ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1: HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ.
I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho hoạt động 2- Tiết 1.
- Phiếu giao việc ở hoạt động 1,2. Tiết 1.
- Phiếu 3 màu dùng cho hoạt động 1 - Tiết 2.
- Vở BT đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: 5’
B. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động.
202 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn phụ lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 18 tháng 08 năm 2008
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1: HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ.
I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho hoạt động 2- Tiết 1.
- Phiếu giao việc ở hoạt động 1,2. Tiết 1.
- Phiếu 3 màu dùng cho hoạt động 1 - Tiết 2.
- Vở BT đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: 5’
B. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động.
- Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao cho nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống. Việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao đúng ( sai)?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống:
- Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
- GV kết luận: ( Xem SGV).
+ Tình huống 1: ( Xem SGV).
+ Tình huống 2: ( Xem SGV)
- Kết luận: Một tình huống có thể có nhiều cách ứng xử , chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Trao đổi tranh luận giữa các nhóm.
c. Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy.
- Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?
+ Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?
+ Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?
+ Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?
- GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
3. Củng cố- Dặn dò: 5’
-Học sinh nói lại thời gian biểu trong ngày của mình.
- GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3 trong vở BTĐD.
- Hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Trao đổi tranh luận giữa các nhóm.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét, sữa chữa.
- HS cùng cha mẹ lập thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.
THỦ CÔNG
Tiết 1: GẤP TÊN LỬA
I/ MỤC TIÊU:
H/S biết cách gấp tên lửa.
Gấp được tên lửa.
Hs hứng thú và yêu thích gấp hình.
II/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Mẫu tên lửa gấp bằng giấy
Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
Giấy thủ công hoặc giấy màu, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: G/v hướng dẫn h/s quan sát, nhật xét vật mẫu.
- Tên lửa có 2 phần (mũi và thân )
- GV mở dần mẫu gấp tên lửa sau đó gấp lần lượt lại từng bước -> tên lửa
- Giấy hình CN có 2 bước
3. Hoạt động 2: G/v hướng dẫn thao tác gấp:
B1:Đặt giấy lên bàn mặt màu để phía dưới. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để làm dấu giữa. Mở giấy ra gấp 2 cạnh bên vào, gấp tiếp 2 cạnh sao cho mép gấp sát đường dấu giữa.
B2: Tạo tên lửa và sử dụng bẻ các nếp gấp sang 2 bên cầm vào nếp gấp giữa & phóng tên lửa theo hướng chếch lên.
4. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: 5’
-Hs nhắc lại các bước gấp.
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Gấp tên lửa (tt)
- Tên lửa có mấy phần?
- Muốn gấp tên lửa ta cần giấy hình gì? Có mấy bước để gấp tên lửa?
-Nhận xét câu trả lời.
-Gấp tên lửa gồm những bước nào?
-Treo các thao tác gấp vẽ sẵn lên bảng
-Cho Hs gấp vào giấy nháp.
-GV theo dõi hướng dẫn.
---------&-----------
Thứ ba, ngày 19 tháng 08 năm 2008
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể:
- Biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể .
- Hiểu được nhờ có xương và cơ mà cơ thể mới cử động được .
- Năng vận động sẽ giúp cho cơ xương phát triển tốt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ các cơ quan vận động
- Sách tự nhiên và xã hội.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định: 1’
B. Khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu bài mới và tạo không khí vui vẻ.
- Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp hát bài con công hay múa
- GV hướng dẫn HS làm một vài động tác múa minh hoạ.
- GV vào đề ( Xem SGV).
- GV viết tên bài trên bảng.
- HS hát
- HS vừa múa vừa hát
- 3 HS nhắc lại
C. Bài mới: 25’
1. Hoạt động 1: Làm một số cử động:
- Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như : Giơ tay, quay cổ.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3,4 SGK /4 và làm số động tác như bạn nhỏ trong sách.
* GV cho một nhóm lên thể hiện lại các động tác: Giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập.
* Bước 2:
- GV nêu yêu cầu.
- GV hỏi: Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể cử động.
- Kết luận: Để thực hiện các động tác trên thì đầu, mình, cổ phải cử động.
HS quan sát và thực hiện.
- 1 nhóm HS lên thực hiện.
- Cả lớp đứng tại chỗ cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
- Đầu mình chân tay.
2. Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết các cơ quan vận động.
- Mục tiêu: Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. HS nêu được vai trò của xương và cơ.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: GV hướng dẫn HS thực hành
- GV hỏi: Dưới lớp da của cơ thể có gì?
* Bước 2:
- GV cho HS thực hành cử động.
- GV hỏi: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
* Bước 3:
- GV cho HS quan sát hình 5,6 / SGK/5.
- GV hỏi: Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- HS tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- HS suy nghĩ và trả lời : Có xương và bắp thịt.
- HS cử động cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay.
- Nhờ sự phối hợp hoạt động giữa xương và cơ mà cơ thể hoạt động được.
- HS quan sát hình 5,6 SGK/5.
- Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
3. Hoạt động 3: Trò chơi : Vật tay:
- Mục tiêu: HS hiểu được rằng, vận động và vui chơi bổ ích giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
- Cách tiến hành:
* Bước 1:
- GV hướng dẫn cách chơi.
* Bước 2:
- GV nêu yêu cầu, 2 HS lên chơi mẫu.
* Bước 3:
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người, 2 bạn chơi, 1 bạn làm trọng tài.
- Trò chơi tiếp tục từ 2-3 keo vật tay.
4. Củng cố- Dặn dò: 5’
- GV chấm 5 em, nhận xét.
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- Dặn HS về nhà chăm tập thể dục và chuẩn bị bài mới: “ Bộ xương”
- HS lắng nghe.
- 2 HS lên chơi mẫu.
- Cả lớp cùng chơi.
- Các trọng tài nói tên các bạn thắng cuộc.
- Cả lớp sửa bài.
THỂ DỤC
TIẾT 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH -
TRÒ CHƠI"DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI"
I. MỤC TIÊU :
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2. Yêu cầu Hs biết được moat số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy định trong giờ thể dục. Yêu cầu Hs biết những điểm cơ bản và từng bước vận dụng vào quá trình học tập để tạo thành nền nếp.
- Biên chế tổ chọn cán sự.
- Học giậm chân tại chỗ – đứng lại. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng.
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu tham gia tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
TGĐL
Phương pháp
A.MỞ ĐẦU:
-GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Chạy thành một hàng dọc quanh sân.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai…
*Chơi trò chơi K.động.
B. CƠ BẢN:
1.Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 2.
-Theo phương pháp kể chuyện, thông qua đó gv nhắnhở hs tinh thần học tập và tính kỉ luật.
-GV nêu một số quy định trong giờ học thể dục..
-GV biên chế tổ tập luyện và chọn cán sự. GV viên dự kiến rồi cùng Hs quyết định.
2.Học động tác giậm chân tại chỗ – đứng lại:
-GV nêu tên động tác, phân tích kỹ thuật động tác.
-GV làm mẫu, Hs tập theo
-GV hô nhịp chậm cho Hs tập.
-GV nhận xét uốn nắn sửa động tác sai cho Hs.
*Chia nhóm để Hs tự điều khiển ôn luyện
3.Trò chơi" Diệt các con vật có hại"
-GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
-Hs chơi trò chơi.
-GV nhắc nhở Hs chơi tích cực, phòng tránh chấn thương.
-Hs chơi trò chơi.
C. KẾT THÚC:
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
-Hát vỗ tay theo nhịp
-GV hệ thống bài.
-GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
1-2'
100-200m
1-2'
1-2'
3-4’
2-3’
2-3’
5-6’
5-6'
1-2'
1-2'
1-2'
1-2'
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
4 hàng ngang
Gv điều khiển
Gv điều khiển
4 hàng ngang
4 hàng dọc
Thi đua theo tổ
4 hàng ngang
---------&-----------
Thứ năm, ngày 21 tháng 08 năm 2008
THỂ DỤC
TIẾT 2: TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ -
CHÀO, BÁO CÁO KHI GIÁO VIÊN NHẬN LỚP
I. MỤC TIÊU :
- Ôn một số kĩ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự.
- Học cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
TGĐL
Phương pháp
A.MỞ ĐẦU:
-GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Chạy thành một hàng dọc quanh sân.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai…
*Chơi trò chơi K.động.
B. CƠ BẢN:
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chỗ – đứng lại.
- Chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học.
- Từ đội hình ôn tập trên, GV cho Hs quay thành hàng ngang, sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập cách chào, báo cáo. Có thể tập nhiều lần một chi tiết nào đó, rồi GV cho Hs giải tán.
*Chia nhóm để Hs tự điều khiển ôn luyện
3.Trò chơi" Diệt các con vật có hại"
-GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
-Hs chơi trò chơi.
-GV nhắc nhở Hs chơi tích cực, phòng tránh chấn thương.
-Hs chơi trò chơi.
C. KẾT THÚC:
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
-Hát vỗ tay theo nhịp
-GV hệ thống bài.
-GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
-GV hô “Giải tán”, Hs đồng thanh hô “Khỏe!”
1-2'
100-200m
1-2'
1-2'
4-5’
2-3 lần
2-3’
2-3’
5-6’
4-5'
1-2'
1-2'
1-2'
1-2'
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
4 dọc
Gv điều khiển
Gv điều khiển
4 hàng ngang
TT điều khiển
Thi đua theo tổ
4 hàng ngang
---------&-----------
Thứ sáu, ngày 22 tháng 08 năm 2008
HĐTT
HỌP LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
Hs thấy được ưu khuyết điiểm trong tuần qua.
Biết sửa chữa những khuyết điiểm còn tồn tại.
II. Lên lớp:
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả thi đua trong tuần.
Gv nhận xét.
Bình bầu cá nhân xuất sắc.
Phê bình những em còn mắc nhiều khuyết điểm.
Đánh giá các mặt hoạt động của tổ.
Không xả rác bừa bãi, tiểu đúng nơi quy định.
Phương hướng tuần tối.
+ Phân công đội trực nhật
+ Phụ đạo Hs yếu.
---------&-----------
TUẦN 2
Thứ hai, ngày 25 tháng 08 năm 2008
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 2: HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ GIẤC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ. 4’
- GV kiểm tra thời gian biểu của HS.
- GV nhận xét và dặn HS thực hiện theo thời gian biểu.
C. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
a. Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Cách tiến hành:
- GV phát bìa màu cho HS và nói quy định chọn màu.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến.
- GV kết luận: ( Xem SGV).
- Kết luận: Học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc cólợi cho sức khoẻ và cho việc học tập của bản thân em.
- HS nộp thời gian biểu để GV kiểm tra.
- Lắng nghe.
- Sau mỗi ý kiến, HS chọn và giơ 1 trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình.
b. Hoạt động 2: Hành động cần làm.
- Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc.
- Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 4 nhóm.
+ Yêu cầu HS của nhóm tự ghi lợi ích khi học tập đúng giờ.
+ HS của nhóm 2 tự ghi lợi ích khisinh hoạt đúng giờ.
+ HS nhóm 3 tự ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ.
+ HS nhóm 4 tự ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
- GV kết luận:
- Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy học tập đúng giờ là việc làm cần thiết.
- HS từng nhóm tự so sánh để loại trừ những kết quả giống nhau.
- HS nhóm 1 ghép cùng nhóm 3, HS nhóm 2 ghép cùng nhóm 4 để tìm từng cặp tương ứng. Nếu chưa có cặp tương ứng thì phải tìm cách bổ sung cho đủ cặp.
- Từng nhóm 1 và 3, 2 và 4 trình bày trước lớp. Cả lớp xem xét, đánh giá ý kiến bổ sung.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:
- Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu.
- Cách tiến hành:
- GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ: Hai bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình đã hợp lí chưa? Đã thực hiện như thế nào? Có làm đủ các việc đề ra chưa?
- GV hướng dẫn HS tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu ở nhà: Việc nào làm đúng thì vẽ mặt trời đỏ, việc nào làm sai thì vẽ mặt trời xanh.
- GV giao nhiệm vụ cho các em theo dõi việc thực hiện thời gian biểu trong tuần.
- GV kết luận: ( Xem SGV).
- Kết luận chung:
- Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ.
3. Củng cố- Dặn dò: 5’
- GV cho HS làm BT6/ VBT/ 4.
-Vì sao cần học tập sinh hoạt đúng giờ?
- GV kiểm tra nhận xét.
- Các nhóm làm việc.
- Một số HS trình bày thời gian biểu trước lớp.
- HS thực hiện.
- Vài HS nhắc lại.
- HS làm bài.
THỦ CÔNG
Tiết 2: GẤP TÊN LỬA (TT)
I/ MỤC TIÊU:
H/S biết cách gấp tên lửa.
Gấp được tên lửa.
Hs hứng thú và yêu thích gấp hình.
II/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Mẫu tên lửa gấp bằng giấy
Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
Giấy thủ công hoặc giấy màu, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gv nhận xét gấp tên lửa của Hs tiết 1
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1:.
- Cả lớp theo dõi GV sửa sai
- GV mở dần mẫu gấp tên lửa sau đó gấp
-GV giúp đỡ những Hs thực hành còn chậm.
-Chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương.
3. Hoạt động 2: Củng cố – dặn dò. 5’
-Hs nhắc lại các bước gấp.
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Gấp máy bay phản lực.
- Hs thực hành gấp tên lửa
-Hs nhắc lại và thực hành các bước gấp tên lửa.
-B1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
-B2: Tạo tên lửa và sử dụng.
-Hs thực hành gấp tên lửa và trang trí sản phẩm.
---------&-----------
Thứ ba, ngày 26 tháng 08 năm 2008
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 2: BỘ XƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể :
- Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế, không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ bộ xương và các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: 5’
- GV kiểm tra 2 HS
HS 1: Cơ quan vận động của cơ thể là gì?
HS 2: Nhờ đâu mà cơ thể cử động được.
- GV nhận xét bài cũ.
- HS trả lời.
- Xương và cơ
- Nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ và xương
B. Bài mới: 25’
1. Mở bài:
- Mục tiêu: Nhận biết vị trí của một số xương trên cơ thể để dẫn vào bài học.
- Cách tiến hành:
- GV đưa ra yêu cầu với HS.
+ Ai biết trong cơ thể có những xương nào?
+ Chỉ vị trí, nói tên vai trò của xương đó.
- GV giới thiệu đầu bài.
- Xương đầu, xương tay, xương chân, xương sườn.
- HS trả lời.
- Vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ bộ xương:
- Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên 1 số xương của cơ thể:
- Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cặp:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên xương, khớp xương.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV treo tranh và bộ xương phóng to lên bảng.
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng.
- Tiếp theo GV cho cả lớp trả lời theo câu hỏi trong SGV.
- GV kết luận: ( Xem SGV).
- HS thực hiện nhiệm vụ cùng với các bạn.
- HS vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, khớp xương, HS kia gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng vào tranh vẽ.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về cách bảo vệ bộ xương:
- Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
- Cách tiến hành:
* Bước 1: Hoạt động theo cặp:
- GV giúp đỡ và kiểm tra
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV cùng HS thảo luận câu hỏi như trong SGV.
- Kết luận: Xem SGV.
4. Củng cố- Dặn dò: 5’
- Cho HS chơi trò chơi: Chỉ và nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- GV treo BT1 trong VBT lên bảng.
- Chia cả lớp làm 2 nhóm.
- Nhóm nào làm nhanh và đúng nhóm đó thắng.
- Dặn HS chuẩn bị bài : “ Hệ cơ”.
- HS quan sát hình 2,3 SGK/7 đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn.
- HS trả lời.
- Đại diện các nhóm lên bảng làm.
- Cả lớp hoan hô nhóm thắng.
THỂ DỤC
TIẾT 3: DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG -
TRÒ CHƠI “ QUA ĐƯỜNG LỘI”
I. MỤC TIÊU :
- Ôn một số kĩ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự , không xô nay nhau.
- Ôn cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng, nhanh và trật tự hơn giờ trước.
- Ôn trò chơi “Qua đường lội”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
TGĐL
Phương pháp
A.MỞ ĐẦU:
-GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Chạy thành một hàng dọc quanh sân.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai…
*Chơi trò chơi K.động.
B. CƠ BẢN:
- Ôn tập Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, giậm chân tại chỗ – đứng lại.
- Học dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dàn hàng ngang, dồn hàng
*Chia nhóm để Hs tự điều khiển ôn luyện
3.Trò chơi" Qua đường lội"
-GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
-Hs chơi trò chơi.
-GV nhắc nhở Hs chơi tích cực, phòng tránh chấn thương.
-Hs chơi trò chơi.
C. KẾT THÚC:
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
-Chơi trò chơi “Có chúng em”
-GV hệ thống bài.
-GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
-Cho Hs ôn cách GV và Hs chào nhau khi kết thúc giờ học
-GV hô “Giải tán”, Hs đồng thanh hô “Khỏe!”
1-2'
100-200m
1-2'
1-2'
4-5’
2-3 lần
2-3’
2-3’
8-10’
1-2'
1-2'
1-2'
1-2 lần
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
4 dọc
Gv điều khiển
TT điều khiển
4 hàng ngang
TT điều khiển
Thi đua theo tổ
4 hàng ngang
---------&-----------
Thứ năm, ngày 28 tháng 08 năm 2008
THỂ DỤC
TIẾT 4: DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG -
TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU :
- Ôn một số kĩ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện chính xác và đẹp hơn giờ trước.
- Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân cho trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”.
O ¢ ¢¢¢¢¢¢
O ¢ ¢¢¢¢¢¢
O ¢ ¢¢¢¢¢¢
O ¢ ¢¢¢¢¢¢
p
GV XP CB
III. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
TGĐL
Phương pháp
A.MỞ ĐẦU:
-GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Chạy thành một hàng dọc quanh sân.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai…
*Ôn bài thể dục lớp 1.
B. CƠ BẢN:
- Ôn tập Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, điểm số, quay phải, quay trái.
- Dàn hàng ngang, dồn hàng.
Ôn dàn hàng cách một cách tay. Mỗi lần dàn hàng, GV chọn Hs làm chuẩn ở vị trí khác nhau sau đó dồn hàng.
*GV dùng khẩu lệnh để cho hs dàn hàng và dồn hàng.
*Chia nhóm để Hs tự điều khiển ôn luyện
3.Trò chơi" Nhanh lên bạn ơi"
-GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
-Hs chơi trò chơi. Trong khi chơi có động viên bằng hô”Nhanh, nhanh, nhanh lên” cho sinh động hấp dẫn và tăng nhịp độ cuộc chơi.
-GV nhắc nhở Hs chơi tích cực, phòng tránh chấn thương.
-Hs chơi trò chơi.
C. KẾT THÚC:
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hát vỗ tay theo nhịp
-GV hệ thống bài.
-GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
-Cho Hs ôn cách GV và Hs chào nhau khi kết thúc giờ học
-GV hô “Giải tán”, Hs đồng thanh hô “Khỏe!”
1-2'
100-200m
1-2'
1 lần
4-5’
2-3 lần
2-3 lần
2-3’
2-3’
8-10’
1-2'
1-2'
1-2'
1-2 lần
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
4 dọc
Gv điều khiển
TT điều khiển
4 dọc
TT điều khiển
Thi đua theo tổ
4 hàng ngang
---------&-----------
Thứ sáu, ngày 29 tháng 08 năm 2008
HĐTT
HỌP LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
Hs thấy được ưu khuyết điiểm trong tuần qua.
Biết sửa chữa những khuyết điiểm còn tồn tại.
II. Lên lớp:
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả thi đua trong tuần.
Gv nhận xét.
Bình bầu cá nhân xuất sắc.
Phê bình những em còn mắc nhiều khuyết điểm.
Đánh giá các mặt hoạt động của tổ.
Phương hướng tuần tối.
+ Phân công đội trực nhật
+ Phụ đạo Hs yếu.
---------&-----------
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 01 tháng 09 năm 2008
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 3: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỮA LỖI
I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là ngừi dũng cảm, trung thực.
- Biết tự nhận lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sữa lỗi.
- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sữa lỗi.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 1- Tiết 1.
- Dụng cụ phục vụ cho trò chơi đóng vai cho hoạt động 1- Tiết 2.
- Vở BTĐD.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
HS 1: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để làm gì?
HS 2: Việc thực hiện đúng thời gian biểu có lợi gì?
- GV nhận xét bài cũ.
B. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Phân tích truyện “ Cái bình hoa”.
- Mục tiêu: Giúp HS xác định được ý nghĩa của hành vi nhận và sữa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sữa lỗi.
- Cách tiến hành:
- GV chia nhóm HS, yêu cầu nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
- GV kể chuyện cái bình hoa với kết cục để mở.
- GV kể từ đầu đến : “ Ba tháng trôi qua, từ khi cái bình vỡ” và nêu câu hỏi.
- Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm.
- Qua câu chuyện em thấy cần làm gì khi mắc lỗi.
- Nhận lỗi và sữa lỗi có tác dụng gì?
- GV kết luận: ( Xem SGV).
- Để đủ thời gian học tập,vui chơi, làm viêc, nghỉ ngơi.
- Giúp các em làm việc, học tập, có kết quả và bảo đảm sức khoẻ.
- HS theo dõi và xây dựng phần kết của câu chuyện.
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
b. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
- Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
- Cách tiến hành:
- GV quy định cách trình bày tỏ ý kiến và thái độ của mình. Nếu tán thành đánh dấu +, không tán thành đánh dấu -. Nếu bối rối thì đánh số 0.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến ( Xem SGV).
- GV kết luận: Xem SGV.
- Kết luận: Biết nhận lỗi và sữa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến.
3. Củng cố- Dặn dò: 5’
- Cho HS làm BT2 VBT/6.
- Nhận lỗi và sữa lỗi có tác dụng gì?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị kể một vài trường hợp biết nhận lỗi và sữa lỗi.
- HS đánh dấu theo ý kiến của mình.
- HS làm.
- HS nhận xét bổ sung.
THỦ CÔNG
Tiết 3: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC
I/ MỤC TIÊU:
H/S biết cách gấp máy bay phản lực.
Gấp được máy bay phản lực.
Hs hứng thú và yêu thích gấp hình.
II/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Mẫu máy bay phản lực gấp bằng giấy
Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
Giấy thủ công hoặc giấy màu, bút màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
C. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: G/v hướng dẫn h/s quan sát, nhật xét vật mẫu.
- Máy bay phản lực có 3 phần (mũi,thân và cánh )
- GV mở dần mẫu gấp máy bay phản lực sau đó gấp lần lượt lại từng bước -> máy bay phản lực
- Giấy hình CN có 2 bước
3. Hoạt động 2: G/v hướng dẫn thao tác gấp:
B1:Đặt giấy lên bàn mặt màu để phía dưới. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để làm dấu giữa. Mở giấy ra gấp 2 cạnh bên vào, gấp toàn bộ phần trên theo đường đường dấu gấp sao cho đỉnh nằm trên đường dấu giữa. Gấp theo đường dấu gấp sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điểm tiếp giáp cách mép phía trên khỏang 1/3 chiều cao. Gấp theo đường dấu sao cho hai đỉnh phía trên và 2 mép sát vào đường giữa.
B2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng bẻ các nếp gấp sang 2 bên cầm vào nếp gấp giữa & máy bay phản lực theo hướng chếch lên.
4. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. 5’
-Hs nhắc lại các bước gấp.
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Máy bay phản lực (tt)
- Máy bay phản lực có mấy phần?
- Muốn gấp máy bay phản lực ta cần giấy hình gì? Có mấy bước để gấp máy bay phản lực?
-Nhận xét câu trả lời.
File đính kèm:
- GIAO AN DAO DUC.doc