Giáo án Chiến thắng mtao mxây

Mục tiêu bài học:

Học xong người học có khả năng:

- Nắm được và hiểu được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu nhân vật “anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ;

- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc;

- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc, yên vui của cả cộng đồng.

 

I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút

- Số học sinh vắng: .Tên:

 .

 II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút

Câu hỏi kiểm tra: Trình bày hệ thống thể loại của văn học dân gian. Cho ví dụ cụ thể.

 Dự kiến học sinh kiểm tra:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chiến thắng mtao mxây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: Thời gian thực hiện: 2 tiết Lớp:…………………………... Số giờ đã giảng: 0 Thực hiện ngày:……………… Tên bài: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên) Mục tiêu bài học: Học xong người học có khả năng: - Nắm được và hiểu được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu nhân vật “anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ; - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc; - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc, yên vui của cả cộng đồng. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút - Số học sinh vắng:…………………………….Tên:……………………………… ……………………………………………………………………………………………. II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút Câu hỏi kiểm tra: Trình bày hệ thống thể loại của văn học dân gian. Cho ví dụ cụ thể. Dự kiến học sinh kiểm tra:………………………………………………………… Tên …………. …………. …………. …………. …………. …………. Điểm …………. …………. …………. …………. …………. …………. III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 80 phút - Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn GV: Em hãy nhắc lại khái niệm sử thi và cho biết sử thi gồm có mấy loại? HS: Suy nghĩ và trả lời Gv sử dụng phương pháp thuyết giảng để giới thiệu về sử thi Đăm Săn. GV: Theo em, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” lấy đề tài gì và có bố cục như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV: Đăm Săn đã khiêu chiến như thế nào và Mtao Mxây phản ứng ra sao? Những điều đó cho ta nhận diện ban đầu như thế nào về nhân vật? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Cuộc chiến giữa Mtao Mxây có thể chia làm mấy hiệp? Hành động của từng nhân vật trong mỗi hiệp như thế nào? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Đăm Săn và Mtao Mxây thể hiện mình như thế nào trong trận chiến? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Sau trận chiến là cảnh đối đáp giữa Đăm Săn và nô lệ. Đọc văn bản và cho biết số lần đối đáp là bao nhiêu? Và sự khác nhau giữa mỗi lần đối đáp đó như thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Hành động của Đăm Săn khi trở về bộ lạc của mình là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Hình ảnh Đăm Săn trong buổi lễ ăn mừng hiện lên như thế nào? Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh đó? GV sử dụng phương pháp thuyết giảng đẻ diễn giải nội dung kiến thức này. GV tổng kết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. I. Tiểu dẫn 1. Sử thi - Khái niệm:+ Là tự sự dân gian quy mô lớn + Ngôn ngữ có vần, nhịp + Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng + Kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư cổ đại - Phân loại: + Sử thi thần thoại (Đẻ đất đẻ nước - Mường) + Sử thi anh hùng (Đăm Săn – Tây Nguyên) 2. Sử thi Đăm Săn (Tây Nguyên) - Thể loại: Sử thi anh hùng - Tóm tắt: + Đăm Săn về làm chồng hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng oai danh, giàu có + Các từ trưởng KênKên và Sắt lừa bắt Hơ Bhị về làm vợ. Đăm Săn đánh trả và chiến thắng. Bộ lạc của chàng trở lêb giàu mạnh hơn xưa + Đăm Săn chặt cây Sơ – múc (Cây thần vật tổ bên nhà vợ), làm cả hai vợ đều chết. Chàng lên trời xin thuốc cứu hai vợ thành công + Chàng đi hỏi nữ thần mặt trời làm vợ nhưng bị từ chối. Trên đường trở về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng Sáp – đen. + Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi, bay vào miệng chị gái – nàng Hơ – Âng. Nàg có thai và sinh ra Đăm Săn cháu, dểd nó tiếp tục sự nghiệp của Đăm Săn cậu. 3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” - Đề tài: chiến tranh - đề tài tiêu biểu của sử thi - Bố cục: + Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng + Cảnh ăn mừng sau chiến thắng II. Đọc hiểu 1. Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng a. Khiêu chiến Đăm Săn Mtao Mxây - Đến tận chân cầu thang khiêu chiến - Dùng lời nói khích dụ Mtao Mxây ra khỏi nhà để đấu tay đôi với mình - Hứa không đánh lén → Chủ động, tự tin - Đứng ở trên nhà của mình - Không dám xuống, sợ Đăm Săn đánh lén - Chấp nhận lời khiêu chiến → Bị động và sợ hãi b. Vào cuộc chiến Hiệp Đăm Săn Mtao Mxây 1 - Múa khiên sau nhưng tỏ ra tài giỏi hơn hẳn - Múa khiên trước (Khiên kêu như quả mướp khô) - Tự khen mình là tướng quen đánh trận, quen xéo nát đất thiên hạ 2 - Múa khiên trước - Được miếng trầu của Hơ Nhị tiếp sức, càng mạnh thêm lên. - Hốt hoảng bỏ chạy, bước cao bước thấp - Chém Đăm Săn nhưng trượt (vào chão cột trâu) - Cầu cứu Hơ Nhị ném trầu 3 - Múa khiên đuổi theo Mtao Mxây - Đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo hắn không thủng - Vừa chạy vừa chống đỡ 4 - Cầu cứu thần linh và được thần linh giúp sức - Giết chết Mtao Mxây - Bị đâm vào vành tai - Vùng chạy, ngã lăn ra đất, cầu xin tha mạng - Bị cắt đầu KL - Đăm Săn bình tĩnh, tự tin, có tài năng và bản lĩnh nhưng sức mạnh vẫn bị giới hạn. Được sự giúp đỡ từ nhiều phía nên đã hoàn thành sứ mệnh của mình - Miếng trầu của Hơ Bhị là sự hình tượng hoá sự ủng hộ của cộng đồng với cá nhân người anh hùng - Sự giúp đỡ của thần linh cho thấy sự gắn bó của con người với thần lình. Đó là sự rơi rớt của tư duy thần thoại trong sử thi - Mtao Mxây tài năng kém cỏi, nhân cách hèn hạ nhưng lại huyênh hoang, tự mãn, chủ quan và ngạo mạn. Thất bài của hắn là tất yếu. c. Sau cuộc chiến (Đối đáp giữa Đăm Săn và nô lệ) - Số lần đối đáp: 3 (tượng trưng cho số nhiều) - Khác nhau: + Lần 1: Gõ vào một nhà + Lần 2: Gõ vào hai nhà + Lần 3: Gõ vào tất cả các nhà → Lòng mến phục, thái độ hưởng ứng và lòng trung thành tuyệt đối của nô lệ với Đăm Săn → Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi và khát vọng của người anh hùng sử thi với quyền lợi và khát vọng của toàn bộ cộng đồng (Người thắng kẻ thua đều thuộc một tộc người, nay sống hoà hợp) → Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đóng với cá nhân người anh hùng. 2. Cảnh ăn mừng chiến thắng - Nói với tôi tớ → tự hào, tự tin về sức mạnh của bản thân và sự giàu có của thị tộc - Ra lệnh nổi nhiều loại cồng chiêng: tiếp tục nhấn mạng vào sức mạnh của nguời anh hùng và sự giàu có của thị tộc (ý nghĩa của tiếng cồng chiêng với buôn làng Tây Nguyên) - Hình ảnh Đăm Săn: + Tóc dài chảy đầy nong hoa + Ngực quấn chéo tấm mền chiến + Đôi mắt long lanh tràn đầy sức trai + Bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ + Sức ngang sức voi đực + Hơi thở ầm ầm như sấm dậy + Ngang tàn trong bụng mẹ → Vẻ đẹp, sức mạnh có phần cổ sơ, hoang dại, mộc mạc, giản dị, gần gũi với núi rừng. → Đó cũng chính là vẻ đẹp và sức mạnh của thị tộc → Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng vọng từ dưới nhìn lên trên, sùng kính, tự hào. Điều này có nghĩa người anh hừng sử thi được tôn vinh tuyệt đối. * So sánh giữa cảnh chiến tranh và cảnh ăn mừng chiến thắng ta thấy có sự khác nhau về dung lượng, về câu văn (Ngắn, mạnh - dài, hô ngữ), cảnh chết chóc, đau thương gần như không xuất hiện → Dù nói về chiến tranh nhưng tác giả dân gian vẫn hướng về cuộc sống hoà bình, thịnh vượng, sự đoàn kết thống nhất và sự lớn mạnh của toàn thể cộng đồng. → Khát vọng của nhân dân gửi gắm vào những cuộc chiến tranh đóng vai trò “bà đỡ của lịch sử” → Tầm vóc của người anh hùng với lịch sử cộng đồng. III. Tổng kết 1. Nội dung Đoạn trích khắc hoạ rõ nét hình nảh người anh hùng Đăm Săn với tài năng và phẩm chất tốt đẹp 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật so sánh được sử dụng đa dạng và triệt để (sánh ngầm, so sánh tương đồng, so sánh tương phản), hình nảh so sánh lấp từ thế giới tự nhiên, vũ trụ nhằm đề cao người anh hùng - Giọng văn trang trọng, hào hùng IV. CÂU HỎI BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút Nội dung Hình thức thực hiện Thời gian Bài tập: Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích Đăm Săn - Sử thu Tây Nguyên) Bài tập về nhà V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM: ( Chuận bị, tổ chức, thực hiện) ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN (Ký duyệt) Ngày…….tháng…….năm 2008 Chữ ký giáo viên

File đính kèm:

  • docChien thang Mtao Mxay.doc