* GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán
-Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn
- Đoạn thẳng biểu diễn số bé như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
- GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé
* Hướng dẫn giải bài toán
- Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ và nêu cách giải
- GV hướng dẫn cách giải (che phần hơn của số lớn)
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
- GV : Trên đoạn thẳng còn lại hai lần của số bé
+ Phần hơn của só lớn so với số bé chính là thành phần gì của hai số?
+ Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?
+ Tổng mới là bao nhiêu?
+ Tổng mới chính là hai lần của số bé, vậy hai lần số bé là bao nhiêu?
+ Tìm số bé? Số lớn?
- GV gọi HS lên trình bày bài giải.
- GV viết cách tìm số bé.
Số bé = ( Tổng + Hiệu ) : 2
- Gọi HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số bé
- GV hướng dẫn giải cách 2 ( Như cách 1)
- Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số lớn
- GV viết cách tìm số lớn lên bảng và kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Số lớn = ( Tổng - Hiệu ) : 2
22 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 26/10/2014
Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: Toán.
Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách.
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ vẽ sơ đồ bài toán 1,2.
- HS: Thước, nháp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
* Ổn định:
* KT bài cũ: Yêu cầu 1HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
a. Bài toán 1
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV giới thiệu dạng toán: Dạng toán này được gọi là: Bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
* GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán
-Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn
- Đoạn thẳng biểu diễn số bé như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
- GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé
* Hướng dẫn giải bài toán
- Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ và nêu cách giải
- GV hướng dẫn cách giải (che phần hơn của số lớn)
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
- GV : Trên đoạn thẳng còn lại hai lần của số bé
+ Phần hơn của só lớn so với số bé chính là thành phần gì của hai số?
+ Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?
+ Tổng mới là bao nhiêu?
+ Tổng mới chính là hai lần của số bé, vậy hai lần số bé là bao nhiêu?
+ Tìm số bé? Số lớn?
- GV gọi HS lên trình bày bài giải.
- GV viết cách tìm số bé.
Số bé = ( Tổng + Hiệu ) : 2
- Gọi HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số bé
- GV hướng dẫn giải cách 2 ( Như cách 1)
- Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số lớn
- GV viết cách tìm số lớn lên bảng và kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Số lớn = ( Tổng - Hiệu ) : 2
b. Luyện tập
Bài 1( 47).
- Gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?
- Yêu cầu HS làm bài theo 2 cách ( 2 dãy)
Bài 2.( 47 )
- Hướng dẫn HS làm như BT 1
- GV phát bảng phụ cho 2 HS làm theo 2 cách
Bài 3.( HS khá giỏi )
- Yêu cầu HS làm vở ( theo 2 dãy- mỗi dãy 1 cách)
- GV chấm chữa bài
3. Kết luận:
* Củng cố:
+ Nêu cách trình bày bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ?
*. Dặn dò: Xem lại các bài tập
Báo cáo sĩ số.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS đọc
+ Tổng của 2 số: 70, hiệu của 2 số: 10
+ Tìm 2 số đó
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp.
+ Ngắn hơn
- Nêu cách giải
+ Bằng số bé
+ Hiệu của 2 số
+ Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Tổng mới là: 70 -10 =60
+ Hai lần số bé là: 70 - 10 =60
+ Số bé là : 60 : 2 = 30
+ Số lớn là : 30 + 10 = 40
Bài giải:
Hai lần số bé là:
70 - 10 = 60
Số bé là:
60 : 2 = 30
Số lớn là:
30 + 10 = 40
Đáp số: Số bé: 30
Số lớn: 40
Bài giải:
Hai lần số lớn là:
70 + 10 = 80
Số lớn là:
80 : 2 = 40
Số bé là:
40 - 10 = 30
Đáp số: Số lớn: 40
Số bé: 30
- HS đọc bài toán
- HS làm vở, 1HS làm bản nhóm
Bài giải:
Hai lần tuổi bố là:
58+ 38 = 96 ( tuổi )
Tuổi bố là:
96 : 2 = 48( tuổi)
Tuổi con là:
48 - 38 = 10 ( tuổi )
Đáp số: Tuổi bố: 48 tuổi
Tuổi con: 10 tuổi
Lớp đọc bài toán và giải bài vào vở.
2 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Số HS trai là:
(24+ 4) : 2 = 16 ( HS )
Số HS gái là:
16 - 4 = 12( HS)
Đáp số: HS trai: 16 HS gái: 12
Bài giải:
Số cây của lớp 4A trồng đượclà:
(600- 50) : 2 = 275 ( cây )
Số cây của lớp 4A trồng đượclà:
275 + 50 = 325 ( cây )
Đáp số: Lớp 4A : 275 cây
Lớp 4B : 325 cây
- 2 HS trả lời.
__________________________________________
Tiết 2: Đạo đức.
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
HS biết tiết kiệm tiền của giữ gìn sách
vở đồ dùng hàng ngày ,vì sao phải
tiết kiệm tiền của.
Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền
của ,giữ gìn sách vở, đồ dùng , đồ chơi.
Biết đồng tình ủng hộ những hành vi tiết kiệm tiền.
I. Mục tiêu:
- Nhận thức được:
- Cần phải tiết kiệm được tiền của như thế nào? Vì sao cần tiết kiệm tiền của
- HS biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở. đồ dùng, đồ chơi,trong sinh hoạt hàng
ngày.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi việc làm tiết kiệm; không đồng tình với
những hành vi, việc làm lãng phí tiền của
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS: đồ dùng sắm vai
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Giới thiệu bài:
* Ổn định
* Bài cũ:
+ 1HS nêu phần ghi nhớ, nêu những việc làm tiết kiệm?
- Nhận xét.
2. Phát triển bài:
* Hoạt động 1:
HS làm việc cá nhân (bài tập 4, Sgk)
- GV yêu cầu 2 hS chữa bài tập và giải thích
+ Trong những việc làm trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm?
+ Trong những việc làm đó việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm?
*GV kết luận: những bạn biết tiết kiệm là những bạn thực hiện được cả 5 hành vi của bài 4, các em cần học tập để thực hành tiết kiệm. Còn những hành vi c,d,đ,e,i chưa thực hành tiết kiệm chúng ta không nên học tập.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày
* Hoạt động2: Thảo luận nhóm và xử lí tình huống( BT 5, Sgk)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và xử lí 1 tình huống trong BT 5
- Các nhóm trình bày
+ NX, cách xử lí như vậy đã tiết kiệm chưa?
+ Có cách xử lí nào khác không? Vì sao?
+ Cần phải tiết kiệm những gì? Và tiết kiệm NTN?
+ Tiết kiệm có lợi gì?
- GV kết luận về cách ứng sử phù hợp trong mỗi tình huống
* Hoạt động 3: HS làm bài 6, 7
- HS nối về việc tiết kiệm của mình, về cách giữ gìn sách vở, đồ dùng , đồ chơi ...
- Kể cho các bạn nghe những câu chuyện về những người đã biết tiết kiệm.
* kết luận chung
3. Kết luận:
* Củng cố:
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học
- Dặn CB cho giờ sau
HS làm BT
- HS trình bày
+ Câu a, b, g, h
+ Câu c, d, đ, e, i
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- HS tự liên hệ
- Các nhóm hảo luận và nêu cách ứng xử
- HS nêu
______________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu.
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI ,TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
HS biết viết tên người ,tên địa lí Việt Nam.
Biết được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục tiêu:
- Biết được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong khi viết
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ, chép BT 3 lên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức.
* Bài cũ:
+ 1HS viết tên tỉnh, danh lam thắng cảnh?
- Nhận xét
* Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
I. Nhận xét:
Bài 1.(48)
- GV viết mẫu tên người, tên địa lí lên bảng
- Hướng dẫn HS đọc đúng tên người tên địa lí trên bảng
Bài 2.(48)
- Gọi HS đọc yêu cầu Sgk
- Yêu cầu hS trao đổi theo cặp đôi và TLCH:
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phậngồm mấy tiếng?
+ Chữ các đầu mỗi bộ phận viết như thế nào?
+ Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?
Bài 3.(48)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS trao đỏi nhóm bàn, TLCH:
+ Cách viết mọt số tên người, tên địa lí nước ngoài có gì đặc biệt?
* GV giảng: Những tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
II. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy VD và viết đúng
III. Luyện tập
Bài 1.(48)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Phát bảng phụ cho 2 nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi và làm BT. Làm xong treo bảng, cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV kết luận lời giải đúng
- Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và TLCH:
+ Đoạn văn viét về ai?
+ Em biết nhà bác học Lu-i Pa -xtơ qua phương tiện nào?
Bài 2.(48)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận lời giải đúng
Bài 3.(48)
- Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát tranh , GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
- Dán 4 phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm thi tiếp sức
- Gọi HS đọc phiếu của nhóm
- GV và HS bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất
3. Kết luận:
* Củng cố:
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài cần viết như thế nào?
- GV nhận xét giờ học
- Dặn VN học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã biết ở BT 3
- HS đọc theo
- 1 HS đọc
- Thảo luận
. Lép. Tôn-xtôi (2 bộ phận )
+ Bộ phận1: Lép ( 1 tiếng )
+Bộ phận2:Tôn-xtôi(2 tiếng)
+ Viết hoa
+ Giữa các tiếng trong cùng 1 bộ phận có gạch nối.
- HS đọc
- Thảo luận
+ Viết giống như tên riêng VN. Tất cả các tiếng đều viết hoa.
Thích Ca Mâu Ni;
Hi Mã Lạp Sơn
- 2 HS đọc
- HS nối nhau lấy VD
- HS đọc
- Thảo luận , hoàn thành BT
ác- boa ; Lu-i Pa- xtơ
Quy- dăng-xơ
- Viết về Lu-i Pa- xtơ
- 2 HS đọc
Tên người
Tên địa lí
An be Anh-xtanh;
Crít-xti-an An-đécxen;
Y-u-riGaga-rin
XanhPê-téc-bua;
Tô-ki-ô
A- ma-dôn
Ni-a-ga-ra
- 1 HS đọc
- HS đọc và quan sát tranh
đại diện 4 nhóm thi
- 4 HS đọc phiếu của 4 nhóm
Tên nước
Thủ đô
Nga
ấn độ
Nhật Bản
Lào
Trung Quốc
Căm-puchia
Mát-x cơ-va
Nui Đê-li
Tô-ki-ô
Viêng Chăn
Bắc Kinh
PhnômPênh
- HSnhắc lại ghi nhớ
___________________________________________
Tiết 4: Địa lí.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
Kiến thức HS đã biết có liên quan
đến bài học
Kiến thức mới cần được thành trong bài học
- Biết Tây Nguyên trên bản đồ.
- Biết Tây Nguyên là vùng đất rộng nhưng dân cư thưa thớt. Là vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống với các phong tục, tập quán và nét văn hóa tiêu biểu.
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...) trên đất ba dan. Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định tổ chức
* KTBC :
- Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên.
- Nêu một số nét về trang phục và lễ hội ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét.
* Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan .
- GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (QS lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hoặc rau màu?
- Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu )
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
- GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột
- GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN
- Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
- GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?
+ GV nhận xét, kết luận.
Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp cho Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao .
b. Chăn nuôi trên các đồng cỏ:
- Hoạt động cá nhân .
- Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau :
- Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ?
- Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
* Ở địa phương mình chăn nuôi gia súc như con gì?
- Trên các cao nguyên ở Tây Nguyên có những vùng đất như thế nào?
- Ghi nhớ: Gọi HS nêu
3. Kết luận:
* Củng cố: Kể tên các loại cây trồng và con vật chính ở Tây Nguyên ?
* Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm theo dãy bàn, mỗi dãy là 1 nhóm.
Nhóm 1: Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc loại cây công nghiệp .
Nhóm 2: Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất.
Nhóm 3 : Vì phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất đỏ ba dan.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh, ảnh và hình 2 trong SGK.
- HS lên bảng chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
+ Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài.
- HS xem sản phẩm.
+ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô, khí hậu nóng kéo dài.
+ Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây.
- HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi:
+ Trâu, bò, voi.
+ Bò được nuôi nhiều nhất.
+ Vì Tây Nguyên có đồng cỏ xanh tốt.
+ Voi được nuôi để chuyên chở hàng hóa...
- HS liên hệ.
- 3 HS nêu bài học cuối bài.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
_______________________________________
Ngày soạn: 27/10/2014
Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: Toán.
Tiết 38: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lương và đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lương và đơn vị đo thời gian
BTCL: Bài 1( a,b) Bài 2,4
3. Thái độ : - Giáo dục HS ý thức học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước, phấn màu
- HS: Nháp, bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định : chuyển tiết
* Bài cũ:
+ 1HS Tìm 2 số khi biết tổng 48, hiệu 10 ( SB: 19 ; SL: 29 )
- Nhận xét.
2. Phát triển bài:
Bài 1.(48) HSTB làm ý a,b
- Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó tự làm theo 3 nhóm
- GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại cách tìm só lớn, số bé
Bài 2.(48)
- Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS giải theo 2 cách ( 2 dãy)
Bài 4.(48)
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
- GV chấm một số bài
Bài 5(48).( Dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn giải
- Yêu cầu HS làm vở
- Thu chấm
3. Kết luận:
* Củng cố:
+ Nêu lại cách tìm SL? SB?
- GVnhận xét giờ học
* Dặn dò:
- Xem lại các bài tập
- 1 HS lên bảng
- 1 HS nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con
a) SL: 15 ; SB: 9
b) SL: 36 ; SB: 24
c) SL: 212 ; SB: 113
- 3 HS nhắc lại cách làm
- 1 HS đọc và TL
- 2 HS lên bảng làm 2 cách, lớp làm nháp
Bài giải:
Tuổi em là:
(36 - 8 ) : 2 = 14( tuổi)
Tuổi chị là:
14 + 8 = 22 ( tuổi )
Đáp số:Tuổi em: 14 tuổi
Tuổi chị: 22 tuổi
( dành cho HS khá, giỏi)
- 2 HS lên bảng, Lớp đổi vở, kiểm tra
Bài giải:
Phân xưởng T1 làm được sản phẩm là:
(1 200 - 120) : 2 = 540 ( sản phẩm)
Phân xưởng T2 làm được số sản phẩm là:
540 + 120 = 660( sản phẩm )
Đáp số: 540 sản phẩm
660 sản phẩm
- 2 HS đọc
- Lớp làm vở
Bài giải:
Đổi 5 tấn 2 tạ=5 200 kg
8 tạ = 800 kg
Số thóc T1 thu được là:
(5 200+ 800) : 2 = 3 000( kg )
Số thóc T2 thu được là:
3 000 - 800 = 2 200( kg )
Đáp số:T1: 3000 kg
T2: 2 200 kg
- HS nêu.
_________________________________________
Tiết 2: Thể dục.
QUAY SAU ĐI THƯỜNG, VÒNG PHẢI VÒNG TRÁI
ĐỔI CHÂN ĐI ĐỀU SAI NHỊP, TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH” .
Những kiến thức HS đã biết lien quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Tập hợp hàng ngang, dóng hang điểm số đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- Nâng cao kĩ thuật: Đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái, không lệch hàng, đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: đi thường chuyển hướng phải trái không lệch hàng, đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường,
- Chuẩ bị 1 cái còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Giới thiệu bài:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ trên sân 100- 200m
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
2. Phát triển bài:
a, Đội hình, đội ngũ.
- Ôn động tác đi thường chuyển hướng phải trái.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Ném trúng đích
- Quan sát, nhận xét biểu dương.
3. Kết luận:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Vỗ tay và hát theo nhịp .
- Trò chơi " Diệt các con vật có hại"
- Hệ thống bàii
- Nhận xét tiết học.
Đ. L
6'
22'
12'
10'
6'
Phương pháp
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- Thực hành
- GV điều khiển HS tập 2 lần.
- Tập theo tổ.
- GV quan sát sửa sai.
- GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cả lớp cùng chơi.
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
_______________________________________
Tiết 3: Kể chuyên.
ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
-Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện bằng lời kể của mình.
- Kể lại được câu chuyện bằng lời kể của mình về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí đã nghe đã đọc
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện bằng lời kể của mình về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí đã nghe đã đọc.
2. Kĩ năng: - Lời kể hấp dẫn, sinh động, phối hợp với cử chỉ điệu bộ
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
3. Thái độ: - Nhận xét, đánh giá câu chuyện, lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chép sẵn đề bài lên bảng
- HS: sưu tầm truyện có nội dung đề bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định: chuyển tiết
* Bài cũ: 1HS kể đoạn cuối truyên: Lời ước dưới trăng. Nhân vật chị Ngàn trong truyện có đức tính gì đáng quí?
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
* Hướng dẫn kể:
a) Tìm hiểu đề.
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí.
- Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà HS sưu tầm có nội dung trên
- Gọi HS đọc gợi ý
+ Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào?
+ Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
b) Kể chuyện trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể theo cặp
c) Kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện theo câu hỏi đã hướng dẫn tiết trước
- Gọi hS nhận xét về nnọi dung câu chuyện, lời bạn kể
3. Kết luận:
* Củng cố:
- Các câu chuyện các em vừa kể đều nói về điều gì?
- GV nhận xét bài học
* Dặn dò:
- DặnVN kể chuyện cho gia đình nghe
- Một học sinh kể chuyện.
- 1 HS đọc
- HS nối nhau giới thiệu
- 3 HS đọc
+ Có 2 loại
. Ước mơ đẹp: Đôi giày ba ta màu xanh; Bông hoa cúc trắng; Cô bé bán diêm
- Ước mơ viển vông: Ba điều ước, Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- HS nêu
- 2 HS kể cho nhau nghe
- 2 HS thi kể
- Kể về những ước mơ của mình, những ước mơ đẹp
______________________________________
Ngày soạn: 29/10/2014
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: Toán.
Tiết 40: GÓC NHỌN .GÓC TÙ, GÓC BẸT
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- Đã biết góc vuông và cách vẽ góc vuông.
- Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Biết sử dụng e- ke đẻ kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt
2. Kĩ năng: Biết sử dụng e - ke đẻ kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt
3. Thái độ: Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- GV, HS: Thước thẳng, e-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định
* Bài cũ:
178 +277 +123 +422 = 600 +400 = 1000
- Nhận xét.
2. Phát triển bài:
* Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
a) Giới thiệu góc nhọn.
- GV vẽ bảng góc nhọn AOB
+ Hãy nêu tên góc, đỉnh, và các cạnh của góc này?
- GV giới thiệu : Chỉ vào góc và nói đây là góc nhọn
+ Dùng e-ke kiểm tra độ lớn của góc nhọn và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
- GV: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Yêu cầu HS vẽ góc nhọn
b) Giới thiệu góc tù ( Như góc nhọn).
- GV vẽ góc tù: MON
+ Đọc tên góc, đỉnh, cạnh?
- GV chỉ vào góc và nêu: góc MON là góc tù
+ Hãy dùng ê ke để KT độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
+ Góc đỉnh O cạnh ON,OM lớn hơn góc vuông gọi là góc gì?
- GV: Góc tù lớn hơn góc vuông
+ 1HS lên bảng dựng góc tù, cả lớp dựng ra nháp
+ Cô vừa GT cho cả lớp biết 2 góc gì?
* Giới thiệu góc bẹt.
- GV vẽ góc bẹt lên bảng, yêu cầu HS đọc tên góc, đỉnh, các cạnh của góc
- GV vừa vẽ vừa nêu: Tăng dần đọ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt
+ Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Yêu cầu HS sử dụng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông
- GV: Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
- Gọi HS lên bảng vẽ góc bẹt
2. Luyện tập:
* Bài 1 (49):
- GV yêu cầu HS quan sát các góc trong Sgk và
dùng ê ke KT đọc tên các góc
+ Hỏi tại sao lại biết các góc?
* Bài 2 (49)
- GV treo bảng phụ
- GV yêu cầu HS dùng ê- ke kiểm tra các góc của từng hình tam giác
- Yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc gì?
3. Kết luận:
* Củng cố:
- Góc NTN là góc nhọn? Góc lớn hơn góc vuông gọi là góc gì? Góc bằng 2 góc vuông gọi là góc gì? Dùng dụng cụ gì để KT độ lớn của góc?
* Dặn dò: Tập vẽ các góc, đo các góc
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS nêu
+ Góc AOB có đỉnh O, 2 cạnh OA vàOB
- Nêu: góc nhọn AOB
- HS lên KT, cả lớp theo dõi
- HS dùng ê-ke kiểm tra góc trong SGK.
- HS nêu: góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- HS vẽ
- HS đọc: góc MON có đỉnh O và 2 cạnh ON và OM
- HS đọc: góc tù MON
- HS lên KT, cả lớp theo dõi, cả lớp dùng ê ke KT trong SGK
- góc tù
- HS nêu: góc tù lớn hơn góc vuông.
- góc nhọn, góc tù
- Góc COD có đỉnh O cạn OC, OD
- Các điểm C,O,D của góc COD thẳng hàng với nhau.
- HS dùng ê-ke kiểm tra
- HS: gó bẹt bằng 2 góc vuông
- 1 HS vẽ bảng
* HS dùng ê-ke kiểm tra,HS làm miệng
Góc nhọn: MAN, UDV
Góc vuông: ICK
Góc tù: PBQ, GOH
Góc bẹt: XEY
* HS quan sát
- 1HS lên chỉ vào hình và nêu
. H tam giác: ABC có 3 góc nhọn
. H tam giác: DEG có 1 góc vuông
. H tam giác: MNP có 1 góc tù
- Học sinh nêu.
_____________________________________
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Tiết 16: DẤU NGOẶC KÉP
Những kiến thức HS đã biết liên quan đên bài học
Những kiến thức mới trong bài được hình thành
- HS biết dấu ngoặc kép phối hợp với dấu hai chấm là lời nói của nhân vật
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép
2. Kĩ năng: Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, tanh minh hoạ Sgk trang 84
- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Ổn định, chuyển tiết
* Bài cũ:
- 1HS nêu cách viết tên người tên địa lí nước ngoài? Lấy VD
- Nhận xét.
2. Phát triển bài:
a) Nhận xét:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm và TLCH:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
- GV gạch chân bằng phấn màu
+ Những từ ngữ và cấu đó là lời của ai?
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
- GV giảng
Bài 2:
-
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2014_2015.doc