Giáo án Chính tả 2 tiết 16: Bàn tay dịu dàng

 Môn : Chính tả - Tiết :16

Bài: BÀN TAY DỊU DÀNG

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 -Hiểu nội dung đoạn viết những hình ảnh đẹp và tình cảm của thầy giáo đối với bạn hs

 - Luyện viết đúng các tiếng co vần ao/ au, r/ d/ gi, hoặc uôn/ uông viết đúng làm đúng bài tập phân biệt âm, vần, thanh dễ nhầm lẫn: ui/uy, ch/ tr

 - Cẩn thận, rèn chữ, giữ vở sạch đẹp

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: chuẩn bị bảng ghi bài tập 3b

2. HS : vở, bảng con

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra: vở, bảng con

 3. Bài mới: đọc cho 2 hs viết bảng lớp :xấu hổ, nghiêm giọng

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả 2 tiết 16: Bàn tay dịu dàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2007 Môn : Chính tả - Tiết :16 Bài: BÀN TAY DỊU DÀNG I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Hiểu nội dung đoạn viết những hình ảnh đẹp và tình cảm của thầy giáo đối với bạn hs - Luyện viết đúng các tiếng co vần ao/ au, r/ d/ gi, hoặc uôn/ uông viết đúng làm đúng bài tập phân biệt âm, vần, thanh dễ nhầm lẫn: ui/uy, ch/ tr - Cẩn thận, rèn chữ, giữ vở sạch đẹp II/ CHUẨN BỊ: GV: chuẩn bị bảng ghi bài tập 3b HS : vở, bảng con III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: vở, bảng con 3. Bài mới: đọc cho 2 hs viết bảng lớp :xấu hổ, nghiêm giọng Hoạt động Giáo viên Học sinh 1. GTB 2. Hướng dẫn nghe viết 3. Hướng dẫn làm bài tập 4. Củng cố -Nêu mục đích y/c * Hướng dẫn chuẩn bị -Đọc bài viết -Tìm hiểu nội dung bài - An buồn bã nói với thầy giáo điều gì? - Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo như thế nào? - Nhận xét : - Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa? * Đọc từ khó cho hs viết - Nhận xét từ khó * Hướng dẫn cách trình bày -Đọc từng câu cho hs viết -Đọc lại toàn bài cho hs dò lại bài -Thu chấm một số vở -Nhận xét bài chấm Bài 2 (sgk ) - Nêu yêu cầu - Làm theo nhóm -Chia bảng 3 cột, cho hs chơi tiếp sức - Nhận xét đánh giá nhóm nào tìm được nhiều từ đúng là nhóm đó thắng * Chốt lời giải đúng: Bài 3 (sgk) - Nêu y/c: đặt câu để phân biệt các tiếng : a) da, ra, gia b) dao, rao, giao - Theo dõi, nhận xét * tìm tiếng có vần uôn hay uông thích hợp với mỗi chỗ trống? - Nhận xét, tuyên dương * Chốt nôi dung vừa luyện tập - Nhận xét, dặn dò : viết lại những chữ sai - theo dõi, 2 em đọc lại - thưa thầy , hôm nay em chưa làm bài - thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng đầy trìu mến yêu thương -chữ đầu dòng, đầu câu, tên của bạn An - viết bảng con: kiểm tra, buồn bã, xoa đầu, dịu dàng, trìu mến - nghe đọc viết bài vào vở - tự dò lại bài - 1 em đọc đề bài, cả lớp theo dõi - tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au - 3 nhóm cử một số bạn lên làm bài tiếp sức Vd : bao nhiêu, báo tin, bảo ban, bạo dạn, cao ráo, dao cạo, dạo chơi, quả đào - báu vật , nhàu nát, quý báu, quả cau, chau mày, cháu chắt, nhặt rau… - 3 hs đọc lại các từ đúng ghi trên bảng - 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở Vd: a- Bố em mặc áo da. - Em đi ra ngoài sân. - Gia đình em có bốn người. b- Mẹ vừa mua một con dao. - Người bán hàng đang rao hàng. - Nhóm em nhận phiếu giao việc. - đọc từng câu - Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt. - Nước từ trên nguồn đổ xuống chảy cuồn cuộn. ™ « ˜ Môn: Toán - Tiết: 40 Bài: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Giúp hs tự thực hiện phép cộng ( nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100 và đặt tính, - Rèn cách đặt tính và thực hiện phép cộng - Yêu thích học toán, tính chính xác II/ CHUẨN BỊ: ( Phương tiện - ĐDDH) 1. Giáo viên: viết bài 3 bảng phụ 2. Học sinh: Bảng con III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định 2. Kiểm tra : 1 em lên bảng giải toán Tóm tắt Mẹ hái : 56 quả Chị hái nhiều hơn mẹ : 18 quả Chị hái : … quả? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Giới thiệu phép cộng 83+17 2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng có tổng bằng 100 2. Thực hành 3 .Củng cố * Ghi bảng : 83 + 17 = ? - Gọi hs đọc - Muốn biết 83 +17 = ? ta phải làm thế nào? * Yêu cầu hs nêu cách đặt tính và tính? -Kết hợp ghi bảng( như sgk ) + 83 17 100 * Vậy 83 + 17 = ? * Lưu ý : cách viết kết quả đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục, chữ số 1 là chữ số hàng trăm Bài 1/40 tính - Ghi đề lên bảng - Nhận xét, sửa sai, cho hs nêu cách tính - Các phép cộng này có tổng bằng mấy? Bài 2: tính nhẩm theo mẫu 6 chục + 4 chục = 10 chục 10 chục = ? - Nhận xét cách nhẩm của hs Bài 3 - Đọc yêu cầu - Trò chơi chọn số đúng? - Mời 4 hs lên chọn số đúng và gắn vào chỗ trống - Nhận xét, tuyên dương * Chốt: các số đúng là: a) 58 + 12 = 70 + 30 = 100 b) 35 + 15 = 50 – 20 = 30 Bài 4 giải toán - Đọc đề bài - Phân tích, tìm hiểu bài - Yêu cầu tóm tắt và giải vào vở - Chấm một số vở, nhận xét có thể tóm tắt bằng cách nào? - Giới thiệu cách tóm tắt bằng sơ đồ 85 kg Buổi sáng Buổi chiều 15 kg ? kg * Hãy nêu một số phép cộng có tổng bằng 100 * Chốt các kiến thức vừa học - 1 em đọc 83 + 17 - đặt tính và tính - 1 em nêu 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1 8 cộng 1 bằng 9, thêm 1 bằng 10 83 + 17 = 100 ( 3 em nhắc lại) - đọc đề bài - 2 em lên bảng làm, cả lớp làm bảng con + + + + + 99 75 64 1 25 36 100 100 100 - tổng bằng 100 - 1 em đọc mẫu sgk /40 10 chục = 100 - lần lượt từng em nêu cách nhẩm và nói kết qủa 60 + 40 = 100 , 80 + 20 = 100 30 +70 = 100 ,90 +10 = 100 50 + 50 = 100 - lớp theo dõi ,nhận xét - điền số + 12 +30 a) 58 +15 - 20 b) 35 - 1 em đọc - 2 em hỏi đáp Tóm tắt Buổi sáng bán : 85 kg Buổi chiều bán nhiều hơn: 15 kg Buổi chiều bán :… kg ? - bằng sơ đồ đoạn thẳng Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được là: 85 + 15 = 100 ( kg ) Đáp số: 100 kg đường Vd: 55 +45, 65 + 35, 95 +5, 45 +55 … Môn : Tập làm văn - Tiết :8 Bài: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ, KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp, biết trả lời câu hỏi về thầy giáo, cô giáo - Viết được đoạn văn 4,5 câu về thầy, cô giáo II/CHUẨN BỊ: GV : viết câu hỏi bài 1 HS : III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 2 hs hỏi đáp về thời khoá biểu 3. Bài mới: Hoạt động Giáo viên Học sinh 1. GTB 2. Hướng dẫn làm bài tập 3.Củng cố -Nêu mục đích y/c Bài 1 ( làm miệng ) - hướng dẫn thực hiện tập nói những câu mời, nhờ, đề nghị đối với bạn - chới sắm vai ( những tình huống như sgk /69) - làm việc cả lớp - khuyến khích hs nói nhiều cách diễn đạt khác nhau - câu b nói lời với thái độ biết ơn : đề nghị bạn bạn giữ trật tự với giọng khẽ, ôn tồn để khỏi làm ồn lớp học và bạn dễ tiếp thu - nhận xét, đánh giá -Chốt ý Bài 2 : - Viết bảng a) Cô giáo lớp 1 của em tên gì? b) Tình cảm của cô đối với hs như thế nào? c) Em nhớ nhất điều gì ở cô? d) Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào? - Khuyến khích hs trả lời hồn nhiên, chân thật về cô giáo của mình. - Tuyên dương kịp thời những em có câu trả lời hay nhất Bài 3 - Đọc yêu cầu - Cho hs viết lại những điều em vừa kể ở bài tập 2 thành lời văn sao cho trôi chảy, dùng từ đặt câu đúng -Chấm một số vở, nhận xét - Cho hs đọc bài làm hay - Tuyên dương những hs có bài viết chân thật, hay * Khi nói những lời mời, nhờ, yêu cầu đối với bạn cần có thái độ như thế nào? - Nhận xét, dặn dò:Về nhà làm lại các bài tập - 1 em đọc, lớp theo dõi sách giáo khoa -Từng cặp sắm vai theo từng tình huống a- chào cậu!, nhà cậu nhiều cây quá! - a! Nam mời bạn vào nhà chơi b- làm ơn chép hộ mình bài hát này nhé! c- Hải ơi! Đừng nói chuyện nữa để nghe cô giảng - từng hs lần lượt nói - cả lớp theo dõi, nhận xét - bình chọn người biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị với bạn đúng đắn, lịch sự nhất - đọc yêu cầu - từng em nêu câu trả lời - cả lớp nhận xét, bổ sung - 1 em đọc - làm bài vào vở - cho một vài em đọc lại bài viết của mình, lớp nhận xét Vd: Cô giáo dạy lớp của em là cô Hương. Cô rất yêu thương học sinh và chăm lo cho chúng em từng li, từng tí. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô uốn nắn cho em từng nét chữ. Em rất quý mến cô và luôn nhớ đến cô. Những lúc đi ngang qua lớp cô dạy, em thường đứng lại để đươc nhìn thấy cô. - thái độ văn minh, lịch sự

File đính kèm:

  • docchinh ta(2).doc
Giáo án liên quan