I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện và các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện (Vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi. Nhưng vịt xám mải chơi quên lời mẹ dặn , tách ra chơi một mình, suýt nữa bị Cáo ăn thịt.May có mẹ đến cứu kịp thời.)
- Trẻ hiểu được từ khó trong truyện “tách đàn”
- Môi trường xung quanh: Đặc điểm của loài vịt
2. Kỹ năng:
- Trẻ hứng thú nghe truyện, hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung truyện.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cách nói cả câu hoàn chỉnh.
- Âm nhạc: “Đàn vịt con” (Hát và vận động)
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 25877 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án cho trẻ làm quen với văn học - Đề tài: truyện “chú vịt xám”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án
cho trẻ làm quen với văn học
Tên đề tài : Truyện “Chú vịt xám”
Chủ điểm : Thế giới động vật
Loại tiết dạy : Trẻ chưa biết
Đối tượng dạy : Trẻ MGB(3 - 4 tuổi)
Số lượng trẻ : 15 - 20 trẻ
Thời gian : 20 phút
I.Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện và các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện (Vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi. Nhưng vịt xám mải chơi quên lời mẹ dặn , tách ra chơi một mình, suýt nữa bị Cáo ăn thịt.May có mẹ đến cứu kịp thời.)
- Trẻ hiểu được từ khó trong truyện “tách đàn”
- Môi trường xung quanh: Đặc điểm của loài vịt
2. Kỹ năng:
Trẻ hứng thú nghe truyện, hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung truyện.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cách nói cả câu hoàn chỉnh.
Âm nhạc: “Đàn vịt con” (Hát và vận động)
Trò chơi: “ Chú vịt con”
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ và những người lớn tuổi.
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của cô:
Địa điểm tổ chức - đội hình:
+ Địa điểm: Trong lớp học
+ Đội hình: Trẻ ngồi xúm xít quanh cô nghe cô kể lần 1, các lần kể sau ngồi hình vòng cung.
Xây dựng môi trường học tập:
+ Trang trí nhóm lớp theo chủ đề: “ Thế giới động vật”
Đồ dùng học tập:
+ Nhạc nền cho truyện (Nhạc nhẹ không lời phù hợp với truyện)
+ Băng đĩa, cô tự thu lời kể truyện “Chú Vịt xám”
+ Tranh minh hoạ truyện ( Hình ảnh các nhân vật trong truyện cử động được).
Tranh 1: Vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi theo đàn.
Tranh 2: Vịt xám một mình đứng trên bờ ao đang nhìn xuống nước một cách thích thú.
Tranh 3: Vịt xám đang mò tôm cá ở dưới ao, trên bờ Cáo đang rình ở bụi cây.
Tranh 4: Vịt mẹ đang cõng vịt xám bơi sang bờ ao bên kia. Cáo đứng trên bờ nhìn theo tiếc rẻ.
- Sa bàn rối : Nhân vật vịt mẹ, vịt con được làm bằng cao su, bơi được dưới nứơc. Nhân vật Cáo được làm bằng bông và vải vụn.
+ Sa bàn rối gồm hai phần:
Phần trên làm cảnh cổng làng, đường làng xung quanh có trang trí cây cối, hoa lá.
Phần dưới làm ao bằng một cái chậu hình chữ nhật tương ứng. Trang trí xung quanh mặt nước bằng cây cỏ, hoa lá.
Giọng kể chuyện:
+ Lời dẫn truyện: Giọng kể diễn cảm, nhẹ nhàng, ấm áp, nhấn vào chi tiết miêu tả nhân vật. Đoạn đầu kể chậm rãi, chú ý kể thật rõ ràng, đầy đủ câu Vịt mẹ dặn vịt con. Đoạn mô tả cảnh ao đầy tôm cá hấp dẫn đối với vịt xám, cô kể giọng vui vẻ.
+ Giọng kể các nhân vật:
Giọng Vịt mẹ: nhẹ nhàng, ấm áp
Tiếng kêu của vịt con: hoảng sợ, hốt hoảng, cuống quýt
Giọng Cáo: to, đục, khàn
Hệ thống câu hỏi đàm thoại:
+ Tên truyện là gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Vịt mẹ dặn các con làm gì?
+ Chú vịt nào không nghe lời mẹ?
+ Cáo đã định làm gì vịt xám?
+ Ai đã cứu vịt xám?
+ Từ đó trở đi vịt xám có làm sai lời mẹ dặn nữa không?
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng: Mỗi trẻ có một mũ vịt
- Tâm thế: Trẻ vui vẻ, hào hứng
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1. Ôn định tổ chức:(2 – 3 phút)
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Chú vịt con” (Trẻ vừa chơi vừa đọc lời và làm động tác)
Chú vịt con
Chú kêu to
Giang đôi cánh
Nhảy xuống ao
Nước vung lên
Có thích không?
- Các chú vịt con rất ngoan – Hãy lắng nghe xem tiếng của bạn nào nhé!
- Cô giả làm tiếng vịt con kêu hốt hoảng, cuống quýt “ Vít....vít”.
Đố trẻ đó là tiếng kêu của con vật gì?
2. Nội dung chính: (12 - 15 phút) Giới thiệu truyện và kể truyện.
- Cô có một câu truyện rất hay kể về bạn vịt xám đấy. Cô sẽ kể cho các con nghe nhé!
* Cô kể lần 1:( Không sử dụng đồ dùng minh hoạ, cô kể bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ).
- Các con hãy đặt tên cho câu truyện cô vừa kể
- Cô khen các ý kiến của trẻ và giới thiệu tên truyện :” Chú vịt xám”
* Cô kể lần 2: ( Kèm tranh minh hoạ).
- “ Từ đầu đến.....vâng dạ rối rít”: Cô đưa tranh 1.
- “ Vừa ra khỏi cổng làng.....một con tôm cong mình nhảy tanh tách”: Cô đưa tranh 2.
- “ Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy.....thật là ngon”: Cô đưa tranh 3
- “ Nói rồi Cáo đi nhanh...hết”: Cô đưa tranh 4
- Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
* Trích dẫn và đàm thoại:
- Trong truyện có những ai?
- Vịt mẹ dặn vịt con làm gì?
( Hình ảnh minh hoạ)
- Đúng rồi đấy các con ạ.Trước khi đi vịt mẹ đã đã dặn các con phải đi theo mẹ, theo đàn không được tách ra đi một mình mà con Cáo ăn thịt đấy!
Giải thích từ :”Tách đàn”: Các con ạ, các con vịt đang đi cùng nhau thành đàn , có một con vịt rẽ đi đường khác một mình gọi là tách đàn.
+ Kể trích dẫn “ Vịt mẹ dẫn......vâng dạ rối rít”
- Chú vịt nào không nghe lời mẹ?
(Hình ảnh minh hoạ)
+ Kể trích dẫn “ Vừa ra khỏi.... nhảy tanh tách”.
- Cáo định làm gì vịt xám?
( Hình ảnh minh hoạ)
+ Kể trích dẫn”Thích quá.....là ngon”.
- Ai đã cứu vịt xám?
( Hình ảnh minh hoạ)
+ Kể trích dẫn “ Nói rồi.....xuống ao”.
- Thế vì sao mẹ con nhà vịt bơi được dưới ao?
+ Các con ạ! Vì vịt có hai cánh và chân vịt có màng nên vịt bơi được dưới ao, còn Cáo không có cánh và chân Cáo không có màng nên không bơi được dưới ao, Nhờ thế vịt con mới thoát chết.
- Từ đó vịt xám có làm sai lời mẹ dặn nữa không?
+ Kể trích dẫn “Từ đấy vịt xám không bao giờ làm sai lời mẹ dặn nữa”.
- Thế còn các con, các con có biết vâng theo lời bố mẹ không?
* Giáo dục: Các con ạ, để trở thành người con ngoan, trò giỏi, các con phải biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và những người lớn tuổi đừng giống như bạn vịt xám nhé!
* Cô kể lần 3:( Kết hợp với sa bàn)
- Trẻ ngồi ghế hình vòng cung trước sa bàn. Cô kể truyện sử dụng các nhân vật phù hợp với nhạc nền, lời kể và sa bàn.
+ Cảnh 1: Vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi theo hàng
+ Cảnh 2: Vịt xám một mình đứng trên bờ ao nhìn xuống nước một cách thích thú
+ Cảnh 3: Vịt xám đang mò tôm cá ở dưới ao, trên bờ Cáo đang rình ở bụi cây.
+ Cảnh 4:Vịt mẹ đang cõng vịt xám bơi sang bên kia bờ ao, Cáo đứng trên bờ nhìn theo tiếc rẻ.
3. Kết thúc: (2 -3 phút)
- Bật nhạc “ Đàn vịt con”- Cô cho trẻ đội mũ vịt.
Chúng mình cùng làm những chú vịt con ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ đi chơi nào “ Đàn vịt con, ra bờ ao”
Trẻ đứng đội hình tự do
Trẻ thực hiện
Cạp, cạp ( Đưa tay lên miệng và làm mỏ vịt)
Cạp, cạp ( Kêu to hơn)
Cạp, cạp ( Giang hai tay sang ngang, vẫy vẫy)
Bùm....bùm ( Chống tay vào hông nhảy bật)
Tung toé ( Vung tay lên cao)
Thích...thích..thích (Trẻ vố tay reo lên).
Trẻ ngồi quây quần bên cô.
Trẻ đoán
Trẻ trả lời, gọi một vài trẻ.
Gọi nhiều trẻ nói
Trẻ trả lời
Gọi 2 -3 trẻ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời gọi 2 – 3 trẻ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý xem cô diễn rối.
Cô chú ý gọi một số trẻ chưa bạo dạn.
Khi trẻ trả lời, cô lưu ý những trẻ nói ngọng, không đủ câu để kịp thời sửa sai cho trẻ.
Sa bàn rối phải đặt vừa tầm mắt với trẻ để tât cả trẻ đều có thể quan sát rõ được.
File đính kèm:
- chu vit con.doc