I, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1, kiến thức:
-Trẻ biết tên và tác giả của bài hát “ bài hát của chuồn chuồn”
-Trẻ thuộc lời bài hát và giai điệu của bài hát.
- Trẻ biết bài “ cò lả” dân ca đồng bằng bắc bộ”
-Trẻ biết cách chơi trò chơi theo hướng dẫn.
2, kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng nghe.
-Phát triển kĩ năng vận động theo nhạc
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 24287 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Dạy hát: “bài hát của chuồn chuồn” ( Hoàng Lương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn âm nhạc
Chủ đề: thế giới động vật
Đối tượng : mẫu giáo lớn
Thời gian: 25 -30p
Người dạy: Hoàng Thị Giang
Ngày soạn: 25/3/2011
Số lượng trẻ: 35-40 trẻ.
Nội dung chính: dạy hát: “bài hát của chuồn chuồn” ( Hoàng Lương)
Nội dung kết hợp: - nghe hát: “ cò lả” ( dân ca đồng bằng bắc bộ)
Trò chơi âm nhạc “ tai ai tinh”
I, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1, kiến thức:
-Trẻ biết tên và tác giả của bài hát “ bài hát của chuồn chuồn”
-Trẻ thuộc lời bài hát và giai điệu của bài hát.
- Trẻ biết bài “ cò lả” dân ca đồng bằng bắc bộ”
-Trẻ biết cách chơi trò chơi theo hướng dẫn.
2, kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng nghe.
-Phát triển kĩ năng vận động theo nhạc
3, thái độ:
-Thích hát, thể hiện cảm xúc theo giai điệu và lời bài hát.
-Hào hứng tham gia trò chơi.
-Làm theo yêu cầu cô hướng dẫn, đoàn kết trong giờ học.
II, CHUẨN BỊ
-Một bức tranh con chuồn chuồn.
-Nhạc bài hát “ bài hát của chuồn chuồn”, “ cò lả”
-đàn ocgan, đàn tranh.
III, TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1, hoạt động 1: dạy hát: “bài hát của chuồn chuồn”
+ cho trẻ xem bức tranh con chuồn chuồn và hỏi trẻ biết gì về con chuồn chuồn.
Cô nhận xét ý kiến của trẻ và giới thiệu: trong kinh nghiệm của nhân dân ta thì con chuồn chuồn báo hiêu sự thay đổi của thời tiết rất thú vị đấy. hôm nay cô sẽ dạy cho lớp minh một bài hát kể về điều này nhé. Cả lớp có thích ko? Bài hát có tên: “ bài hát của chuồn chuồn” của nhạc sĩ Hoàng lương.
+ cô hát mẫu 2 lần cho trẻ nghe
+ hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả.
+ cô bắt nhịp hát cùng trẻ 2-3 lần không có đàn.
+ chú ý lắng nghe trẻ hát nếu có lỗi thì sửa. có thể đọc lời bài hát cho trẻ nghe rõ hơn.
+ chia lớp thành 3 tổ. đặt tên lần lượt cho 3 tổ là: họa mi, vàng anh , sơn ca. sau đó cho từng tổ hát cùng đàn.
+ gọi 5 trẻ lên hát. Gọi cá nhân .Sau đó nhận xét
+ cô cùng trẻ hát lại 1 lần nữa.
2,Hoạt động 2: chơi trò chơi “tai ai tinh”
-Vừa lớp mình đã học rất ngoan, bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi có tên “tai ai tinh”.
Cô sẽ đánh một đoạn nhạc chúng mình hãy lắng nghe thật kĩ và sau đó hãy la đúng theo cao độ của các nốt nhạc mà cô đã đánh nhé.
+ cô làm mẫu cho trẻ xem. Sau đó cho trẻ chơi khoảng 4-5 lượt. ( chơi cả lớp, chơi theo tổ, cá nhân…)
-bây giờ trò chơi của chúng mình sẽ khó hơn một chút này. Cô sẽ mở một đoạn nhạc chúng mình hãy vận động theo dáng các con vật mà các con yêu thích, và chú ý nghe nhạc nếu nhạc chậm thì vận động chậm, nhạc nhanh vận động nhanh, còn khi nhạc hết thì chúng ta dừng lại và tạo thế đứng yên của con vật đó. Cả lớp đã sẵn sàng chơi chưa? Cô mời cả lớp đúng lên nào
+ cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ mời cô phụ cho chơi lần 2, lần 3.
3, hoạt động 3: nghe hát “ cò lả”
Hôm nay lớp mình học rất ngoan chơi rất giỏi cô có một điều bất ngờ muốn dành cho lớp mình. Cô sẽ thưởng cho chúng nghe một bài hát là một làn điệu dân ca rất mượt mà của vùng bắc bộ mình đấy, bài hát “ cò lả”.
+ hát 1 lần cho trẻ nghe
-còn một điều bất ngờ cô muốn dành cho lớp mình đó là chúng mình hãy chú ý xem cô có cái gì đây?
+ cô mang chiếc đàn tranh và giới thiều đôi nét.sau đó cô đánh đàn tranh cho trẻ nghe lại giai điệu bài hát “ cò lả”.
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ trả lời:
Trẻ hát
Trẻ hát
Trẻ lên biểu diễn
Trẻ hát
Trẻ chơi
Trẻ vận động
Trẻ nghe hát
File đính kèm:
- giao an am nhac cho tre mau giao 56 tuoi.doc