1. Mục đích - Yêu cầu :
a. Kiến thức :
- Trẻ cảm nhận và hiểu nội dụng truyện, nhớ tên truyện "Củ cải trắng"
- Nắm được trình tự của truyện, tên của các nhân vật.
b. Kĩ năng :
- Hiểu nghĩa các từ khó : lạnh buốt, lặng lẽ.
- Nhớ các câu đối thoại
"Ôi! Củ cải trắng ở đâu mà ngon thế này?"
"Ôi! Sao củ cải trắng lại ở đây nhỉ?"
c. Thái độ :
- Yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
2. Chuẩn bị :
- Bộ tranh truyện "Củ cải trắng"
3. Hướng dẫn :
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7241 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài Củ cải trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦ CẢI TRẮNG
Tiết 1
1. Mục đích - Yêu cầu :
a. Kiến thức : - Trẻ cảm nhận và hiểu nội dụng truyện, nhớ tên truyện "Củ cải trắng" - Nắm được trình tự của truyện, tên của các nhân vật. b. Kĩ năng : - Hiểu nghĩa các từ khó : lạnh buốt, lặng lẽ. - Nhớ các câu đối thoại "Ôi! Củ cải trắng ở đâu mà ngon thế này?" "Ôi! Sao củ cải trắng lại ở đây nhỉ?" c. Thái độ : - Yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
2. Chuẩn bị :
- Bộ tranh truyện "Củ cải trắng"
3. Hướng dẫn :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Các con ơi! Có một củ cải không có chân mà lại đi được đến nhà dê, hươu, thỏ. - Muốn biết vì sao củ cải trắng đi được như vậy các con hãy nghe cô kể câu chuyện : "Củ cải trắng"2. Nội dung : - Cô kể lần 1 diễn cảm. - Lần 2 kết hợp trực quan và giải thích. + Phần mở đầu truyện giới thiệu cho chúng ta về một bạn thỏ đã kiếm được hai củ cải trắng và thỏ đem một củ cải trắng đến cho dê. "Từ đầu.... ra về" + Phần tiếp theo dê con thấy củ cải trắng trên bàn và đã đem đến cho Hươu con. "Dê đi kiếm.... Hươu con và ra về" + Phần còn lại Hươu con không ăn củ cải trắng mà lại mang đến cho Thỏ con và Thỏ con suy nghĩ hiểu ra rằng : Dê và Hươu là những người bạn tốt.3. Đàm thoại : - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trong cau chuyện có những nhân vật nào? - Thỏ tìm thấy mấy củ cải trắng? - Thỏ đã đem củ cải trắng đến cho ai? - Dê con về nhà Dê con thấy gì? - Dê con đã làm gì? - Hươu con có ăn củ cải trắng không? - Hươu con đã làm gì? - Thế Thỏ con đã nghĩ gì về các bạn?4. Giáo dục : - Qua câu chuyện "Củ cải trắng" các con thấy Dê, Hươu, Thỏ là những người bạn như thế nào? - À, đúng rồi! Họ là những người bạn tốt của nhau. Các con cũng vậy học trong cùng một lớp các con cũng phải tốt với bạn, giúp đỡ bạn nhường đồ chơi cho bạn.* Kết thúc : Nhận xét - Tuyên dương
- "Củ cải trắng" - Thỏ, Dê và Hươu. - Hai củ cải trắng. - Cho Dê con. - Thấy củ cải trắng trên bàn. - Mang đến cho Hươu con. - Thưa cô không. - Mang đến cho Thỏ con. - Nghĩ các bạn đều là người tốt. - Là bạn tốt.
Tiết 2
1. Mục đích - Yêu cầu :
a. Kiến thức : - Giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện. - Nhớ câu nói của nhân vật, tên nhân vật. - Nghe và hiểu ngôn ngữ, nói trọn câu dài khi trả lời các câu hỏi của cô. b. Kĩ năng : -Phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy. c. Thái độ : - Trẻ biết yêu thương , nhường nhịn bạn bè.
2. Chuẩn bị :
- Tranh truyện "Củ cải trắng".
3. Hướng dẫn :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - Giới thiệu : - Các con ơi! Bạn Thỏ đã tặng cho cô một củ cải trắng rất ngon. Thế các con có biết câu chuyện gì cũng nói về củ cải trắng? - À, hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe lại câu chuyện này nha.2. Truyền thụ : - Cô kể lần 1 diễn cảm. - Lần 2 : Cô kể sử dụng trực quan 3. Đàm thoại : - Thỏ con đi tìm thức ăn và đã tìm được gì? - Thỏ con suy nghĩ làm sao? - Khi Dê con thấy củ cải trắng trên bàn, Dê con đem đến cho ai? - Thế Hươu con đã làm gì khi thấy củ cải trắng trên bàn? - Đến nhà Thỏ con thì Thỏ con đang làm gì vậy cả lớp? - À đúng rồi! Và Thỏ con hiểu được những người bạn tốt đã đem đến cho mình.4. Giáo dục : - Các bạn Thỏ, Dê, Hươu đều nghĩ đến nhau khi gặp khó khăn, có thức ăn ngon thì nhường cho nhau. - Các con cũng nên bắt chước các bạn này là phải yêu thương nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.* Kết thúc : Nhận xét - Tuyên dương
- "Củ cải trắng" - Hai củ cải trắng. - "Trời lạnh...được" - Cho Hươu con - Đem cho Thỏ con. - Đang ngủ say.
Tiết 3
I. Mục đích - Yêu cầu :
1.Kiến thức:
- Giúp trẻ nắm vững nội dung diễn biến câu truyện. - Trẻ hiểu được tâm tư tình cảm của từng nhân vật. - Trẻ biết kể lại từng phần của câu truyện dưới sự dẫn dắt của cô.
2. Kĩ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Trẻ biết diễn đạt tình cảm của nhân vật qua giọng kể.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ quan tâm giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị :
- Micrô cho trẻ kể.
III. cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Cô đố ! Cô đố ! - Cô đố các con nghe xem câu đố này của ai? và nói trong câu truyện nào? "Ôi! Củ cải trắng ở đâu mà ngon thế này?" - À, đúng rồi! Hôm nay cô sẽ kể lại cho lớp mình nghe và cô sẽ hướng dẫn cho các con kể.2. Hướng dẫn trẻ kể : - Lần 1 : Cô kể trọn vẹn câu truyện - Lần 2 : Cô kể tóm tắt nội dung câu truyện. - Câu truyện "Củ cải trắng" kể về chú Thỏ con kiếm được hai củ cải trắng và Thỏ con đã đem đến tặng cho Dê con một củ. Dê con không ăn và đem tặng cho Hươu con. Hươu con không ăn và đem tặng cho Thỏ con. Cuối cùng thì Thỏ con mới hiểu được các bạn Dê, Hươu đều là những người bạn tốt đã đem củ cải trắng đến cho mình. - Các con ơi! Nãy giờ cô kể cho lớp mình nghe rồi. Bây giờ bạn nào giỏi hãy kể phần mở đầu câu chuyện khi mùa đông đến Thỏ con đã làm gì? - Phần tiếp theo của câu chuyện khi Dê con đi kiếm ăn, nó có kiếm được gì không? Câu chuyện được tiếp diễn như thế nào? - Khi Hươu con từ rừng trở về nó nhìn thấy củ cải trắng ở trên bàn. Hươu rất nhạc nhiên và đã suy nghĩ thế nào?3. Giáo dục - Trong câu chuyện "Củ cải trắng" các bạn Thỏ, Dê, Hươu đều là những người bạn tốt. Biết quan tâm giúp đỡ nhau. Chia nhau ăn. - Còn các con trong lớp cũng phải thương yêu và nhường nhịn nhau không được giành đồ chơi của nhau, phải giúp đỡ bạn. Có quà bánh gì ngon con mời bạn cùng ăn. - Bây giờ bạn nào giỏi lên kể thật to, thật hay toàn bộ câu truyện cho cô và các bạn cùng nghe.* Kết thúc : Nhận xét - Tuyên dương.
- Đố gì? Đố gì? - Câu truyện "Củ cải trắng" của Thỏ con - Mời một trẻ khá - Mời một trẻ khá - Mời một trẻ.
Truyện: Cáo thỏ và gà trống.
Tiết 2
1. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện và biết đánh giá từng nhân vật.
- Trẻ nói trọn câu và trả lời được các câu cô hỏi.
2.Kĩ năng: - Phát triển trí nhớ và khả năng tư duy.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
2. Chuẩn bị :
- Bộ tranh truyện "Cáo, Thỏ và Gà trống"
3. Hướng dẫn :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Lắng nghe! Lắng nghe! - Các con nghe xem câu nói này của ai? Trong câu truyện nào? "Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác" - Đúng rồi! Hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu thật kỹ về câu chuyện này nha.2. Truyền thụ : - Cô kể chuyện 2 lần Lần 1 : không sử dụng trực quan Lần 2 : Sử dụng trực quan.3. Đàm thoại : - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Vì sao Thỏ ngồi dưới gốc cây khóc? - Bầy Chó đã đến an ủi Thỏ như thế nào? - Thỏ trả lời ra sao? - Bầy cho có đuổi được Cáo không? - Vì sao vậy? - Sau khi bầy Chó chạy đi, ai đã đến an ủi Thỏ? - Gấu an ủi Thỏ như thế nào? - Thỏ trả lời ra sao? - Gấu có đuổi được Cáo không? - Tại sao? - Gà trống đã nói gì với Thỏ? - Thỏ trả lời như thế nào? - Gà trống làm thế nào để đuổi được Cáo? - Tại sao Gà trống lại đuổi được Cáo? - Qua câu chuyện này các con yêu ai? Ghét ai? - Các con biết không bầy Chó và Gấu rất tốt bụng nhưng nhát gan, chỉ có Gà trống có lòng dũng cảm gan dạ nên đã giúp Thỏ lấy lại được nhà. Là bạn bè các con phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau, nhường đồ chơi, không đánh nhau với bạn như vậy mới là con ngoan.* Kết thúc Nhận xét - tuyên dương
- Nghe gì? Nghe gì? - Câu nói của Cáo trong câu chuyện "Cáo, Thỏ, và Gà trống" - Cáo, Thỏ và Gà trống. - Vì Thỏ bị Cáo đuổi ra khỏi nhà. - "Thỏ ơi! Đừng khóc nữa" - "Làm sao tôi....ra khỏi nhà" - Dạ không - Vì bầy Chó nhút nhát - Gấu đến an ủi Thỏ. - "Thỏ ơi...Cáo đi" - "Làm sao tôi...ra khỏi nhà" - Dạ không - Vì Gấu nhút nhát. - "Ta về nhà... được Cáo" - "Không... làm sao được" - Gà trống cất tiếng hát "Cúc cù...ra ngay" - Vì Gà trống có lòng dũng cảm. - Yêu bầy Chó, Gấu và Gà trống và ghét Cáo vì Cáo độc ác.
Truyện: Dê con nhanh trí.
Tiết 2
I. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức: - Giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện thông qua các hình dáng, hành động, lời nói... để trẻ hiểu và đánh giá đúng về tính cách của các các nhân vật. - Trẻ nghe và hiểu ngôn ngữ, nói trọn câu dài khi trả lời các câu hỏi của cô.
2. kĩ năng:
3. Thái độ; - Giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa cho nội dụng truyện.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - Giới thiệu : - Cô đố lớp mình con gì kêu be..be.. Đó là con gì? - Đúng rồi! Cô cũng có một câu truyện kể về con dê mà hôm trước cô đã kể cho lớp mình nghe. Thế câu chuyện đó có tựa đề là gì? - Hôm nay cô sẽ kể lại câu truyện "Dê con nhanh trí" để lớp mình hiểu sâu về dê con hơn nha.2. Truyền thụ : - Lần 1 : Cô kể không sử dụng trực quan - Lần 2 : Cô kể sử dụng trực quan.3. Đàm thoại : - Cô vừa kể truyện có tựa đề là gì? - Dê mẹ đã dặn dê con điều gì? - Thế dê con có vâng lời mẹ không cả lớp? - Khi dăn dê con thì giọng nói của dê mẹ như thế nào? - Khi nghe mẹ dặn xong dê con đã hỏi thêm điều gì? - Chó sói gọi cửa nhà dê con, giọng của nó như thế nào? - Dê con đã trả lời sói như thế nào? - Nghe dê con nói vậy thì sói đã trả lời như thế nào? - Dê con suy nghĩ đến chân của mẹ và đôi tai của mẹ nữa nên đã không bị chó sói lừa gạt. - Qua câu chuyện này các con thấy dê con là nhân vật như thế nào? - Đúng rồi! Dê con biết vâng lời mẹ và còn thông minh nữa nên chó sói không làm gì được. Vậy các con phải bắt chước dê con luôn vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.* Kết thúc Nhận xét - tuyên dương.
- Con dê. - Dê con nhanh trí. - "Dê con nhanh trí". - "Con ở nhà...con đấy" - Thưa cô có. - Chậm rãi và rõ ràng. - "Thế mẹ về....mà mở cửa". - Ồm ồm. - "Mẹ đấy ư? Sao...ồm thế?" - "Mẹ ra ngoài....tiếng đấy" - Can đảm, thông minh.
Truyện: Cây khế
Tiết 2
1. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ thích nghe cô kể chuyện. - Đàm thoại nhằm tác hiện nội dung câu chuyện.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thưong anh chị em, biết giúp đỡ mọi người .
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa. - Cô thuộc truyện và kể diễn cảm.
III. Cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định : - Hát "Cả nhà thương nhau".* Giới thiệu : - Có 1 người vì quá tham lam nên đã bị chim hất xuống biển với túi vàng. Đó là ai trong câu chuyện gì vậy các con? - À, đúng rồi! Vậy hôm nay cô sẽ kể lại cho các con nghe chuyện "Cây khế"1. Truyền thụ : - Cô kể lần 1 : minh họa động tác. - Cô kể lần 2 : sử dụng trực quan.2. Đàm thoại : - Khi chia gia tài, người anh tham lam đã lấy những gì và chia cho người em những gì? - Khi chim đến ăn khế người em đã nói gì? - Thế chim trả lời thế nào? - Người em làm đúng như lời chim dặn nên người em trở thành người như thế nào? - Khi thấy người em giàu có thì người anh đã làm gì? - Chim đến ăn và cũng hứa trả vàng, người anh có làm đúng như lời chim dặn không? - Thế người anh may túi mấy gang? - Vì sao người anh không làm theo lời chim dặn? - Khi đi lấy vàng về thì người anh đã bị gì? - Qua câu chuyện cô vừa kể thì các con thương ai? - À! Qua câu chuyện "Cây khế" các con thấy người em do chăm chỉ, thật thà, tốt bụng nên được giàu có sung sướng. Còn người anh thì tham lam không biết yêu thương nhường nhịn em mình mà lại gánh hết của cải nên đã bị trừng phạt là bị ném xuống biển. Các con cũng cậy phải biết thương yêu nhường nhịn anh em mình và cũng phải giúp đỡ bạn bè, mọi người.* Kết thúc : - Cho trẻ chơi trò chơi "Trời nắng trời mưa"
- Cả lớp cùng hát với cô. - Đó là người anh trong câu chuyện "Cây khế" - Dạ. - Người anh lấy hết của cải chỉ cho người em 1 túp lều và 1 cây khế. - Thưa cô : Người em nói chim ơi nhà tôi chỉ có... tôi sống bằng gì? - Thưa cô : Chim nói "ăn 1 quả trả 1 cục vàng may túi 3 gang mang đi mà đựng - Thưa cô : người em trở thành một người giàu có. - Thưa cô : người anh đòi đổi gia tài để lấy cây khế. - Thưa cô không. - Thưa cô người anh may túi 6 gang. - Thưa cô vì người anh tham lam muốn lấy nhiều vàng. - Thưa cô người anh đã bị hất xuống biển. - Thưa cô con thương người em vì người em siêng năng tốt bụng. - Cả lớp cùng chơi với cô.
Thơ: Tết đang vào nhà
Tiết 2
I. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ "Tết đang vào nhà" - Trẻ biết ngắt nhịp 2/2.
2. Kĩ năng: - Phát triển cảm xúc cho trẻ.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước và tự hào về nền văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ cho bài thơ.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Hát "Sắp đến tết rồi" - Các con ơi! Hôm trước cô đã dạy cho các con bài thơ gì cũng nói về ngày tết sắp đến vậy? - Đúng rồi! Hôm nay cô và các con học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ này.2. Hướng dẫn trẻ thuộc thơ : - Cô đọc lần 1 không sử dụng trực quan - Lần 2 vừa đọc vừa sử dụng trực quan kết hợp. - Muốn đọc bài thơ hay các con phải đọc chậm rãi và thật diễn cảm nhé. - Cả lớp đọc 2 - 3 lần. - Mời nhóm đọc - Mời tổ đọc. - Mời cá nhân giỏi đọc.3. Đàm thoại : - Lớp mình vừa đọc bài thơ có tựa đề là gì? - Bài thơ tả cảnh gì? - Vì bài thơ tả cảnh tết sắp đến nên các con đọc nhanh hay chậm đọc giọng vui hay trầm? - Hoa đào có màu gì? - Hoa mai có màu gì? - Tết sắp đến thời tiết thế nào? - Trong bài thơ em bé đã chuẩn bị gì cho ngày tết? - Tết sắp đến các con cảm thấy thế nào? - Đúng rồi! Sắp đến tết các con lớn thêm một tuổi, giỏi hơn, ngoan hơn nữa. Ngày tết cũng là ngày đoàn tụ gia đình, sum vầy bên nhau, người và cảnh vật đều vui tươi.* Kết thúc : Nhận xét - tuyên dương
- Hát cùng cô. - "Tết đang vào nhà" - "Tết đang vào nhà" - Tả cảnh tết sắp đến. - Đọc chậm, vui. - Màu hồng. - Màu vàng. - Ấm áp. - Dán tranh gà. - Vui, nhộn nhịp.
Thơ: Hoa kết trái
Tiết 2
I. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ "Hoa kết trái"
2. Kĩ năng: - Phát triển cảm xúc cho trẻ.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
- Tranh về các loại hoa trong bài.
III. Cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - Giới thiệu : - Hát "Hoa trường em" - Cô cũng đã dạy cho các con bài thơ gì cũng nói về hoa cho quả. Bạn nào còn nhớ của ai?2. Hướng dẫn trẻ thuộc thơ : - Lần 1 : Cô kể không sử dụng trực quan - Lần 2 : Cô kể sử dụng trực quan - Muốn đọc thơ hay các con phải đọc chậm rãi và diễn cảm nhé. - Cả lớp đọc 2 - 3 lần. - Mời nhóm - Mời tổ - Mời cá nhân - Cho cả lớp đọc lại lần nữa.3. Đàm thoại : - Lớp mình vừa đọc bài thơ gì? Của ai? - Bài thơ viết về gì? - Vậy có những bông hoa nào? - Hoa mướp màu gì? - Hoa lựu giống như cái gì? - Hoa vừng, hoa đỗ thì sao? - Thế mình có được hái hoa không? Vì sao vậy? - À, các con không được hái hoa bứt lá. Các con phải yêu quí, chăm sóc thì hoa cho quả ăn rất ngon và bổ dưỡng.4. Củng cố : - Trẻ tô màu các loại hoa hoặc đi quanh vườn trường tưới nước cho cây.* Kết thúc : Nhận xét - tuyên dương
- Hát cùng cô. - "Hoa kết trái" của Thu Hà. - "Hoa kết trái" của Thu Hà. - Những bông hoa. - Trẻ kể. - Màu vàng. - Màu đốm lửa. - Nho nhỏ, xinh xinh. - Thưa cô không, vì hoa yêu mọi người nên hoa kết trái.
THƠ "THĂM NHÀ BÀ"
Tiết 1
I. Mục đích - Yêu cầu :
- Giúp trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ được tựa đề bài thơ. - Phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu mến và chăm sóc con vật.
II. Chuẩn bị :
- Bộ tranh minh họa cho nội dung bài thơ.
III. Cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Cô và các con cùng đọc bài thơ "Đàn Gà Con" - Lớp mình vừa đọc bài thơ nói về con gì vậy? - Đúng rồi! Bài thơ nói về đàn gà con. Thế đàn gà con kêu như thế nào? - Giỏi lắm! Hôm nay cô và các con cùng học bài thơ "Thăm nhà Bà" và chú ý xem trong bài thơ tác giả đã tả đàn gà như thế nào?2. Truyền thụ : - Lần 1 : Cô kể không sử dụng trực quan - Lần 2 : Cô kể sử dụng trực quan kết hợp giảng giải, giải thích.* Diễn giải : - Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về em bé rất vui khi nhìn thấy đàn gà "chơi ngoài nắng". Các con lắng nghe xem em bé đã gọi đàn gà thế nào nha. "Đến thăm nhà bà Bà đi vắng Có đàn gà Chơi ngoài nắng Cháu đứng ngắm Đàn gà conRồi gọi luôn : "Bập, bập , bập" - Phần tiếp theo của bài thơ nói đến đàn gà tỏ sự vui mừng đón bé. Các con nghe xem khi bé gọi, gà đã chạy như thế nào? "Chúng lật đật Chạy nhanh nhanh Xúm vòng quanh Kêu : chiếp, chiếp" - Phần cuối bài thơ nói lên sự chăm sóc của bé đối với đàn gà và đàn gà đã vui sướng. "Gà mải miết Nhặt thóc vàng Cháu nhẹ nhàng Lùa vào mát."3. Đàm thoại : - Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ có tựa đề là gì? - Khi đến thăm nhà bà bé đã thấy gì? - Thế bé đã gọi đàn gà thế nào? - Khi nghe bé gọi thì đàn gà thế nào? - Đàn gà con kêu thế nào? - Bé đã cho gà con ăn gì? - Bé chăm sóc đàn gà thế nào? - Các con ơi! Gà rất có ích cho con người. Gà vừa đẻ trứng, báo thức cho mọi người dậy đi làm nên các con phải yêu mến và chăm sóc bằng cách cho gà ăn thóc, gạo, tấm để gà mau lớn. - Bây giờ cả lớp cùng đọc bài thơ với cô (đọc 1 - 2 lần) - Mời tổ. - Cả lớp đọc lại lần nữa.* Kết thúc : Nhận xét - tuyên dương
- Cả lớp đọc. - Đàn gà con. - Chiếp! Chiếp. - Thăm nhà bà. - Thấy đàn gà - Bập, bập, bập. - Lật đật chạy - Chiếp, chiếp. - Ăn thóc. - Bé lùa đàn gà vào mát. - Cả lớp đọc.
Thơ: Thăm nhà bà
Tiết 2
I. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung bài thơ và thuộc bài thơ "Chim chích bông" - Trẻ thể hiện diễn cảm bài thơ khi đọc.
2.Kĩ năng: - Phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng cho trẻ.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quí, chăm sóc và bảo vệ các loại chim.
II. Chuẩn bị :
- Tranh chích bộng đang đậu trên cây nghiêng mình nhìn xuống luống rau.
III. Hướng dẫn :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Hát "Con chim non..." - Hôm trước cô đã dạy cho các con bài thơ gì nói về chú chim nhận lời em bé xuống bắt sâu cho luống rau.2. Dạy trẻ đọc thơ : - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con thuộc bài thơ nha. - Cô đọc diễn cảm lại một lần. Lần 1 : Cô kể không sử dụng trực quan Lần 2 : Cô kể sử dụng trực quan kết hợp giảng giải, giải thích - Cho cả lớp đọc 2 - 3 lần - Mời tổ - Mời nhóm - Mời cá nhân. - Cho cả lớp đọc lại 1 lần.3. Đàm thoại : - Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì? - Chim chích bông như thế nào? - Em bé đã nhờ chích bông làm việc gì? - Chích bông có đồng ý không? - Với thái độ như thế nào? - Thế các con có yêu quí chim chích bông không? - Các con yêu quí chim chích bông thì các con phải làm gì? - À, đúng rồi! Các con phải chăm sóc yêu quí, không được chọc phá chim để chim giúp mình bắt sâu, giúp ích cho con người. - Cho cả lớp vẽ con chim trên nền sân (bãi cát).* Kết thúc : Nhận xét - tuyên dương
- Hát cùng cô. - Chim chích bông. - Cả lớp cùng đọc. - Chim chích bông. - Hay leo trèo - Bắt sâu cho luống rau. - Dạ đồng ý. - Với thái độ vui vẻ - Dạ có. - Phải chăm sóc, yêu quí không được chọc phá
Thơ: Em yêu nhà em
Tiết 2
1. Mục đích - Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được tình yêu thiết tha của em bé với ngôi nhà của mình. - Dạy trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu mến ngôi nhà của mình.
2. Chuẩn bị :
- Bức tranh vẽ phong cảnh nhà của bé.
3. Hướng dẫn :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định - Giới thiệu : - Cô đố! Cô đố! - Lớp mình thử đoán xem cô đọc hai câu thơ này trong bài thơ nào nha. "Dù đi xa thật là xa... Chẳng đâu vui được như nhà của em" - Đúng rồi! Hôm nay cô sẽ giúp các con thuộc bài thơ và đọc thật diễn cảm và hay nữa nha.2. Nội dung : - Lần 1 : Cô kể không sử dụng trực quan - Lần 2 : Cô kể sử dụng trực quan kết hợp giảng giải, giải thích. - Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ nói về cái gì? - Xung quanh ngôi nhà có gì? - Đàn chim sẻ đang làm gì bên thêm nhà? - Các chú ếch con, dế mèn đang làm gì? - Em nhỏ có yêu ngôi nhà của mình không? Câu thơ nào cho các con biết điều ấy? - Bây giờ cả lớp đọc với cô 2 - 3 lần. - Mời từng tổ. - Mời nhóm. - Mời cá nhân đọc. - Cả lớp đọc lại lần nữa - Qua bài thơ các con phải biết yêu quí ngôi nhà của mình, yêu những gì thân thuộc gắn bó với mình, biết làm đẹp cho căn nhà của mình, không bày bừa ra nhà.* Kết thúc : Nhận xét - tuyên dương
- Đố gì? Đố gì? - Bài thơ "Em yêu nhà em" - Em yêu nhà em. - Ngôi nhà. - Trẻ tự kể. - Mời 1 trẻ. - Trẻ đọc
File đính kèm:
- Van hoc 45 tuoi.doc