I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
- Học sinh biết :
* Sự tương tự và khác biệt về tính chất giữa anken và ankađien.
* Nguyên tắc chung để điều chế anken và ankađien trong công nghiệp.
- Học sinh hiểu :
* Đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học của anken và ankađien.
- Học sinh vận dụng :
* Phân biệt ankan, anken, ankađien bằng phương pháp hóa học.
* Viết các PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.
2.Kỹ năng :
* Rèn luyện kỹ năng viết CTCT và gọi tên các đồng phân của anken và ankađien.
* Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.
* Giải toán hóa học.
3.Tư duy :
* Phát triển tư duy logic, khả năng hệ thống hóa vấn đề.
* So sánh, đối chiếu qua sự chuyển hóa giữa các chất.
II.Trọng tâm : Tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankađien, qua đó phân biệt với ankan.
III.Chuẩn bị :
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 31 - Tiết 45: Luyện tập anken và ankađien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31.Tiết 45 : LUYỆN TẬP ANKEN VÀ ANKAĐIEN
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
- Học sinh biết :
* Sự tương tự và khác biệt về tính chất giữa anken và ankađien.
* Nguyên tắc chung để điều chế anken và ankađien trong công nghiệp.
- Học sinh hiểu :
* Đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học của anken và ankađien.
- Học sinh vận dụng :
* Phân biệt ankan, anken, ankađien bằng phương pháp hóa học.
* Viết các PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.
2.Kỹ năng :
* Rèn luyện kỹ năng viết CTCT và gọi tên các đồng phân của anken và ankađien.
* Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ minh họa tính chất hóa học của anken và ankađien.
* Giải toán hóa học.
3.Tư duy :
* Phát triển tư duy logic, khả năng hệ thống hóa vấn đề.
* So sánh, đối chiếu qua sự chuyển hóa giữa các chất.
II.Trọng tâm : Tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankađien, qua đó phân biệt với ankan.
III.Chuẩn bị :
1.Giáo viên : Bảng phụ, phiếu học tập, hệ thống bài tập liên quan.
2.Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học, làm bài tập SGK và SBT.
IV.Phương pháp : đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, sử dụng BT củng cố kiến thức.
V.Nội dung :
1.Bước 1: Ổn định lớp (1ph)
2.Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình luyện tập.
3.Bước 3 : Giảng bài mới
Vào bài (1ph): Ở các tiết qua bài anken và ankađien các em đã được nghiên cứu kỹ về đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của 2 loại hiđrocacbon không no trên. Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học, xem xét chúng một cách có hệ thống và vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan, qua đó phân biệt được ankan, anken và ankađien.
Thg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
10’
5’
Hoạt động 1 :
Cho HS chơi trò chơi ô chữ với nội dung liên quan đến những kiến thức lý thuyết về anken và ankađien trên cơ sở đó giúp HS hệ thống lại những kiến thức cần nắm vững.
Câu 1: Một anken và một ankađien có cùng số C hơn kém nhau bao nhiêu nguyên tử H ?(3 chữ cái)
Chính vì vậy từ CTPT anken: CnH2n ta suy ra CTPT của ankađien: CnH2n-2.
Câu 2: Ankan thuộc loại hiđrocacbon no còn anken và ankađien thuộc loại hiđro cacbon …(7 chữ cái)
Câu 3: Chất khí làm trái cây mau chín?(6 chữ cái)
Với tính chất này nên etylen được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Câu 4: Khi sục khí propilen vào dung dịch KmnO4, thấy màu của dung dịch nhạt dần đồng thời có kết tủa màu …xuất hiện.(3 chữ cái)
Đó chính là MnO2.
Câu 5:Loại đồng phân của anken và ankađien được tạo ra do sự phân bố của mạch chính xung quanh vị trí liên kết đôi.(7 chữ cái)
Đây chính là điểm khác biệt về đồng phân so với ankan.
Câu 6: Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau bởi 1 liên kết đơn gọi là ankađien….( 7 chữ cái)
Câu 7: Phản ứng đặc trưng của anken và ankađien ?(4 chữ cái)
Có nhiều tác nhân cộng như: H2, HX (X là halogen,-OH…), Br2.
Câu 8: Quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là phản ứng gi?(8 chữ cái)
Sau các câu hỏi GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của anken và ankađien như tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng...và có thể đặt một số các câu hỏi phụ để làm rõ vấn đề ...
Từ chìa khóa : LIÊN KẾT ĐÔI
Đây chính là đặc điểm cấu tạo khác biệt của anken và ankađien so với ankan từ đó dẫn đến sự khác nhau về tính chất hóa học so với ankan.
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập số 1 trên cơ sở những kiến thức đã được ôn lại ở trên.
Lưu ý cho HS sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankađien.Cho 1HS lên bảng viết.
Trong khi đó gọi 1HS đứng dậy điền từng thông tin vào phiếu và nhắc nhở cả lớp hoàn thành phiếu học tập.
Từ sơ đồ chuyển hóa lưu ý cho HS nguyên tắc điều chế hiđrocacbon không no trong công nghiệp.
Lớp chia thành 4 đội.
Các đội lựa chọn câu hỏi theo lượt, sau khi nghe đọc câu hỏi xong các đội dành quyền trả lời bằng cách phất cờ.
Mỗi câu trả lời đúng được 10đ, các đội có thể trả lời từ chìa khóa: trả lời đúng được 20đ, sai bị trừ 10đ.
- HAI
- KHÔNG NO
- ÊTYLEN
- ĐEN
- HÌNH HỌC
- LIÊN HỢP
- CỘNG
- TRÙNG HỢP
Từ chìa khóa : LIÊN KẾT ĐÔI
- Điền thông tin vào phiếu học tập.
Tiết 45: LUYỆN TẬP ANKEN
VÀ ANKAĐIEN
I.Lý thuyết :
Bảng 1
*Sự chuyển hóa giữa ankan, anken và ankađien:
23’
Hoạt động 3:
Phát phiếu học tập số 2.Phân lớp thành 4 nhóm.Các nhóm thảo luận và làm bài tập đã được chỉ định, gọi thành viên bất kỳ trong nhóm lên bảng.Các thành viên của nhóm chú ý theo dõi để bổ sung bài cho bạn.
Nhóm 1: bài 2
Nhóm 2 : bài 2/trang135sgk
Nhóm 3 : bài 1
Nhóm 4 : bài 3/138sgk
Trong quá trình HS lên bảng làm bài,GV hướng dẫn lớp làm bài tập và giải đáp thắc mắc cho HS.
* Nhấn mạnh cho HS qua bài tập 3/138SGK: nguyên tắc tăng mạch cacbon và điều chế dẫn xuất halogen.
Qua bài 2/135 SGK yêu cầu HS viết các sản phẩm có thể có khi cho isopren phản ứng với dung dịch brôm.
Cho cả lớp viết PTPƯ giữa isopren với HCl theo hướng cộng 1,4 và 1,2 vào giấy nháp và kiểm tra một vài HS.
Lưu ý HS xem xét trường hợp nào có đồng phân hình học thì viết CTCT cụ thể.
Nhắc lại cho HS điều kiện để anken hoặc ankađien có đồng phân hình học.
Hướng dẫn HS dùng phương pháp trung bình.
N4:
N2:
Ngoài sản phẩm cộng 1,4 còn có sản phẩm cộng 1,2 và cộng 3,4:
N3:
Đồng phân hình học của pent-2-en:
N1:
Gọi CTPT chung của 2 anken liên tiếp nhau là:
Khối lượng brôm đã tham gia phản ứng:
Þ Số mol Br2 tham gia phản ứng với hỗn hợp anken:
PTPƯ: + Br2 ® Br2
Từ PTPƯ : số mol anken = 0,4mol
Khối lượng trung bình 2 anken :
14 : 0,4 = 35g
Hay 14 = 35 Þ = 2,5.
Vậy 2 anken đó là : C2H4 và C3H6.
II.Bài tập:
Bài 3/138SGK:
Bài 2/trang135SGK:
Bài 1(phiếu học tập số 2):
Viết và gọi tên các đồng phân ứng với anken có CTPT C5H10.
Bài 2 (phiếu học tập số 2):
Cho 14g hỗn hợp 2 anken kế tiếp nhau đi qua dung dịch brom thấy phản ứng vừa đủ với 320 dung dịch brom 20%.Xác định CTCT của 2 anken.
Gọi CTPT chung của 2 anken liên tiếp nhau là:
Khối lượng brôm đã tham gia phản ứng:
Þ Số mol Br2 tham gia phản ứng với hỗn hợp anken:
PTPƯ: + Br2 ® Br2
Từ PTPƯ : số mol anken = 0,4mol
Khối lượng trung bình 2 anken :
14 : 0,4 = 35g
Hay 14 = 35 Þ = 2,5.
Vậy 2 anken đó là : C2H4 và C3H6.
4.Củng cố : (4ph) :
Cho HS làm nhanh các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập số 3.
Câu 1: Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt anken và ankađien với ankan ?
A.Nước vôi trong B.Nước brom C.Thuốc tím (KMnO4) D.Cả B và C.
Câu 2: Số đồng phân mạch hở (kể cả đồng phân cis, trans) ứng với công thức C4H8 là:
A.4 B.5 C.6 D.7
Câu 3: 1 hiđrocacbon có CT : CH2 = C CH3 có tên theo IUPAC là:
C2H5
A.2-metylprop-1-en C.3-metylbut-2-en
B.2-metylbut-1-en D.2-metylbut-2-en
Câu 3: Anken nào sau đây có đồng phân cis-trans :
(1) 2,3-dimetylpent-2-en (2).2,3-dimetylpent-1-en
(3) 3,4-dimetylpent-2-en (4) 3,4- dimetylpent-1-en
A.(1),(3) B.(1),(4) C.(1) D.3
Câu 4: Gọi tên các chất có CTCT sau :
a. CH2=CH-CH=C(CH3)2
b.CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2
c.CH2=C=CH2
d.CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2
Câu 5 : Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1anken.Đốt cháy hỗn hợp A thì được a mol H2O và b mol CO2. Hỏi tỉ số T=a/b có giá trị trong khoảng nào ?
A.1<T<2 B.1£T£ 2 C.1£T£2,5 D.1,5£T£ 2
Câu 6: Hỗn hợp khí A chứa N2 và 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lựơng hỗn hợp A là 18,3g và thể tích của nó là 11,2 lít.Trộn A với 1 lượng dư O2 rồi đốt cháy, thu được 11,7g H2O và 21,28 lít CO2.Các thể tích khí đo ở đkc.
Hãy xác định CTPT và phần trăm về khối lượng của từng hiđrocacbon trong hỗn hợp.
5.Hướng dẫn học bài và làm bài tập về nhà (1’): Làm các bài tập còn lại trong SGK và trong phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
ANKEN
ANKAĐIEN
1.Công thức phân tử chung
2.Đặc điểm cấu tạo
3.Tính chất hóa học đặc trưng
4.Sự chuyển hoá giữa ankan,anken và ankađien
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1:Viết và gọi tên các đồng phân ứng với anken có CTPT C5H10.
Bài 2 : Cho 14g hỗn hợp 2 anken kế tiếp nhau đi qua dung dịch brom thấy phản ứng vừa đủ với 320 dung dịch brom 20%.Xác định CTCT của 2 anken
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt anken và ankađien với ankan ?
A.Nước vôi trong B.Nước brom C.Thuốc tím (KMnO4) D.Cả B và C.
Câu 2: Số đồng phân mạch hở (kể cả đồng phân cis, trans) ứng với công thức C4H8 là:
A.4 B.5 C.6 D.7
Câu 3: 1 hiđrocacbon có CT : CH2 = C CH3 có tên theo IUPAC là:
C2H5
A.2-metylprop-1-en C.3-metylbut-2-en
B.2-metylbut-1-en D.2-metylbut-2-en
Câu 3: Anken nào sau đây có đồng phân cis-trans :
(1) 2,3-dimetylpent-2-en (2).2,3-dimetylpent-1-en
(3) 3,4-dimetylpent-2-en (4) 3,4- dimetylpent-1-en
A.(1),(3) B.(1),(4) C.(1) D.3
Câu 4: Gọi tên các chất có CTCT sau :
A. CH2=CH-CH=C(CH3)2 B.CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2 C.CH2=C=CH2 D.CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH=CH2
Câu 5 : Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1anken.Đốt cháy hỗn hợp A thì được a mol H2O và b mol CO2. Hỏi tỉ số T=a/b có giá trị trong khoảng nào ?A.1<T<2 B.1£T£ 2 C.1£T£2,5 D.1,5£T£ 2
Câu 6: Hỗn hợp khí A chứa N2 và 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lựơng hỗn hợp A là 18,3g và thể tích của nó là 11,2 lít.Trộn A với 1 lượng dư O2 rồi đốt cháy, thu được 11,7g H2O và 21,28 lít CO2.Các thể tích khí đo ở đkc.Hãy xác định CTPT và phần trăm về khối lượng của từng hiđrocacbon trong hỗn hợp.
File đính kèm:
- GA LUYEN TAP HI DRO CAC BON KHONG NO.doc