A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Phân tích được tâm hồn tự do, khoáng đạt cùng thái độ tự tin và phần nào ngạo đời của Nguyễn Công Trứ.
- Thấy được những đặc điểm, thể loại của thơ hát nói
B. PHƯƠNG PHÁP
Đọc sáng tạo, gợi tìm trả lời câu hỏi, thảo luận
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK + SGV + Bài soạn
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát là hai nhà thơ lớn ở thế kỉ thứ XVIII. Có người đã so sánh hai ông như những cây đại thụ nghiêng xuống dòng sông thi ca. Riêng Nguyễn Công Trứ, ông sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói. Trong 61 bài hát nói thì “Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ tự thuật được nâng lên thành triết lí sống.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ:25,26
Ngày soạn: 08/10/2008
Ngày dạy: 0910/2008
Bài ca ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ
A. Mục tiêu bài học
- Phân tích được tâm hồn tự do, khoáng đạt cùng thái độ tự tin và phần nào ngạo đời của Nguyễn Công Trứ.
- Thấy được những đặc điểm, thể loại của thơ hát nói
B. phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm trả lời câu hỏi, thảo luận
C. phương tiện dạy học
SGK + SGV + Bài soạn
D. tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát là hai nhà thơ lớn ở thế kỉ thứ XVIII. Có người đã so sánh hai ông như những cây đại thụ nghiêng xuống dòng sông thi ca. Riêng Nguyễn Công Trứ, ông sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói. Trong 61 bài hát nói thì “Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ tự thuật được nâng lên thành triết lí sống.
Hoạt động
của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Đọc - tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
- Phần tiểu dẫn giới thiệu về Nguyễn Công Trứ
+ Nguồn gốc: Sinh năm 1778 và mất 1859, xuất thân trong một gia đình Nho học ở làng Uy Viễn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Quá trình trưởng thành: Từ nhỏ cho đến năm 1819 (41 tuổi). Ông sống nghèo khổ. Nhưng thời gian này ông tham gia sinh hoạt, hát ca trù vốn có nguồn gốc ở làng Cổ Đam gần quê ông.
- Năm 1819 ông thi đỗ giải Nguyên (đỗ đầu kì thi Hương và được nhà Nguyễn bổ làm quan. Ông là người có tài năng, tâm huyết trên nhiều lĩnh vực như văn hoá, kinh tế và quân sự (là một nhà thơ, một võ quan cao cấp, người có công khai khẩn đất lấn biển ở hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Con đường làm quan cũng thăng giáng thất thường. Có thời gian được thăng tổng Đốc Hải An 1832. Có lúc lại bị giáng xuống làm lính biên thuỳ ở Quảng Ngãi. Hiệu là Hi Văn.
- Về sự nghiệp văn chương: Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm và theo thể loại hát nói. Một điệu của ca trù. Nguyễn Công Trứ là người có công đem đến cho hát nói nội dung phù hợp.
2. Văn bản
HS đọc SGK)
- Giải nghĩa từ khó
SGK
a. Bố cục
- Tìm bố cục và ý của mỗi đoạn.
Bài thơ chia làm 3 đoạn
+ Đoạn một 6 câu đầu: Giới thiệu tài năng danh vị xã hội của Nguyễn Công Trứ.
+ Đoạn hai 12 câu tiếp theo. Phong cách sống khác đời, ngao du giải trí khác người, phẩm chất và bản lĩnh trước những thăng trầm và thế thái nhân tình.
+ Đoạn ba 1 câu cuối: Khẳng định phong cách sống của mình.
b. Chủ đề
Tác giả tự giới thiệu về tài năng và danh vị xã hội cùng với phong cách sống và bản lĩnh trước sự chìm nổi của mình. Đồng thời khẳng định phong cách ấy.
II. Đọc - hiểu
1. Sáu câu đầu
HS đọc SGK
- Sáu câu đầu miêu tả nội dung gì?
- Sáu câu đầu: “Vũ trụ nội mạc... Phủ doãn Thừa Thiên” tác giả tự giới thiệu tài năng, danh vị xã hội của mình.
+ Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta “vũ trụ ... phận sự”.
+ Đỗ đầu kì thi Hương 1819 “khi thủ khoa”.
+ Năm 1833 làm tham tán quân vụ. Năm 1841 thăng tham tán đại thần.
+ Tổng đốc Đông năm 1835 được giữ chức Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên).
+ Năm 1840 - 1841 chỉ huy quân sự ở Tây Nam Bộ
+ Năm 1848 chính thức làm Phủ Doãn tỉnh Thừa Thiên.
Tài năng: Ông tự nhận mình có “Tài bộ” tức là tài hoa. Đặc biệt là “Tài thao lược” tức có tài về quân sự (tam lược, lục thao - sách viết về cách dùng binh).
- Em có suy nghĩ gì về những lời tự thuật này?
- Lời tự thuật khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ ở Nguyễn Công Trứ. Lời tự thuật ấy được diễn tả bằng hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng kết hợp với âm điệu nhịp nhàng tạo bởi điệp từ, ngắt nhịp câu thơ:
“Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông, lúc bình tây, có khi về”. Tất cả đã diễn đạt một tài năng xuất chúng. Mở đầu là học vị thủ khoa vẻ vang. Tiếp đó là chức tước tham tán, tổng đốc Đông, phú doãn Thừa Thiên và cả chiến tích “Bình Tây cờ Đại tướng. Không phải ai cũng ý thức được tài năng ấy. Phải là người có ý thức được mình, tài năng của mình vượt lên trên thiên hạ mới có cách nói ấy.
- Cách nói ấy thể hiện thái độ sống như thế nào? Em hiểu thế nàovề hai chữ ngất ngưởng sử dụng trong bài thơ?
- Cách tự nói về tài năng, danh vị của mình là xuất phát từ thái độ sống ngất ngưởng.
- Ngất ngưởng không phải diễn tả một người thân hình cao vượt hẳn xung quanh với tư thế ngả nghiêng. Hai tiếng ngất ngưởng nhìn diễn tả một thái độ, một tinh thần một con người biết vượt mình lên trên thiên hạ. Sống giữa mọi người, đi giữa cuộc đời mà dường như chỉ biết có mình. Một con người khác đời và bất chấp mọi người. Đây là kiểu người thách thức, đối lập với xung quanh.
2. Mười hai câu tiếp theo
HS đọc SGK
- Tác giả miêu tả nội dung gì?
- Nhà thơ miêu tả một thái độ sống theo ý chí và sở thích cá nhân, một phẩm chất vượt lên trên thói tục.
+ Ông đã giải thoát khỏi những ràng buộc thông thường, những thế lực tinh thần vẫn ngự trị xưa nay. Về hưu trí, người ta cưỡi ngựa, ông cưỡi bò vàng. Về hưu, ông thường lên chùa mang theo những cô hầu gái. Phan Bội Châu có thơ Vịnh việc này: “Hà Như Uy viễn tướng quân thú/Tuý ủng hồng nhi thượng pháp môn” (Sao có được cái thú của Uy viễn tướng quân/Rượu say đưa các cô gái trẻ lên chùa).
“Kìa núi nọ... ông ngất ngưởng”
- Được hay mất, phú quý hay bần hàn, được khẳng định hay bị phủ định trong cuộc sống và trong quan hệ xã hội, ông vẫn tỏ ra bình thản, chẳng đoái hoài gì: “Được mất... đông phong”.
+ Ông tự so sánh mình với người thái thượng
- Tiểu sử đã chứng minh rõ thái độ ấy của ông. Khi làm Đại tướng cũng như khi bị cách tuột làm lính thú, ông vẫn “dương dương như người thái thượng”. Bởi ông có tài năng và phẩm chất thực sự.
Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả ấy?
Mười hai câu đọc lên, ta thấy bài thơ xây dựng một hình tượng có ý vị trào phúng. Nhưng đằng sau nụ cười là một thái độ, một quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại, vì nó khẳng định đề cao một cá tính. ý thức của cái tôi đã trỗi dậy trong khi nền văn học đang thủ tiêu nó bằng quan niệm hàng nghìn năm. Chủ nghĩa phi ngã. Ông đã khẳng định mình ở câu kết.
3. Câu thơ kết
HS đọc SGK
- Tác giả khẳng định điều gì?
- Tác giả khẳng định thái độ sống ngất ngưởng của mình sau khi đã khẳng định tư tưởng, vượt lên thói tục và so sánh với những bậc danh sĩ tài giỏi trong sử sách Trung Hoa. Ông cũng là người ăn ở có trước sau: “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Câu thơ kết một lần nữa khẳng định thái độ sống của một nhân cách cứng cỏi, một tài năng, một phẩm giá của một danh sĩ nửa đầu thế kỉ XIX.
- Học xong bài thơ này, em hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan?
Dù sao Nguyễn Công Trứ cũng là một môn đồ của đạo Khổng. Tư tưởng “trí quan trạch dân” đã thôi thúc ông đi học, đi thi, đỗ đạt ra làm quan lo đời, giúp nước. Lí tưởng “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” luôn luôn vẫy gọi những người như Nguyễn Công Trứ. Ông từng nêu chí khí của kẻ làm trai:
“Đã làm trai sống trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Danh vọng với Nguyễn Công Trứ phải gắn liền với tài năng thực sự, danh vọng phải gắn liền với phẩm chất. ở Nguyễn Công Trứ, ta thấy có ba điểm đáng quý.
- Tài thao lược
- Bản chất cứng cỏi
- Biết lo cho dân về mặt kinh tế, đời sống ổn định.
(Tuy nhiên vì trung thành triệt để của một bề tôi mà ông đã tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân miền núi). Nhìn chung vì lí tưởng, tài năng của trang nam nhi, ông vẫn ra làm quan.
III. Củng cố
- Tác phẩm thể hiện một cách nghệ thuật ý thức về nhân cách cao thượng, lối sống tự do phóng khoáng và đầy trách nhiệm của tác giả đối với cuộc sống. Bằng bài thơ này, Nguyễn Công Trứ muốn nói với người đời về một thái độ sống cần phải phấn đấu, phải hướng tới và đáng được trân trọng.
IV. Bài tập nâng cao
- Bài ca ngất ngưởng là một bài thơ hát nói
Một bài đủ gồm 11 câu, chia làm 3 khổ (trổ)
Trổ đầu đ 4 câu
Trổ giữa đ 4 câu
Trổ cuối đ 4 câu
Bài ca ngất ngưởng dôi ra ở khổ giữa. Toàn bài 19 câu
Thơ hát nói ấp ủ ở giọng điệu chứ không hẳn ở hình ảnh được miêu tả. Nó rất thích hợp với việc bày tỏ tình cảm, tư tưởng và phong cách khoáng đạt, tự do. Vì thế Nguyễn Công Trứ tài hoa, tài tử, xem trọng nhu cầu cá nhân đã tìm đến thể thơ hát nói này.
- Nguyễn Công Trứ thể hiện trong bài thơ hát nói này tư tưởng của mình. Trổ đầu (4 câu) là “Chí nam nhi”, “nợ tang bồng” dưới chế độ phong kiến. Trên thực tế chỉ là khao khát hư danh lập công đưa lại cho ông quyền cao chức trọng. Nhưng ở trổ giữa và những câu dôi ra (từ câu 5 đến câu 16) thể hiện rõ ông không phải là người vụ hư danh, vụ quyền cao chức trọng như phần lớn quan triều Nguyễn. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” theo quan niệm của ông là đã sinh ra ở trên đời thì phải có nhiệm vụ đối với đời, không thể sống vô ích, dửng dưng, tất cả là phận sự của mình phải gánh vác, không thể “nát với cỏ cây” mà chẳng để lại sự nghiệp gì?
File đính kèm:
- Tiet 25,26.doc