Giáo án Chí khí anh hùng và đọc thêm Thề nguyền

A.Mục tiêu bài học

Giúp HS:

-Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Ng. Du

-Đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng.

-Hiểu được bài ca tình yêu đầy lãng mạn lí tưởng, ước mơ táo bạo của Ng.Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng của Thuý Kiều và Kim Trọng

-Nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời nghệ thuật mang những đặc tính riêng.

-Liên hệ để hiểu thêm đoạn Trao duyên đã học

B.Kiến thức trọng tâm

-Chí anh hùng và bút pháp tả nhân vật anh hùng

-Những biểu hiện của tâm trạng Thuý Kiều và Kim Trọng

-Nghệ thuật tả cảnh tả tình- kể chuyện và quan niệm tiến bộ mới mẻ, táo bạo về tình yêu của Nguyễn Du.

C.Phương pháp thực hiện

-GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành

-Tổ chức, hướng dẫn phân tích, giảng bình chi tiết diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trog đêm trao duyên và nỗi niềm Thuý Kiều khi ở lầu xanh tiếp khách làng chơi.

D.Phương tiện dạy học

SGK,SGV,Thiết kế bài học

E.Tiến trình dạy học

1.Ổn định tổ chức lớp

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chí khí anh hùng và đọc thêm Thề nguyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ………… Tiết: 79 “Chí khí anh hùng” và đọc thêm “Thề nguyền” (Trích: Truyện Kiều của Nguyễn Du) A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Ng. Du -Đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng. -Hiểu được bài ca tình yêu đầy lãng mạn lí tưởng, ước mơ táo bạo của Ng.Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng của Thuý Kiều và Kim Trọng -Nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời nghệ thuật mang những đặc tính riêng. -Liên hệ để hiểu thêm đoạn Trao duyên đã học B.Kiến thức trọng tâm -Chí anh hùng và bút pháp tả nhân vật anh hùng -Những biểu hiện của tâm trạng Thuý Kiều và Kim Trọng -Nghệ thuật tả cảnh tả tình- kể chuyện và quan niệm tiến bộ mới mẻ, táo bạo về tình yêu của Nguyễn Du. C.Phương pháp thực hiện -GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành -Tổ chức, hướng dẫn phân tích, giảng bình chi tiết diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trog đêm trao duyên và nỗi niềm Thuý Kiều khi ở lầu xanh tiếp khách làng chơi. D.Phương tiện dạy học SGK,SGV,Thiết kế bài học E.Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức lớp 2.Bài mới Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Trong đoạn trích “Nỗi thương mình” những câu thơ nào khiến em xúc động nhất? Hãy ptích? -HS tự đưa ra suy nghĩ riêng của bản thân -Đọc thuộc phần thơ mình thích và cho đó là hấp dẫn. -Chỉ ra việc xd ngôn từ đó có tính chất nghệ thuật. Hoạt động2: Dẫn vào bài mới Nếu Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện là một nho sinh thi hỏng, một nhà buôn, nhà sư, một tướng cướp thô bạo thì Từ Hải của Nguyễn Du là một bậc trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Phân chí khí anh hùng lí tưởng ấy thể hiện trong buôi chia tay với Thuý Kiều để chàng ra đi vì nghiệp lớn. Đây là đoạn trích kể về sự kiện đó của Từ Hải chúng ta sẽ cùng phân tích. Hoạt động3: Hướng dẫn đọc và hiểu khái quát -Y/c: phân biệt 2 giọng kể ( giọng kể của tác giả và lời nói trực tiếp của Từ Hải, của Kiều). Nói chung, giọng đọc cần chậm rãi, hào hùng, thể hiện sự khâm phục, ngợi ca. -GV và HS đọc, nxét cách đọc. -GV hướng dẫn giải thích từ mới theo chú thích chân trang. -GV y/c hs xác định bài thơ gồm mấy phần? A. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” I.Tìm hiểu khái quát đoạn trích 1.Đọc: Sgk 2.Giải thích từ khó: Sgk 3.Bố cục: -Bốn câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống. -Mười câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ Hải. -Hai câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi. (Có thể phân đoạn theo nội dung:1/ Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải; Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải) Hoạt động 4: Tìm hiểu chi tiết cụ thể -Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào qua thơ? -Cụm từ “động lòng bốn phương” có ý nghĩa như thế nào? +Qua đó thấy được điều gì mà Nguyễn Du muốn gửi gắm? -Hãy chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của Thuý Kiều khi Từ Hải quyết chí ra đi? -Tình cảm của Thuý Kiều lúc này như thế nào? -Tại saoThuý Kiều lại muốn theo người chồng ra đi tìm chí tang bồng? Và qua đó khẳng định điều gì ở quan niệm xưa về đời sống vợ chồng? -Thuý Kiều đặt niềm tin ở Từ Hải như thế nào? Tại sao? -Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du? -Hình ảnh quyết chi ra đi, là hình ảnh như thế nào trong đoạn trích? II.Phân tích 1.Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải -Trượng phu ( đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi. -Động lòng bốn phương là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây…) tung hoành thiên hạà lí tưởng anh hùng thời trung đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường. +Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn lẫy lừng +Rất mực tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình dứt khoát, kiên quyết nhưng ko thô lỗ mà khá tâm lí . 2.Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải -Tâm trạng của Kiều không chỉ yêu mà còn khâm phục, kính trọng. -Tình cảm gắn bó của Kiều với Từ Hải sau những tháng ngày chung sống và không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn. -Quan niệm phong kiến “phu xướng phụ tuỳ, xuất giá tòng phu”. -Thúy Kiều đang mòn mỏi thương nhớ Từ Hải “Cánh hồng bay bổng tuyệt vời Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm” Thì Từ Hải đã thành công lớn- cho người đến đón Kiều với nghi lễ cực kì sang trọng. +Niềm tin sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng: làm cho rõ mặt phi thường, niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng -Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, kgian bát ngát, ngợi ca, khâm phục. -Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du. Hình ảnh lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường mang tầm vóc vũ trụ đó cũng chính là niềm tin niềm hi vọng của Kiều ở Từ Hải (một người chồng mình thương yêu). Hoạt động5: Tổng kết Em có nhận xét gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? III.Tổng kết 1.Nộig dung -Ca ngợi vẻ của chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử” bậc “đại trương phu” -Lí tưởng hoá người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. -Tấm chân tình của Từ Hải và Thuý Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng tương lai. 2.Nghệ thuật: -Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại rõ nét. -Lời đối thoại trực tiếp bôc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh. Hoạt động6: Hướng dẫn học thêm -Cần chú ý các từ và trả lừoi các câu hỏi trong SGK -Nội dung viết về đề tài gì? -Thể hiện như thế nào về đề tài đó? -Có nét gì đặc biệt khác thường với quan niệm xưa trong tình yêu? -Nghệ thuật sử dụng ở đây là gì? -Tâm trạng của Kiều ra sao? B.Hướng dẫn tìm hiểu thêm “Thề nguyền” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) Câu1: -Các từ: Vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm ủa Kiều mà còn trước hết thể hiện sự khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính nàng. -Tiếng gọi của con tim tình yêu, nang như tranh đua với thời gian, với định mệnh đang ám ảnh nàng từ buổi chiều đi hội đạp thanh. -Lời báo mộng cùng trong số kiếp, trong hội Đoạn trường của Đạm Tiên. Câu 2: -Cách dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng rất đẹp, rất sang: giấc hoè, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân… -Tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực của changhf Kim. Và không chỉ của chàng Kim mà còn của nàng Kiều nũa trong không gian ấy, trong phút giây này, cứ ngỡ trong mơ, không có thực -Sự gắn bó keo sơn, son sắt của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và tchung thuỷ của họ là vầng trăng vằng vặc giữa trời. à chất lãng mạn và đầy lí tưởng Hoạt động7: Củng cố và dặn dò -Nắm chắc được hình ảnh người anh hùng với chi tang bồng được thể hiện như thế nào? -Trai tài gái sắc gặp gỡ nhau như thế nào? Họ sống ra sao? -Bút pháp xâựng nhân vật Từ Hải? -Quan niệm và ước mơ của Ng.Du về người anh hùng lí tưởng qua nhân vật Từ Hải ? -HS đọc thuộc thơ và phần ghi nhớ (2 bài) -Giờ sau hoc:Làm văn “Trả bài văn số 6 và ra đề số 7 làm ở nhà”

File đính kèm:

  • docChi khi anh hung Truyen kieu.doc