng rất quan tâm đến “cái tôi” trong những hoàn cảnh cụ thể, quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc tình yêu, hứng thú tha thiết với cuộc sống trần thế…, không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Hoạt động4: HS làm việc theo nhóm: Thao tác 1 - Nhóm 1 tìm hiểu từ SGK trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ Thao tác 2: - Nhóm 2 tìm hiểu từ SGK trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ Thao tác 3 : - Nhóm 3 tìm hiểu từ SGK trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ Thao tác 4: - Nhóm 4 tìm hiểu từ SGK trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ 4. Củng cố kiến thức và hướng dẫn luyện tập: ( 02 phút ) * Câu hỏi trắc nghiệm: ( GV phát phiếu học tập hoặc sử dụng bảng phụ ) 1. VHVN bao gồm những sáng tác nào? a. Các sáng tác nghệ thuật bằng tiếng Việt Nam b. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt Nam c. Các sáng tác ngôn từ của người Việt Nam từ xưa đến nay 2. Văn học Việt Nam gồm những bộ phận nào? a. Văn học dân gian và văn học viết b. Văn học dân gian và văn học hiện đại c. Văn xuôi và thơ 3. Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào? a. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. b. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp. c. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh. 4. Văn học viết Việt Nam gồm: a. Văn học cổ đại và văn học trung đại b. Văn học trung đại và văn học hiện đại. c. Văn học cổ đại, văn học trung đại và văn học hiện đại. 5. Văn học hiện đại Việt Nam gồm những giai đoạn văn học nào? a. 3 giai đoạn: Từ đầu TK XX đến 1945; Từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay b. 3 giai đoạn: Từ đầu TK XX đến 1945; Từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết TK XX. c. 2 giai đoạn: Từ đầu TK XX đến CM/8/1945; Từ sau CM/8/1945 đến nay. * Luyện tập: ( GV gợi ý, HS về nhà hoàn thiện ) + Em hãy phát biểu ý kiến về nhận định: “Văn học Việt Nam khô

File đính kèm:

  • docTong quan nen van hoc Viet Nam.doc