Giáo án bài 29:về oxi và Ozon

I.Mục tiêu, yêu cầu

1. Kiến thức

 - Học sinh biết:

 +Tính chât vật lý, tính chât hóa học cơ bản của oxi và ozon

 + Vai trò của oxi và ozon đối với sự sống trên trái đất

-Học sinh hiểu :

 + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon

 +Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài 29:về oxi và Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Bài 29: OXI- OZON Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị bích Đào Giáo sinh thực tập : Đỗ Thị Cẩm Lệ I.Mục tiêu, yêu cầu 1. Kiến thức - Học sinh biết: +Tính chât vật lý, tính chât hóa học cơ bản của oxi và ozon + Vai trò của oxi và ozon đối với sự sống trên trái đất -Học sinh hiểu : + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon +Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm -Học sinh vận dụng: +Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa tính chất hóa học của oxi và ozon. +Làm các bài tập định tính và định lượng có liên quan 2. Kỹ Năng: - Suy luận logic: Từ tính cấu hình e của nguyên tố oxi, suy ra tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxi và ozon. - So Sánh : So sánh sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của oxi và ozon. - Quan sát thí nghiệm và rút ra những kết luận cần thiết. II.Trọng tâm: Tính chất hóa học và phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm III. Chuẩn bị : 1.Giáo viên : -Máy chiếu - Dụng cụ : Kẹp gỗ, bình tam giác, đèn cồn -Hóa chất: Than gỗ, dây sắt, bình tam giác chứa oxi, C2H5OH 2.Học sinh : Chuẩn bị bài trước. IV. Phương pháp: -Thí nghiệm biểu diễn -Đàm thoại nêu vấn đề. -Thuyết trình . V.Nội dung 1.Bước 1: ổn định lớp 2. Vào bài mới: Chiếu 1 vài ứng dụng của oxi: + Luyện gang thép + Thợ lặn +Nhà du hành vũ trụ + O2 dùng trong động tên lửa Oxi có nhiều ứng dụng trong thực tế, để hiểu rỏ hơn về nguyên tố này hôm nay chúng ta vào bài mới bài 29 :OXI-OZON Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ứng dụng -GV yêu cầu HS trình bày ứng dụng của oxi ? -GV viên nhận xét, chiếu slide 1: Sơ đồ ứng dụng của oxi. - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. - Học sinh xem sách và hình ảnh trên máy chiếu trả lời câu hỏi:thuốc nổ nhiên liệu, hàn cắt kim loại, y khoa, công nghiệp hóa chất, luyện thép. A.Oxi I. Ứng dụng :SGK Hoạt động 2: Tính chất vật lý -GV cho học sinh quan sát bình đựng khí oxi, theo dõi sách giáo khoa dưa ra tính chất vật lý của oxi - HS quan sát, theo dõi sách trả lời câu hỏi: +Không màu , không mùi, không vị nạng hơn không khí. + Ít tan trong không khí +Hóa lỏng ở -183 0C II.Tính chất vật lý: SGK Hoạt động 3:Vị trí, cấu tạo -Yêu cầu học sinh: +Viết cấu hình e của 8O? + Vị trí của nguyên tố oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn? + Nhận xét số e lớp ngòai cùng →dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi? -Yêu cầu HS viết công CTPT , CTCT của Oxi? 8O : 1s22s22p4 -Ở chu kỳ 2, nhóm VIA -6 e lớp ngoài cùng → nhận thêm 2 e đạt cấu hình bền của khí hiếm→ tính oxi hóa III. Vị trí và cấu tạo: 8O : 1s22s22p4 -CTCT : O=O Hoạt động 4: Tính chất hóa học -Yêu cầu học sinh nhận xét độ âm điện của oxi? -Cùng với cấu hình e, khẳng định lại tinh chất hóa học đặc trưng của oxi là tính oxi hóa mạnh . Trong các hợp chất có số oxi hóa là -2(trừ Flo) - GV làm thí nghiệm biểu diễn :Fe, C, C2H5OH cháy trong không khí và trong oxi. - HS lên bảng viết phương trình phản ứng ? Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong ptpu? -Độ âm điện lớn 3,44:chỉ kém nguyên tử flo→oxi có tính oxi hóa mạnh . -HS quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng ? -Fe, C cháy trong oxi với ngọn lửa sáng mạnh . -C2H5OH cháy với ngọn lửa màu xanh. IV. Tính chất hóa học: O2 có tính oxi hóa mạnh : +Tác dụng với kim loại (Trừ Au, Pt...) VD: +Tác dụng với phi kim (Trừ halogen): VD: -Tác dụng với hợp chất: VD: Hoạt động V: Điều chế -Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm . Bt: Để điều chế O2 trong phòng thí nghiêm, dùng những hóa chất nào sau đây? A.KMnO4 B. Na2SO4 C.KClO3 D.HgO Viết phương trình phản ứng minh họa? - GV chiếu slide thí nghiệm điều chế oxi.Tại sao thu oxi bằng phương pháp đẩy nước -GV gợi ý , HS nêu 1 vài hóa chất khác thay thể? 2. Trong công nghiệp : yêu cầu HS nêu các phương pháp điều chế O2 trong công nghiệp? - GV Trình chiếu slide giới thiệu sơ đồ điều chê O2 trong công nghiệp. - HS:KMnO4, KClO3 KMnO4 K2MnO4+ MnO2 + O2↑ 2KClO3 2KCl +3O2↑ -O2 ít tan trong nước, khi điều chế oxi có lẫn tạp chất, tạp chất tan trong nước thu được oxi tinh khiết. H2O2, KNO3, ... -Chưng cất phân đoạn không khí lỏng - Điện phân nước V: Điều chế 1.Trong phòng thí nghiệm : KMnO4 K2MnO4+ MnO2 + O2↑ 2KClO3 2KCl +3O2↑ *. Nguyên tắc: Giàu oxi và dễ bị nhiệt phân. 2. Trong công nghiệp : -Từ không khí :SGK -Từ nước : 2H2O 2H2↑ + O2↑ Hoạt động VI: Tính chất của ozon -Công thức phân tử của ozon O3, yêu cầu học sinh viết công thức cấu tạo? Nhận xét các loại liên kết ?→dự đoán tính chất hóa học của oxi so với ozon? 1. tính chất vật lý 2. Tính chất hóa học: -YC cầu HS từ CTCT so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon? - GV lấy ví dụ Ag, dd KI tác dụng với ozon. BT vận dụng: bằng phương pháp hóa học phân biệt 2 khí O3 và O2 O O O -1 Liên kêt đôi giống oxi -1 Liên kết cho nhận →Ozon kép bền hơn oxi . - HS nghiên cứu sách giáo khoa nêu tính chất vật lý của O3 - Tính oxi hóa mạnh hơn Oxi - Dùng Ag hoạc dùng dd KI B.OZON -CTPT:O3 -CTCT: O O O I.Tính chất: 1.Tính chất vật lý: SGK 2.Tính chất hoat học : Tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi Hoạt động 7: Ozon trong tự nhiên và ứng dụng: -Yêu cầu học sinh nêu cách tạo thành ozon trong tự nhiên? Tác dụng tầng ozon ? - GV bổ sung : tia cực tìm gây mù mắt , ung thư da....Một lượng nhỏ oxi làm cho không khí trong lành hơn. Nhưng nếu có nhiều sẽ ảnh hưởng đến môi trường, và gây độc hại cho con người.GV chiếu hình ảnh mù quang hóa ozon kết hợp với oxit ni tơ gây hiện tượng mù quang hóa. →Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. - Chiếu Slide ứng dụng của ozon. - ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện . - Tầng Ozon bảo vệ con người và sinh vật khỏi tác hại của tia cực tím. - HS quan sát, theo dõi sgk nêu ứng dụng của Ozon. II. Ozon trong tự nhiên : III. Ứng dụng : SGK 3.Bước 3: Cũng cố + Tính oxi hóa và mức độ oxi hóa của oxi và ozon. + HS về nhà làm bài tập SGK +Chuẩn bị bài mới cho tiết tiếp theo. Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Cô Nguyễn Thị Bích Đào Đỗ Thị Cẩm Lệ

File đính kèm:

  • docoxiozon 10 co ban.doc