Giáo án Chủ đề 4: Một số nghề và ngày 22/12 - Nhánh 3: Nghề sản xuất (kế hoạch tuần 15)

 I-Yêu cầu:

- Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống

- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Bé biết ích lợi của một số ngành nghề khác như: Nghề gốm, nghề thợ may, thợ mộc, sản xuất trong nhà máy Nghề bán hàng, nghề dịch vụ thẩm mỹ, nghề lái xe, lái tàu .mỗi nghề đều có 1 ích lợi riêng và bất cứ 1 ngành nghề nào cũng có ích cho xã hội.

- Bé tập dùng các dụng cụ để tạo sự khéo léo cho đôi tay như kéo, đất nặn

- Thể hiện tình cảm yêu quý các nghề.

- Mỗi nghề đều có 1 ích lợi riêng và làm ra 1 sản phẩm có ích cho xã hội vì thế khi dùng phải cẩn thận, giữ gìn bảo quản chúng.

II-Kế hoạch tuần

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8392 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề 4: Một số nghề và ngày 22/12 - Nhánh 3: Nghề sản xuất (kế hoạch tuần 15), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ NGHỀ VÀ NGÀY 22/12 NHÁNH 3: NGHỀ SẢN XUẤT KẾ HOẠCH TUẦN 15 Từ ngày 09/ 12 – 13 / 12 / 2013 I-Yêu cầu: - Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống - Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Bé biết ích lợi của một số ngành nghề khác như: Nghề gốm, nghề thợ may, thợ mộc, sản xuất trong nhà máy… Nghề bán hàng, nghề dịch vụ thẩm mỹ, nghề lái xe, lái tàu….mỗi nghề đều có 1 ích lợi riêng và bất cứ 1 ngành nghề nào cũng có ích cho xã hội. - Bé tập dùng các dụng cụ để tạo sự khéo léo cho đôi tay như kéo, đất nặn… - Thể hiện tình cảm yêu quý các nghề. - Mỗi nghề đều có 1 ích lợi riêng và làm ra 1 sản phẩm có ích cho xã hội vì thế khi dùng phải cẩn thận, giữ gìn bảo quản chúng. II-Kế hoạch tuần: TT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng - Đón trẻ: + Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về gia đình. Trẻ biết: - Bé biết ích lợi của một số ngành nghề khác như: Nghề gốm, nghề thợ may, thợ mộc, sản xuất trong nhà máy… Nghề bán hàng, nghề dịch vụ thẩm mỹ, nghề lái xe, lái tàu….mỗi nghề đều có 1 ích lợi riêng và bất cứ 1 ngành nghề nào cũng có ích cho xã hội. - Cháu biết tôn trọng yêu quý các nghề đó. -Thể dục đầu giờ: a Khởi động : -Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về 3 tổ dãn cách đều, tập kết hơp với bài: “Chú bộ đội ” với các động tác: b.Trọng động: -Hô hấp : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra phía trước,giơ lên cao hạ xuống (hít sâu ) -Tay vai 5: Luân phiên từng tay giơ lên cao -Lưng ,bụng 4: Cúi người về trước ngửa ra sau - Chân 4 : Nâng cao ,chân gập gối c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” -Khám tay –Điểm danh * Ăn sáng: Cho trẻ ăn sáng động viên trẻ ăn hết xuất. 2 Hoạt động học Thứ hai 09/12/2013 PTNT: MTXQ - Trò chuyện về một số ngành nghề sản xuất Thứ ba 10/12/2013 PTTM:Tạo hình - Cắt dán hình đồ dùng, sản phẩm nghề mà trẻ thích. Thứ tư 11/12/2013 PTNN: LQVH - Truyện: Thần sắt Thứ năm 12/12/12013 PTNT: LQVT - Thêm bớt, chia nhóm đối tương có số lượng 7 ra làm 2 phần. Thứ sáu 13/12/2013 PTTC: Thể dục - Bật xa 40-50cm VĐ: Tung bóng 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Biết về nhóm để chơi, biết phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi. - Biết thể hiện các hành động chơi như : Mẹ đi chợ, nấu cơm, … - Biết đóng vai cô bán hàng bán đồ cho khách… - Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây ao cá… - Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng. - Biết sử dụng màu tô phù hợp, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình : nặn dọc, xoay tròn, xé dải … (tùy theo các hoạt động của bài học trong tuần). - Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề nhánh “ Nghề sản xuất”. -Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. I/GÓC PHÂN VAI: Gia đình –Bán hàng II/ GÓC XÂY DỰNG - LẮP GHÉP: Xây vườn rau, ao cá. III/GÓC ÂM NHẠC : Hát múa theo chủ đề IV/GÓC TẠO HÌNH : Vẽ, nặn, cắt dán theo chủ đề V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: Xem tranh, sách về chủ đề VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : -Trẻ bổ sung tập toán, Chăm sóc cây xanh. 4 Hoạt động ngoài trời Thứ hai 09/12/2013 Quan sát : Tranh chủ đề. Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Cuốc đất Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá rụng. - Chăm sóc góc thiên nhiên. Thứ ba 10/12/2013 Quan sát : Quan sát những tranh 1 số nghề sản xuất. Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Chuyển trứng Thứ tư 11/12/2013 Quan sát : Quan sát bầu trời-cây xanh Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Chuyển trứng Thứ năm 12/12/12013 - Trò chuyện: Trò chuyện về sản phẩm của 1 số nghề sản xuất mà trẻ biết. Trẻ biết một số nghề dịch vụ: Bán hàng, chăm sóc sắc đẹp, lái xe, bưu điện (chuyển thư, tiền-hàng) - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Chuyển trứng Thứ sáu 13/12/2013 Quan sát : Xem tranh ảnh về công việc của công nhân sản xuất trong nhà máy. Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Cuốc đất 5 Vệ sinh Ăn trưa *Trước khi ăn: - Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. - Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. - Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn - Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. *Trong khi ăn: - Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. - Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. *Sau khi ăn: - Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. 6 Ngủ trưa - Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. - Có đủ nệm gối cho trẻ. - Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. - Chú ý đến tốc độ quạt. - Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. - Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. 7 Vệ sinh-Ăn xế - Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng. - Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. - Tiến hành cho trẻ ăn xế. 8 Sinh hoạt chiều Thứ hai - Làm quen với trò chơi dân gian: “Cuốc đất” - Làm quen với kĩ năng: Cắt dán đồ dùng, sản phẩm nghề mà trẻ thích. - Ôn kiến thức cũ Thứ ba - Làm quen với truyện “Thần sắt” - Chơi vận động: “ Chuyển trứng” - Ôn kiến thức cũ Thứ tư -Trò chơi học tập: “Ai giỏi nhất?” - Làm quen với kĩ năng Thêm bớt, chia nhóm đối tương có số lượng 7 ra làm 2 phần - Ôn kiến thức cũ Thứ năm - Xem phim hoạt hình. - Làm quen với kĩ năng “bật xa 40cm” - Ôn kiến thức cũ Thứ sáu - Trò chuyện về một chú bộ đội. - Ôn kiến thức cũ 9 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. -Cho trẻ đi vệ sinh. *Nêu gương cuối ngày. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. -Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 09 tháng 12 năm 2013 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Hát bài “sáng thứ hai” - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: +Đi học đều, đúng giờ. +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. +Không xả rác trong lớp và ngoài sân. +Chú ý lên cô. Không nói leo. +Trả lời to, rõ, tròn câu. + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ. - Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Nghề sản xuất ” LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT I/ YÊU CẦU: Trẻ biết nghề sản xuất làm ra một số sản phẩm dùng trong xã hội, phục vụ cho đời sống mọi người. Biết hoạt động chính, công cụ, sản phẩm của các nghề: Nghề nông, mộc, may, thêu…. Thông qua tìm hiểu về nghề, trẻ biết yêu mến quí trọng, nhớ ơn người lao động. Biết cần phải giữ gìn, sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. II/ CHUẨN BỊ: Hình ảnh về 1 số nghề sản xuất: Nông, mộc, may- thêu, sản xuất trong nhà máy xí nghiệp. Băng đĩa có bài hát về nghề. Đất nặn, bảng con. Tích hợp: AN, LQVH. III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Hạt gạo làng ta”. - Bài hát nói đến nghề gì? Nghề nông làm ra sản phẩm gì? Còn những nghề nào làm ra nhiều sản phẩm khác cho mọi người dùng nữa? - Cả lớp đọc cùng cô -Trả lời theo suy nghĩ HOẠT ĐỘNG 2: Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về một số nghề sản xuất - Cô có 4 bức tranh, các con hãy chia thành 4 đội, mỗi đội sẽ lấy 1 bức tranh về xem và thảo luận xem tranh vẽ nghề gì, con biết gì về nghề đó rồi lên nói cho cả lớp biết. - Sau khi trẻ thảo luận, cô cho từng nhóm lần lượt lên nói về hình vẽ trong tranh và những gì trẻ biết về nghề trong tranh (cô có thể gợi ý cho trẻ nói về tên nghề, tên gọi người làm nghề, công cụ, sản phẩm, công việc chính của nghề). - Cô tóm ý trẻ. - Để xem các bạn có trả lời đúng hay không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về 1 số nghề sản xuất nhé! + Tranh vẽ nghề thợ mộc: - Nhìn xem! Cô có bức tranh vẽ về nghề nào đây? Cho trẻ đọc từ trong tranh. - Chú thợ mộc đang làm gì vậy? - Chú dùng gì để bàu? - Đồ dùng của nghề thợ mộc cần có những gì? - Chú làm ra sản phẩm gì? - À, nhờ có nghề thợ mộc mà các con có tủ, giường, bàn, ghế… để các con đựng quần áo, để ngủ và học tập… + Tranh vẽ nghề nông: - Cô hỏi: Các con có biết nhờ có ai mà chúng mình mới có lúa gạo để ăn không? - Cho trẻ hát “Hạt gạo làng ta” - Cô có tranh vẽ nghề gì đây? - Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Các cô chú nông dân đang làm gì? - Cho trẻ đếm số lượng người trong tranh. - Cô chú đang làm gì? - Công việc của nghề nông là làm gì? - Ngoài lúa gạo ra các cô chú còn làm ra những gì nữa? - Đồ dùng của nghề nông cần có những gì? - Nghề này cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của con người? - Nghề này có ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh ta? Nó ảnh hưởng như thế nào? - Cô hỏi: Các con có biết nhờ có ai mà chúng mình mới có lúa gạo để ăn không? + Tranh vẽ nghề thợ dệt - may: -Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Bài hát nói về cô công nhân làm nghề gì? - À, các con ơi! Dệt may áo mới là 1 nghề sản xuất ra vải để cho mọi người may quần áo mới… + Tranh vẽ công nhân đang trong nhà máy sản xuất: - Ngoài ra, các cô chú công nhân còn làm rất nhiều công việc khác nhau trong nhà máy để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người như: Sản xuất giày dép, nón, cặp, khăn... thức ăn như: Mì gói, bánh kẹo... - Những nghề làm ra sản phẩm cho mọi người dùng gọi chung là nghề sản xuất. Để có được các sản phẩm cho các con dùng các cô bác làm nghề phải rất vất vả. Để nhớ ơn các cô bác chúng ta phải sử dụng tiết kiệm các thức ăn, giữ gìn cẩn thận các đồ dùng… -Trẻ chia nhóm, lấy tranh xem và thảo luận -Trẻ nêu ý kiến. - Tranh nghề thợ mộc - Trẻ tự trả lời theo hiểu biết của mình. - Tranh nghề nông - Trẻ tự trả lời theo hiểu biết của mình. - Tranh nghề thợ dệt - may. - Trẻ tự trả lời theo hiểu biết của mình. - Trẻ lắng nghe... HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi * Trò chơi “ gieo hạt” Cho cháu chơi bắt chước cô bác nông dân gieo hạt để tạo ra sản phẩm cho mọi người qua chơi trò chơi “gieo hạt” 1-2 lần. *Kết thúc. Trò chơi rửa tay - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ cùng làm động tác mô phỏng cách rửa tay IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho trẻ lấy đất ra chuẩn bị nặn sản phẩm nghề mà trẻ thích. Cô dẹp đồ dùng. ********************************************** Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài: CẮT DÁN ĐỒ DÙNG, SẢN PHẨM NGHỀ MÀ TRẺ THÍCH I/ YÊU CẦU Trẻ biết một số đồ dùng và sản phẩm của một số nghề sản xuất. Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để cắt dán thành đồ dùng, sản phẩm nghề mà trẻ thích Qua đó giáo dục cháu biết giữ gìn và quý trọng sản phẩm của người lao động. II/ CHUẨN BỊ Hình ảnh 1 số đồ dùng, sản phẩm nghề cho trẻ. Mẫu gợi ý của cô: Bó lúa, cá kèo, tôm sú, quần áo, bàn, ghế, … Tích hợp: âm nhạc III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Gợi mở - gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: “Tía má em” - Tía má bạn trong bài hát làm ngành nghề gì? - Công việc đó có vất vả không? Cần những đồ dùng gì? - Công việc đó tạo ra sản phẩm gì? - Ngoài ra, trong xã hội còn có những ngành nghề nào nữa? - Khi lớn lên con thích làm ngành nghề gì? Làm công việc đó con sẽ giúp ích được gì cho mọi người? - À, mỗi nghành nghề đều rất đáng quý, đều cần nhiều loại đồ dùng khác nhau để tạo ra sản phẩm giúp ích cho cuộc sống của mọi người. - Các con nhìn xem cô có bức tranh cắt dán gì đây? - Cô dùng kĩ năng gì để cắt? - Cô dán như thế nào? - Trong tranh cô cắt dán đâu là đồ dùng? Đâu là sản phẩm của nghề? - Ai lớn lên cũng cần phải có 1 nghề để lao động. Vậy, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con tham gia hội thi “ cắt dán đồ dùng và sản phẩm nghề mà con thích” để các con thể hiện sự khéo léo của mình qua sản phầm tạo hình nhé! - Trong mỗi dĩa của các con có nhiều hình ảnh của một số đồ dùng, sản phẩm của 1 số nghề. Khi cắt các con nhớ cắt theo đường viền của hình, đương viền cong thì các con cắt cong,, đương viền thẳng thì các con cắt thẳng… Không cắt phạm vào hình và nhớ bôi hồ vừa đủ, dán vào giữa bức tranh cho sản phẩm của mình thật đẹp nhé! - Cô công bố hội thi. -Trẻ hát và vận động cùng cô. -Trẻ tự kể. - …… -Trẻ tự trả lời… -(…) -Trẻ tự trả lời… - ……. - (…) HOẠT ĐỘNG 2: Trẻ cắt dán - Trẻ nặn, cô bao quát, giúp đở những trẻ còn lúng túng. - Trẻ nặn. HOẠT ĐỘNG 3: Triển lãm tranh - Trẻ đem sản phẩm lên bàn cho cả lớp xem chung - Cô mời cháu chọn sản phẩm thích? Vì sao? - Cô chọn sản phấm thích? Vì sao? - Cô bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh. *Kết thúc: Bạn nào chưa nặn xong thì mình về góc tạo hình nặn thêm cho hoàn chỉnh nhe! -Trẻ chọn sản phẩm đẹp, cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung IV/ HOẠT ĐÔNG NỐI TIẾP: Cho trẻ mang sản phẩm trưng bày ở góc lớp. Dẹp đồ dùng. Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: TRUYỆN THẦN SẮT I/ YÊU CẦU : Trẻ hiểu được nội dung truyện và trình tự phát triển của cốt truyện. Hiểu được ý nghĩa của truyện Biết thể hiện tình cảm khi nghe truyện. II/ CHUẨN BỊ : Tranh minh họa trên máy tính. Trống lắc. TH:AN, MTXQ III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Gợi mở - gây hứng thú Cho trẻ hát bài : “ Tía má em”. - Các con vừa hát bài hát nói về ai? Trong bài hát tía, má làm nghề gì? À, nghề làm ruộng vất vả không? Vất vả như thế nào? Các con biết không có 1 câu chuyện kể về 1 anh nông dân rất nghèo không có sắt để làm dao,làm cây nên phải chặt cây bằng đá, đào đất bằng que đó các con. Các con có muốn nghe câu chuyện đó như thế nào không? -Trẻ hát cùng cô. Nói về tía, má Làm nghề làm ruộng - Trẻ trả lời. - Dạ muốn HOẠT ĐỘNG 2 : Cô kề mẫu Cô kể mẫu 1 lần, kết hợp cho trẻ xem trên màn hình. - Trẻ nghe cô kể. HOẠT ĐỘNG 3 : Trích dẫn và đàm thoại. -Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Anh nông dân là người như thế nào? - Trong khi ngủ anh đã gặp ai? - Ông bụt đã nói gì với anh nông dân? -Chiều hôm sau ai đã xin đến ở nhờ nhà anh nông dân? - Anh nông dân có cho thần vàng vào không? Tại sao? -Cô tóm ý: À, khi thấy một người toàn thân mặc áo màu vàng, cưỡi con ngựa cũng màu vàng chói lọi, dáng điệu bệ vệ đến xin ở nhờ thì anh nông dân đã nói: Lều rách của tôi không xứng đáng cho ngài ngủ, xin ngài đi chỗ khác. - Một lát sau thì ai đã đến xin ở nhờ nhà anh nông dân nữa? - Anh nông dân có đồng ý cho thần bạc vào không? - Đến tối mịt thì ai đã xuất hiện? - Anh nông dân có cho thần sắt ngủ nhờ không? Tại sao? -Sáng hôm sau tỉnh dậy thì chuyện gì đã xảy ra? -Từ khi có cục sắt thì cuộc sống của anh nông dân như thế nào? - À, đúng rồi! từ khi anh nông dân có được cục sắt thì anh rất chăm chỉ làm ăn, cuộc sống của anh trở nên sung sướng. Mọi người thấy anh đều chào hỏi vui vẻ, chim chóc thấy anh đều ca hát nữa đấy! * Giáo dục: Các con yêu quý anh nông dân thì các con phái cố gắng học, chăm chỉ làm việc giúp đỡ cha mẹ tùy theo sức của mình. Biết chăm chỉ lao động, giúp đỡ bạn bẻ, mọi người xung quanh như anh nông dân, biết lao động để cơ thể các con khỏe mạnh và các con nhớ chưa? -Có anh nông dân,thần vàng, thần bạc, thần sắt. - Anh nông dân rất nghèo. - Gặp ông Bụt - Trẻ trả lời. - Thần vàng - Trẻ trả lời - …… -Thần bạc. - Dạ không - Thần sắt - Vì anh nông dân thấy thần sắt hiền lành - Trẻ trả lời - Cuộc sống của anh trở lên sung sướng. HOẠT ĐỘNG 4: Đặt tên truyện Trò chơi: Gieo hạt Cho cháu đặt tên cho câu chuyện. Cô nhận xét. Cô giới thiệu tên truyện và viết lên bảng. Cô đọc- trẻ đọc. Tên truyện có mấy tiếng? Cháu lên tìm chữ cái học rồi, phát âm. Cô tóm ý. Nhận xét. - Trẻ chơi - Trẻ xung phong đặt tên cho câu chuyện. - Thần sắt - 2 tiếng, cho trẻ đếm lại -Trẻ gạch chân chữ cái IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cô cho trẻ về góc học tập kể lại chuyện Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: THÊM BỚT,CHIA NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 7 RA LÀM 2 PHẦN I/- YÊU CẦU: Trẻ chia 7 đối tượng ra làm 2 phần. Luyện thêm bớt trong phạm vi 7. II/ CHUẨN BỊ: Đồ dùng, dụng cụ 1 số nghề có số lượng ít hơn và bằng 7 để xung quanh lớp. Mỗi trẻ 7 cuốn tập, thẻ số từ 1-6 để vào rổ đặt trên bàn xung quanh lớp. Bảng toán cho trẻ. 3 rổ đồ dùng của cô: Mỗi rổ 7 cuốn tập. Đồ dùng của cô như của trẻ, nhưng to hơn. 3 bảng cài, 3 dĩa đựng đồ dùng, sản phẩm 1 số nghề, 9 cái vòng, thẻ số từ 1- 7 gắn trên bảng. Tích hợp: AN, MTXQ, TH. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 7. Cô cho trẻ chơi “Cháu yêu cô chú công nhân” Các con vừa hát bài hát nói về gì? Cô chú công nhân làm những nghành nghề gì trong xã hội? Cô tóm ý giáo dục. Mỗi ngành nghề có dụng cụ và sản phẩm khác nhau, xung quanh lớp mình hôm nay có rất nhiều đồ dùng, dụng cụ 1 số nghề. Ai giỏi lên tìm giúp cô đồ dùng, dụng cụ nghề có số lượng là 7? Đặt thẻ số tương ứng? Tìm giúp cô nhóm đồ dùng có số lượng ít hơn 7 là 1? Là 2? Là 3? Cô và lớp kiểm tra lại. Những đồ dùng này khi sử dụng xong con cần phải làm gì? - Trẻ chơi cùng cô. - ….. - Trẻ tự kể.. - ….. - Trẻ tìm…và đặt thẻ số 7 vào nhóm… - ….. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy trẻ chia 7 đối tượng ra làm 2 phần. Cho trẻ hát “Bó hoa tặng cô”, đi lấy đồ dùng về 3 hàng ngang ngồi. Các con nhìn xem trong rổ mình có gì? Hãy đếm xem trong rổ con có bao nhiêu cuốn tập? Cô cũng có những cuốn tập giống của các con nè. Hãy đếm xem cô có bao nhiêu cuốn tập? Cô còn có 2 rổ đồ dùng nữa nè, các con đếm giúp cô xem có bao nhiêu cuốn tập nữa? * Chia theo ý thích: Với 7 cuốn tập này cô có thể chia ra làm 2 phần theo nhiều kiểu khác nhau. Bây giờ các con xem cô chia nhé! Trên đây cô còn 2 rổ đồ dùng, cô mời 2 bạn sẽ lên chia, sao cho khác kiểu chia của cô và không giống kiểu chia của bạn. Các bạn còn lại cô sẽ cho các con chia 7 cuốn tập ra làm 2 phần theo ý thích của mình. Các con có nhận xét gì về kiểu chia của cô? Vậy kiểu chia của cô là mấy với mấy ? Bạn nào có kiểu chia giống kiểu chia 1-6 giơ tay lên cho cô xem nào? Trẻ giơ tay, cô kiểm tra – cho trẻ đếm lại 2 nhóm. Tương tự… Ai có nhận xét gì về kiểu chia của bạn A? Vậy kiểu chia này là kiểu chia gì? Bạn nào có kiểu chia giống kiểu chia 2-5 ? Còn kiểu chia của bạn B là kiểu chia nào? Đây là kiểu chia gì vậy? Những ai có kiểu chia giống kiểu chia của bạn B? giơ tay lên cho cô xem nào? Còn lại là kiểu chia của bạn C, bạn chia theo kiểu chia nào? Đây là kiểu chia gì vậy? Những ai có kiểu chia giống kiểu chia của bạn C? giơ tay lên cho cô xem nào? * Ngoài những kiểu chia trên bảng, bạn nào còn có kiểu chia khác nữa? (cô cho trẻ có kiểu chia 6-1, 5-2, 3-4 ) tự giới thiệu về kiểu chia của mình, cô nhận xét) * Rồi cô đến kiểu chia 1-6, 2-5, 3-4 đổi vị trí nhóm đồ dùng thành kiểu chia 6-1, kiểu chia 5-2, kiểu chia 4-3. Cô đổi trở lại các nhóm chia như cũ và cất thẻ số. Cô nói: với số lượng 7 thì các con có các kiểu chia 1-6, 2-5, 3-4 (vừa nói cô vừa gắn thẻ số to tương ứng lên bảng) Vậy số lượng 7 có tất cả có mấy kiểu chia? Đó là những kiểu chia nào? Và nếu ta đổi vị trí nhóm đồ dùng thì ta được cách chia từ (1-6) thành (6-1), từ (2-5) thành (5-2), từ 3-4 thành 4-3. Với số lượng 7 thì có thể chia ra 2 phần bằng nhau được không? Vì sao? À, đúng rồi! Vì số 7 là số lẽ nên ta không chia được 2 phần bằng nhau. * Chia theo yêu cầu: - Các con hãy đếm lại xem có bao nhiêu cuốn tập? - Hãy chia nhóm ở trên có 1 cuốn tập, vậy phải chia nhóm ở dưới có mấy cuốn tập? Vậy đây là kiểu chia nào? + Gộp nhóm!....Gộp nhóm 1 cuốn tập vào nhóm 6 cuốn tập, được tất cả bao nhiêu cuốn tập? + 1 gộp 6 được mấy ? - Các con hãy chia nhóm bên trái có số lượng tương ứng với số lượng trong câu hát: ‘Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”. Vậy nhóm bên trái chia mấy cuốn tập? Còn nhóm bên phải chia mấy cuốn tập? +Đó là kiểu chia gì? +Hãy gộp nhóm 2 cuốn tập sang nhóm 4 cuốn tập, đếm xem có bao nhiêu cuốn tập? +Vậy 2 gộp thêm 5 được mấy? Các con hãy chia nhóm phía trên có 3 cuốn tập, nhóm phía dưới có mấy cuốn tập? + Đó là kiểu chia gì? + Gộp nhóm 3 cuốn tập vào nhóm 4 cuốn tập, đếm xem có mấy cuốn tập? + Vậy 3 gộp thêm 4 được mấy? Cô đang cầm thẻ số mấy?( Nếu cháu còn hứng thú cô cho cháu chia theo thẻ số) + Hãy chia cho cô nhóm bên trái có số lượng muỗng tương ứng với thẻ số cô cầm trên tay (6) + Vậy nhóm bên trái có mấy cuốn tập? + Phải ? +Có 7 cuốn tập, chia nhóm bên trái 6 cuốn tập, bên phải có 1 cuốn tập. Vậy 7 bớt 6 còn mấy? + Gộp nhóm 1 cuốn tập vào nhóm 6 cuốn tập, ta được mấy cuốn tập? Chia cho cô nhóm ở bên trên có số lượng tương ứng trong câu hát “bốn phương trời ta về đây chung vui” +Vậy chia nhóm ở trên có mấy cuốn tập? + Còn nhóm ở dưới có mấy cuốn tập? + Gộp nhóm 3 cuốn tập vào nhóm 4 cuốn tập, 3 gộp với 4 được mấy? Các con hãy đem tặng số muỗng này cho lớp cô Khánh nhé! Bây giờ các con hãy đi cất đồ dùng, cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi. - Cháu đi lấy đồ dùng về hàng ngồi. - Có tập, thẻ số. - 7 - 7 - Cô chia theo kiểu (1-6) và đặt thẻ số tương ứng. - Trẻ lên chia (2-5), (3-4) - Trẻ tự chia theo ý thích. - 1 phần có 1 cuốn tập, số 1- 1 phần có 6 cuốn tập, số 6. - Kiểu chia (1-6) - Trẻ giơ tay. - ….. - ….. - Trẻ tự giới thiệu về kiểu chia của mình. - Trẻ xem cô thực hiện. - Có 3 kiểu chia: (1-6) (2-5) (3-4) - ….. - Trẻ đếm. - Trẻ chia và làm theo yêu cầu của cô… - ….. - ….. - ….. - ….. - Trẻ cất đồ dùng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh” + Cách chơi: Trên đây cô có 3 cái bảng và 3 cái đĩa, mỗi cái dĩa đựng 6 đồ dùng trong gia đình. Cô mời 3 đội lên chơi, mỗi đội là 6 bạn đứng 3 hàng dọc trước vạch chuẩn, nhiệm vụ của 3 đội là sẽ cử lần lược từng thành viên bật qua 3 ô phía trước, chia nhóm đồ dùng này ra 2 phần và gắn lên bảng, mỗi lần bật tìm 1 đồ dùng sau đó về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục… đến bạn cuối cùng sẽ tìm đồ dùng và đặt thẻ số tương ứng. Đội nào tìm đúng và nhanh là đội thắng cuộc, các con biết cách chơi chưa? - Các con hiểu cách chơi chưa? Trò chơi bắt dầu. + Cho trẻ chơi 2 lần - Cháu chơi, cô bao quát, nhận xét. - Trẻ nghe cô nói cách chơi - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho cháu thực hiện trên quyển toán Trẻ tô tranh theo yêu cầu của quyển toán. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài: BẬT SÂU 40cm I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết bật sâu 40 cm, nhún bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân - Phát triển tố chất mạnh , khéo, phát triển cơ chân . - Biết tuân theo hiệu lệnh của cô. II/ CHUẨN BỊ: - Ghế thể dục, vạch chuẩn, còi. - Hộp quà có chứa chữ cái u, ư, 2 thùng đựng quà có dán chữ u, ư - 3 quả bóng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Sân rộng, thoáng mát, băng nhạc… - Tích hợp: LQCV: u – ư MTXQ: 1 số nghề AN: làm chú bộ đội III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Cháu ngồi gần cô, hát bài “ Bác đưa thư vui tính” Bác đưa thư trong bài hát làm công việc gì? Công việc đó giúp ích gì cho mọi người? Ngoài ra trong xã hội còn có những ngành nghề nào nữa? Cô tóm ý: Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề, mỗi nghành nghề tạo ra sản phẩm khác nhau giúp ích cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế nghề nào cũng đáng được quý trọng. Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! Cô mở băng. Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. - Cháu hát và vận động cùng cô. - … - (…) -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: Tay : Luân phiên từng tay đưa lên cao (2x8) Bụng : Cúi về trước ngửa ra sau (2x8) Chân: Nâng cao chân, gập gối (3x8) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ điểm số tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “Bật sâu 40cm” - Các con xem cô có gì nè? - Ai biết cô dùng ghế thể dục này để làm gì? Trước mặt các con là ghế thể dục, rổ đựng quà và 2 thùng để phân loại các món quà theo kí hiệu u, ư. Chúng ta sẽ bật sâu từ băng ghế này bật xuống đất, chọn một món quà , xem

File đính kèm:

  • docNghe san xuatTuan 15.doc
Giáo án liên quan