A/ Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
1. Kiến thức.- Nắm được trong hòan cảnh nhà Nguyễn trí tuệ bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung góp phần lý giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854.
2. Kỹ năng.- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh,., các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung.
B/ chuẩn bị:
1. Giáo viên.- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo an, câu hỏi thảo luận.
2. Học sinh.- SGK, vở ghi, soạn bài trước ở nhà.
C/ Trọng tâm – phương pháp:
1. Trọng tâm.- Đọc hiểu đoạn từ “ xưa nay phường danh lợi” đến hết.
2. phương pháp.- Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: đọc diễn cảm bài thơ, lý giải cách ngông của Nguyễn Công Trứ?
3. Vào bài mới:
a) Lời vào bài: Sống trong một xã hội mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu sanh lợi tầm thường để khát khao có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “bài ca ngắn đi trên bãi cát” của ông.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đỏan ca)_ Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: /HK I Ngày soạn: / /
Tiết PPCT: Ngày dạy: / /
Đọc văn
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa hành đỏan ca)
. Cao Bá Quát
A/ Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
1. Kiến thức.- Nắm được trong hòan cảnh nhà Nguyễn trí tuệ bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung góp phần lý giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854.
2. Kỹ năng.- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh,.., các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung.
B/ chuẩn bị:
1. Giáo viên.- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo an, câu hỏi thảo luận.
2. Học sinh.- SGK, vở ghi, soạn bài trước ở nhà.
C/ Trọng tâm – phương pháp:
1. Trọng tâm.- Đọc hiểu đoạn từ “ xưa nay phường danh lợi” đến hết.
2. phương pháp.- Phát vấn, diễn giảng, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: đọc diễn cảm bài thơ, lý giải cách ngông của Nguyễn Công Trứ?
3. Vào bài mới:
a) Lời vào bài: Sống trong một xã hội mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu sanh lợi tầm thường để khát khao có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “bài ca ngắn đi trên bãi cát” của ông.
b) Hoạt động của thầy và trò::
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
HS: Đọc tóm tắt tiểu dẫn trong sách giáo khoa.
GV: Hướng dẫn, nhận xét phần trả lời của học sinh và ghi ý chính lên bảng.
HS: Đọc lại bốn câu đầu.
GV: ? Cảnh bãi cát và người đi trên cát được miêu tả như thế nào?
HS: Cá nhân phát biểu
GV:?Tác giả mượn hình ảnh bãi cát để tượng trưng cho điều gì?
HS:suy nghĩ tra lời.
GV:nhận xét,chốt ý.
GV: Những câu thơ nào diễn tả hình ảnh người đi trên bãi cát? Con người đó như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm,trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét, chốt ý
GV:? Hai câu thơ “ không học được....không nguôi” thể hiện tâm trạng gì của tác giả, vì sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
GV:? Bốn câu “ xưa nay.....mấy người” nói lên điều gì? Phân tích cụ thể.
GV:? Em có nhận xét như thế nào về ý nghĩa câu “ anh đứng làm chi trên bãi cát?”
- Người đang đi bỗng dừng lại gọi hỏi bãi cát những câu hỏi liên tiếp thể hiện tâm trạng gì của ông?
HS: Thảo luận nhóm, phát biểu cá nhân.
GV: ? Những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: nhận xét, chốt ý.
I/ Tìm Hiểu chung:
1. Tác Giả:
- Cao Bá Quát (1809-1885) làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là Quận Long Biên – Hà Nội) ông là một nhà thơ có tài và bản lĩnh.
- Thơ ông bộc lộ sự phê phán chế độ phongkiến nhà Nguyễn và chứa đựng nội dung khai sáng có tính chất tự phát, phản ảnh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
- Viết trong những lần đi thi hội qua các tỉnh miền trung đầy cát.
- Mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi chán ghét, cũng như sự bế tắc của triều Nguyễn.
- Viết theo thể hành (hành ca).
II/ Đọc hiểu văn bản:
1. Hình ảnh bãi cát và người đi trên cát:
a) Hình ảnh bãi cát:
- “ Bãi cát lại...dài
- Bãi cát...ơi”
Điệp từ “ bãi cát”, than (câu cảm thán) những bãi cát dài, rộng.
- “ Tính sao đây...mờ mịt”
- “ Đường ghê sợ....đâu ít”
Câu hỏi, nơi khó xác định phương hướng.
- “ Phía Bắc núi....muôn trùng”
- “Phía Nam...sóng dào dạt”
Hình ảnh bãi cát mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xóa, nhức mắt dưới ánh mặt trời. Những cơn gió Lào vượt qua dãy Trường Sơn, đem cái khô rát ào qua bãi cát đổ ra biển Đông. Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt của miền trung nước ta.
Hình ảnh bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho đường đời và đường công danh chông gai nhọc nhằn của tác giả.
b) Hình ảnh người đi trên cát:
- Bước đi trầy trật “ đi 1 bước...1 bước”.
- Đi không kể thời gian “Mặt trời....dừng”
- Vất vả và đau khổ “ Lữ khách...rơi”
Người đi trên cát thật khó nhọc. Bước chân như bị kéo lùi, khổ đến nỗi nước mắt rơi. Đó là việc thực, người thực, chính Cao Bá Quát là người trải nghiệm. Ccon người cô đơn, cô độc khốn khổ theo đuổi con đường công danh.
2. Tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ (người đi trên bãi cát)
- “Không học được...không nguôi”, nỗi chán ngán khi thấy mình cứ hành hạ thân xác theo đuổi con đường công danh.
- “ Xưa nay....mây” sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Thực tế những người “ phường danh lợi” đều phải chạy ngược, chạy xuôi vất vả. Tác giả ví mùi danh lợi như rượu ngon dễ say người, ít ai có thể thoát khỏi sự cám dỗ của nó.
đây là những dấu hiện thức tỉnh của tác giả “ anh đứng làm chi trên bãi cát?” hiện tại anh chưa tìm được con đường khác, nhưng không chấp nhận đi tiếp con đường danh lợi chán ghét, lối học khoa cử, cố học để thi cử cầu danh lợi bản lĩnh nhà thơ.
* Tóm lại: từ tâm trạng chán ngán, bế tắc cho thấy tư tưởng của tác giả, nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ dẫn tới nguy cơ lạc hậu, bị xâm lược đến gần.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK)
4/Củng cố: + Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát
+ Tâm trạng tác giả
+ giới thiệu bài mới: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
5/Dặn dò: + Học bài cũ
+ Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- Giao an ngu van 11 Ban co ban .doc