Giáo án Chủ đề 8: Những con vật xung quanh bé - Nhánh 1: Những con vật đáng yêu trong nhà bé kế hoạch tuần 27

 I- Yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau, khác nhau của một số con vật.

- Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn.

- Quá trình phát triển

- Cách tiếp xúc với con vật (an toàn) và giữ gìn vệ sinh.

- Cách chăm sóc, bảo vệ động vật, ich lợi

II- Kế hoạch tuần:

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề 8: Những con vật xung quanh bé - Nhánh 1: Những con vật đáng yêu trong nhà bé kế hoạch tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8: NHỮNG CON VẬT XUNG QUANH BÉ NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU TRONG NHÀ BÉ KẾ HOẠCH TUẦN 27 ( Từ ngày 25/ 3/2013 – 29/3 /2013 ) I- Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau, khác nhau của một số con vật. Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. Quá trình phát triển Cách tiếp xúc với con vật (an toàn) và giữ gìn vệ sinh. Cách chăm sóc, bảo vệ động vật, ich lợi II- Kế hoạch tuần: TT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng 1. Đón trẻ: + Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về gia đình. Trẻ biết: - Trẻ biết kể tên được một số loại gia súc, gia cầm. - Biết ích lợi và cách chăm sóc chúng. - Cháu thuộc một số bài thơ, bài hát về chủ đề. 2. Thể dục sáng: a Khởi động : -Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về 3 tổ dãn cách đều, tập kết hơp với bài: “Em tập chãi răng” với các động tác: b.Trọng động: Hô hấp: Gà gáy Tay vai 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau Lưng bụng 4: Cúi về trước, ngửa ra sau Chân 2: Bật, đưa chân sang ngang (tách chân, 2 tay giơ cao) c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” 3. điểm danh. 2 Hoạt động học Thứ hai 25/3/2013 PTNT: MTXQ -Một số vật nuôi trong gia đình Thứ ba 26/3/2013 PTTM: TH -Vẽ con gà trống (mẫu) PTTC: TD -Ném trúng đích thẳng đứng Thứ tư 27/3/2013 PTNN: LQCV -Tập tô g – y. Thứ năm 28/3/2013 PTNT: LQVT -Đếm đến 10. Nhận biết số lượng 10. Số 10. Thứ sáu 29/3/2013 PTTM: Âm nhạc -VĐ: TT chậm: “Thương con mèo”. NH: Lý chiều chiều TCAN: Mèo con, cún con,chim gõ kiến 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Cháu biết chọn chủ đề chơi. - Tự chọn góc chơi. - Thỏa thuận vai chơi. - Nói nhiệm vụ chơi, chơi đúng vai. - Biết nhận xét sau khi chơi -Sắp xếp đồ chơi gọn sau khi chơi - Trật tự trong khi chơi. I/GÓC PHÂN VAI: “Cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi” 1-Chuẩn bị: - Một số vật nuôi trong gia đình. - Một số đồ dùng, đồ chơi gia đình. 2-Gợi ý hoạt động: Cho cháu chơi đóng vai bán hàng + gia đình: Phân vai cửa hàng bán vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. Gia đình đi mua gia súc về nuôi, mua thức ăn chăn nuôi về chăm sóc vật nuôi và nấu ăn. II/ GÓC XÂY DỰNG-LẮP GHÉP: “Xây trại chăn nuôi” 1-Chuẩn bị: - Khối gỗ các loại. - Cổng, cây xanh, 1 số vật nuôi trong gia đính, thức ăn chăn nuôi. 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ xây trại chăn nuôi với cổng, hàng rào, các chuồng nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho chứa thức ăn chăn nuôi… III/GÓC TẠO HÌNH : 1-Chuẩn bị: - Giấy, chì mùa cho trẻ, giấy màu, hồ dán, đất nặn, bảng con 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ vẽ, nặn con gà trống, các vật nuôi trong gia đình mà trẻ thích. IV/GÓC ÂM NHẠC : 1-Chuẩn bị: Nhạc cụ, mũ múa,… 2-Gợi ý hoạt động: - Hát múa về chủ đề những con vật đáng yêu trong nhà bé V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: 1-Chuẩn bị: -Tranh truyện, tranh thơ chữ to, tranh minh họa bài thơ “Mèo đi câu cá” - Bảng cài có gắn chữ cái g – y, I – t – c, tập tô, chì màu, tập viết cho trẻ. - Hột hạt, nét chữ cái rời. - Từ ghép về 1 số vật nuôi: “con lợn”, “đàn gà”, “ con mèo” 2-Gợi ý hoạt động: - Chơi xem truyện tranh - Trẻ tô chữ cái h- k trong quyển tâp tô, tập viết, tô màu tranh trong quyển tập tô và phát âm chữ cái trong tập tô, bảng cài. - Chơi đọc từ ghép về tên gọi của 1 số vật nuôi, đọc chữ cái đã học trong từ ghép đó, xếp hột hạt lên từ ghép cô đã chuẩn bị. VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : 1-Chuẩn bị: - Hình ảnh về một số vật nuôi trong gia đình. -Tập toán, chì màu, chì đen, 10 con gà, 10 con mèo , thẻ số từ 1-9 ( 2 thẻ số 9) - Cây xanh, bình tưới, nước, khăn lau. 2-Gợi ý hoạt động: - Xem tranh ảnh và trò chuyện về một số vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết. - Trẻ đếm đến 10. Nhận biết số lượng 10. Số 10. thực hiện trên quyển toán. - Chơi tưới cây, chăm sóc cây. 4 Hoạt động ngoài trời Thứ hai 25/3/2013 Quan sát: Tranh chủ điểm +Các con nhìn xem trong tranh chủ điểm hôm nay có gì mới? +Trong tranh có những con vật nào? +Nhà con có nuôi con vật nào? +Nuôi nó để làm gì? -Hoạt động tập thể: TCDG: Chơi đồ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Nhặt lá rụng Thứ ba 26/3/2013 -Quan sát: Quan sát tranh gia súc, gia cầm. +Trong tranh có những con vật nuôi nào? + Con vật nào thuộc nhóm gia súc? Gia cầm? Vì sao con biết? + Con thấy cha mẹ thường làm gì để chăm sóc chúng? -Hoạt động tập thể: TCVĐ: Mèo đuổi chuột Thứ ba 26/3/2013 -Quan sát: Quan sát tranh và trò chuyện về con mèo +Con xem cô có tranh vẽ con gì nè? +Con thấy hình dáng con mèo ra sao? +Nhà bạn nào có nuôi mèo? +Nuôi để làm gì? Nó thích ăn gì vậy? +Con thường thấy nó làm gì mỗi khi rình bắt chuột? -Hoạt động tập thể: TCVĐ: Mèo đuổi chuột Thứ tư 27/3/2013 -Quan sát: Quan sát bầu trời. +Các con thấy bâu trời hôm nay như thế nào? Các đám mây như thế nào? +Thời tiết như thế có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các vật nuôi trong gia đình con không? Nó ảnh hưởng như thế nào? -Hoạt động tập thể: TCVĐ: Mèo đuổi chuột Thứ năm 28/3/2013 -Quan sát: Quan sát tranh vật nuôi trong gia đình + Ai giỏi lên tìm tranh vật nuôi thuộc nhóm gia súc? + Ai giỏi lên tìm tranh vật nuôi thuộc nhóm gia cầm? +Vì sao con biết mà tìm được nhóm gia súc? Gia cầm vậy? + Cô tóm ý nhấn mạnh so sánh điểm giống và khác nhau giữa gia súc và gia cầm cùng cháu. -Hoạt động tập thể: +TCDG: Chơi đồ 5 Vệ sinh Ăn trưa *Trước khi ăn: -Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. -Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. -Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn -Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. *Trong khi ăn: -Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. -Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. *Sau khi ăn: -Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. 6 Ngủ trưa -Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. -Có đủ nệm gối cho trẻ. -Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. -Chú ý đến tốc độ quạt. -Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. -Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. 7 Vệ sinh-Ăn xế -Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng. -Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. -Tiến hành cho trẻ ăn xế. 8 Sinh hoạt chiều Thứ hai - Làm quen với trò chơi: VĐ: Mèo đuổi chuột DG: Chơi đồ - Làm quen với kĩ năng vẽ con gà trống Thứ ba - Làm quen với cách viết chữ cái g – y. Thứ tư - Làm quen với việc đếm đến 10. Nhận biết số lượng 10. Số 10. Thứ năm - Làm quen với vận động TTC bài hát: “Thương con mèo” Thứ sáu - Xem phim hoạt hình. - Giải một số câu đố về một số loại gia súc, gia cầm. - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần. 9 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. -Cho trẻ đi vệ sinh. *Nêu gương cuối ngày. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. -Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 25 tháng 03 năm 2013 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Hát bài “sáng thứ hai” - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: +Đi học đều, đúng giờ. +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. +Không xả rác trong lớp và ngoài sân. +Chú ý lên cô. Không nói leo. +Trả lời to, rõ, tròn câu. + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ. - Hát “Vì sao chim hay hót”,” thương con mèo” - Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Các con vật đáng yêu trong nhà bé” Tiết : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH I/ YÊU CẦU: Trẻ biết một số đặc điểm của vật nuôi trong gia đình So sánh được sự giống nhau và khác nhau Biết được lợi ích của vật nuôi trong gia đình, qua đó hình thành ở trẻ tình yêu thương con vật. II/ CHUẨN BỊ - Tranh ảnh một số con vật nuôi trong gia đình. - Lo tô con vật nuôi - Tích hợp LQVH: Câu đố về các con vật Âm nhạc: “Thương con mèo” III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định- gây hứng thú -Cho trẻ hát bài “Thương con mèo” -Các con vừa hát bài hát nói về con gì? -Mèo là con vật được nuôi ở đâu? -Trong gia đình còn nuôi các con vật nào nữa? -Các con vật đó có những gì giống và khác nhau? Bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình nhe! -Trẻ hát -Trẻ trả lời HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về một số vật nuôi trong gia đình -Các con xem cô có tranh gì đây? +Con mèo kêu thế nào? +Con thấy con mèo có những bộ phận gì? +Ở đầu con mèo có gì? +Các con biết không mắt nó rất sáng nhìn thấy được trong đêm nữa đó! +Các con xem mèo có mấy chân? +Vì sao mèo đi mà chúng ta không nghe tiếng bước chân? +Mèo đẻ ra gì? Và nuôi con bằng gì? +Người ta nuôi mèo để làm gì? +Muốn con mèo mau lớn, có sức khỏe để bắt chuột thì phải làm sao? “Con gì nuôi ở trong nhà Người lạ nó sủa, người quen nó mừng” Đố là con gì? -Con xem cô có tranh gì đây? +Khi gặp người lạ nó làm gì? +Nó sủa bằng gì? +Mõm nằm ở đâu? +Ngoài ra trên đầu còn có những bộ phận nào nữa? +Chó có mấy chân? +Nuôi chó để làm gì? +Vậy khi nuôi chó chúng ta cần làm gì để cho chó có sức khỏe? +Ngoài chó và mèo ra, trong gia đình còn nuôi những con vật nào có 4 chân nữa? +Các con vật như: Trâu, bò, lợn, chó, mèo…giống nhau ở điểm nào? +Chúng được nuôi trong gia đình, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ, có 4 chân nên được xếp vào nhóm gia súc. * Mèo – chó: -Giống: Được nuôi trong gia đình, có ích cho mọi người, có 4 chân, đẻ con, thuộc nhóm gia súc… -Khác: + Mèo nuôi để bắt chuột,… +Chó nuôi để giữ nhà… -Ò ó o … o, con gì kêu vậy các con? +Gà trống có những bộ phận nào? +Đầu gà có gì? Mình gà có gì? +Con thấy đuôi gà như thế nào? +Chúng ta nuôi gà trống để làm gì? -Các con xem cô có tranh gì đây? +Gà mái kêu thế nào? +Gà mái đẻ ra gì? +Người ta nuôi gà mái để làm gì? +Để cho gà mau lớn khi nuôi chúng ta nên làm gì? “Có cánh mà chẳng biết bay Ngày xuống ao chơi đâm về đẻ trứng” Đố các con là con gì? +Các con xem vịt có những bộ phận nào? +Con thấy mỏ vịt thế nào? +Vịt đi bằng mấy chân? +Vì sao vịt bơi được dưới nước? +Vịt đẻ ra gì? Vịt thích ăn gì? +Ngoài gà, vịt ra còn những con vật nào có 2 chân nuôi trong gia đình nữa? +Gà, vịt, bồ câu, ngỗng…có điểm gì giống nhau? +Vì vậy mà chúng được xếp vào nhóm gia cầm: có 2 chân, đẻ ra trứng - ấp trứng nở thành con, nuôi trong gia đình. ** So sánh: *Gà – vịt: -Giống: đều là con vật nuôi trong gia đình, 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng - ấp trứng nở thành con. -Khác: +Gà không bơi được, mỏ nhọn +Vịt bơi được, mỏ dẹp dài *Gà – chó: -Giống: được nuôi trong gia đình, có ích cho mọi người -Khác: +Gà có 2 chân, thuộc nhóm gia cầm +Chó có 4 chân, thuộc nhóm gia súc -Con mèo -……. +Đầu, mình, chân,…. +2 tai, 2 mắt, mũi, mõm.. +4 chân +Vì dưới chân mèo có đệm thịt. +Mèo đẻ ra con, nuôi con bằng sữa mẹ +Nuôi mèo để bắt chuột +Cho mèo ăn đúng bữa, no, không đánh đập mèo để mèo có sức bắt chuột. -Con chó +Sủa +Mõm +Đầu +Tai, mắt, ,mũi… +4 chân +Giữ nhà +Cho chó ăn đúng bữa, tắm rửa, bắt ve và không đánh đập +Trâu, bò, lợn,…. +Trẻ trả lời ….. -Gà trống +Đầu, mình, chân… +Đuôi dài, nhiều màu +Đánh thức mọi người -Gà mái -…… +Đẻ trứng +Đẻ ra nhiều trứng +Cho gà ăn thóc, không dùng đá chọi và đánh đuổi gà. -Con vịt +Đầu, mình, chân…. +Dài, dẹp +2 chân +Chân vịt có màng ……… +Ngỗng, bồ câu, ngang,…. +Trẻ trả lời… +Trẻ trả lời… HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Con gì biến mất” -Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Con gì biến mất”. Các con ngồi ngoan, cô sẽ nói cách chơi cho các con nghe nhe! -Cách chơi như sau: Cô có các con vật, cho trẻ nhắm mắt cô cất 1 con vật, trẻ mở mắt và đoán xem con vật nào biến mất. -Trẻ chơi vài lần “Xếp nhanh thành các nhóm” -Tiếp theo là trò chơi “Xếp nhanh thành các nhóm”, cách chơi như sau: Cô sẽ cho 2 đội thi với nhau, 1 đội xếp nhóm gia cầm, đội còn lại xếp nhóm gia súc, đội nào xếp nhanh là thắng. -Trẻ chơi, cô nhận xét *Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình, chúng rất có ích cho chúng ta. Vì vậy khi nuôi chúng các con nhớ cho chúng ăn, không nên đánh đập để cho chúng khỏe mạnh, mau lớn nhe! - Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi…….. -Trẻ chơi -Trẻ chơi IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Hát đi chơi đến góc đọc sách xem tranh về một số vật nuôi trong gia đình Thứ ba ngày 26 tháng 03 năm 2013 Tiết 1 : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : VẼ CON GÀ TRỐNG (mẫu) I/ YÊU CẦU - Trẻ biết vẽ kết hợp các hình, đường nét tạo thành con gà trống. - Biết tô màu bức tranh vẽ. - Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng cho trẻ. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. - Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình. - Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch sẽ. II/ CHUẨN BỊ - Hình ảnh 1 số con vật nuôi trong gia đình - Tranh vẽ con gà trống. - Tranh vẽ gà trống có cảnh phụ. - Sổ tạo hình, bút màu. - Bàn ghế đúng qui cách. - Tích hợp: AN, MTXQ. III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định- gây hứng thú - Cô và trẻ hát + vận động bài: Con gà trống. - Các con vừa hát bài hát bài hát nói về con vật gì ? - Gà trống là con vật được nuôi ở đâu ? - Nuôi gà trống để làm gì? - Ngoài gà trống các con còn biết con vật nào khác cũng được nuôi trong gia đình ? (2 – 3 trẻ kể). - Nhà bạn nào có nuôi gà trống? - Con thường làm gì cho nó? Giáo dục: Các con chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình và giữ gìn cho môi trường sạch sẽ. - Lắng nghe!... - Ò ó o o… Cô vừa giả làm tiếng con gì gáy? - Các con quan sát cô có bức tranh vẽ gì đây? - Con gà gồm có những bộ phận nào? - Có những màu gì? - Mình gà có gì? Có dạng hình gì? - Còn đầu gà có gì? Có dạng hình gì ? - Đuôi gà như thế nào? - Hôm nay cô sẽ mở hội thi “ vẽ gà trống”… HOẠT ĐỘNG 2 : Cô vẽ mẫu 6 5 - Trước tiên cô vẽ mình gà là 1 hình tròn to, đầu gà trống là 1 hình tròn nhỏ, tiếp đến cô vẽ 2 nét xiên đính cổ và mình gà vào nhau, sau đó vẽ đuôi gà là những nét cong dài, và vẽ 2 chân gà, và các ngón chân. - Đầu gà còn có gì?... có mắt và có mào, có mỏ, mỏ là 1 hình tam giác, mắt hình tròn nhỏ. ở phần mình gà còn có cánh gà và đuôi gà (đuôi gà các con nhìn cô vẽ những nét cong...) - Cô đã vẽ xong con gà trống, bây giờ các con quan sát cô tô màu (vừa tô vừa hỏi trẻ về màu sắc từng bộ phận). - Mào gà tô màu đỏ – mắt gà màu đen, mình gà trống có bộ lông rất đẹp - đuôi gà trống cô tô nhiều màu, chân gà tô màu vàng. - Các con quan sát cô vẽ con gà trống tô màu vào có đẹp không? - Hôm nay tại lớp Lá 3 có tổ chức hội thi bé khéo tay do các thí sinh lớp Lá 3 thể hiện. Đến với hội thi hôm nay cô sẽ đại diện làm ban giám khảo - Thay mặt ban tổ chức, Cô xin thông qua thể lệ hội thi: Các bé sẽ vẽ con gà trống theo cách hiểu của bé. Sau 15 phút các bé trình bày. Ban giám khảo chọn và trao 3 giải: Nhất, nhì, ba cho 3 thí sinh vẽ đẹp nhất trong hội thi. - Hỏi một vài thí sinh xem cháu sẽ vẽ như thế nào ? - Trước khi hội thi được bắt đầu bé nào nêu tư thế ngồi, cách cầm bút để toàn thể hội thi cùng rõ nào? - Mời một vài cháu phát biểu. - Cô nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ vẽ - Cho trẻ về nhóm và thực hiện vẽ con gà trống. - Cô chú ý cách ngồi vẽ , cách cầm bút và cách vẽ của trẻ HOẠT ĐỘNG 4: Triển lãm tranh - Loa! Loa! Loa, hội thi đã kết thúc, cô mời các họa sĩ tý hon hãy mang bài lên cho Ban giám khảo chấm bài.Gọi một vài cháu chọn sản phẩm cháu thích. Vì sao thích ? - Cô nhận xét bổ sung... - Cô chọn sản phẩm đẹp nhận xét tuyên dương. - Cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh khuyến khích. - Hát + VĐ cùng cô. - Con gà trống. - Trong gia đình. - Vịt, chó, mèo,... - Con gà trống. - Đầu, cổ, mình, đuôi, chân. - Màu nâu, vàng, cam, đỏ… - Có 2 cánh, 2 chân, có dạng hình tròn to. - Mắt , mỏ, mào, có dạng hình tròn nhỏ. - Dài, cong… - Trẻ xem cô làm mẫu. - Nói cách vẽ. - Tư thế ngồi, cách cầm bút. - Trẻ về bàn ngồi vẽ. - Cháu mang sản phẩm treo lên giá, cả lớp xem chung. - Cháu lên chọn sản phẩm theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐÔNG NỐI TIẾP: Cháu mang sản phẩm trưng bày ở góc lớp. Làm đàn gà ra sân tìm thóc ăn. Tiết 2 :PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG I/ YÊU CẦU: Dạy trẻ biết ném trúng đích đúng tư thế. Phát triển tố chất khéo léo của đôi tay và khả năng ước lượng bằng mắt. Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô. Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi vui và hứng thú II/ CHUẨN BỊ: - 2 túi cát. - Vạch chuẩn. - Đích đứng ném. - Băng nhạc trống lắc. - Tích hợp: MTXQ, AN, LQCV. III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Cháu ngồi gần cô, hát bài “ Thương con mèo” Các con vừa hát bài hát nói về con gì ? Mèo là con vật sống ở đâu? Có mấy chân? Nhà bạn nào có nuôi mèo? Nuôi mèo để làm gì? Con thấy mỗi khi bắt chuột mèo thường làm gì? À, mèo leo trèo và nhảy rất tài cho nên khi đến gần chuột vẫn không phát hiện… Ngoài mèo ra trong gia đình con còn nuôi con vật nào nữa? Con thường làm gì cho chúng? Cô tóm ý. Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! Cô mở băng. Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “Nắng sớm”) - Cháu hát và vận động cùng cô. - … - Cháu tự trả lời ... - (…) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: Tay - vai 1 : Đưa tay ra phía trước, sau (3x8) Đứng thẳng, 2 chân ngang vai + Đưa tay thẳng lên cao quá đầu + Đưa thẳng 2 tay ra phía trước, cao ngang vai + Đưa 2 tay ra phía sau + Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi theo người. Lưng- bụng 1 : Đứng cúi người về trước (2x8) Đứng dang 2 chân rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu. + Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất + Đứng lên, 2 tay giơ cao + Đứng thẳng, 2 tay xuôii theo người Chân 3: Đưa chân ra các phía (2x8) Đứng thẳng, tay chống hông. + Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước. + Đưa chân về phía sau + Đưa sang ngang + Đưa chân về vị trí ban đầu. đổi chân làm trụ, tập tiếp Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “ Ném trúng đích thẳng đứng”: - Các con xem cô có gì nè? À, ai biết hôm nay mình sẽ cùng nhau thực hiện vận động gì nào? À, hôm nay các con sẽ được thực hiện một vận động mới, đó là “ném trúng đích thẳng đứng” nhé ! Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 1-2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem) Đố các con bạn vừa làm gì? Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn, 2 chân khép, tay phải cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh thì : 1/ Bước chân phải ra sau, tay phải cầm túi cát đưa ngang tầm vai. 2/ Dựng đứng khuỷu tay, lòng bàn tay hướng ra ngoài. 3/ Cô ném mạnh túi cát vào đích đứng là vòng tròn, người hơi chồm về trước, kí mũi chân phải. Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). Cô bao quát, động viên, sửa sai. Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động: “mèo đuổi chuột” - Cho cháu chơi trò chơi “mèo đuổi chuột” - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ chơi “uống nước chanh” - Trẻ tập theo cô. - Túi cát, vạch chuẩn, đích ném - Trẻ tự trả lời. -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. -“Ném trúng đích thẳng đứng”. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ xem cô làm mẫu. -Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng đến góc chủ điểm và quan sát một số động hoạt động ngày tết nhé ! Thứ tư ngày 27 tháng 03 năm 2013 Tiết : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : TẬP TÔ G - Y I/ YÊU CẦU : Cháu ngồi viết đúng tư thế. Cháu tô hết chữ cái in mờ trong dòng kẻ Rèn tính chủ định, kỹ năng viết cho trẻ, tính kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao. II/ CHUẨN BỊ: Bàn ghế, tập tô, viết chì Một số con vật có gắn chữ cái p- q, g- y, viết dạ bảng. Bảng cài có gắn chữ cái: g –y, p – q. Tích hợp: AN, MTXQ, LQVH III/ TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định- gây hứng thú - Lớp hát bài “Một con vịt” - Các con vừa hát bài hát nói về con gì ? - Vịt là con vật được nuôi ở đâu? - Ngoài vịt ra còn có con vật nào được nuôi trong gia đình nữa? - Hôm nay cô tổ chức cho lớp mình đi mua các con vật nuôi trong gia đình nhé! - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. + Đội 1: Mua con vật có mang chữ cái g + Đội 2: Mua con vật có mang chữ cái y - Trong thời gian qui định, đội nào mua đúng theo yêu cầu, mua nhiều con vật thì đội đó thắng cuộc, các con hiểu chưa? - Tổ chức cho lớp chơi. - Cô và lớp kiểm tra kết quả. - Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” đến bàn ngồi. - Lớp hát - Con vịt. - Trong gia đình. - Trẻ kể… -Trẻ nghe cô nói cách chơi -Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. -Trẻ hát và đến bàn ngồi. HOẠT ĐỘNG 2: Tập tô chữ cái g - y *Tập tô chữ cái g : -Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? -Cho trẻ đọc lại từ ghép -Trẻ lên gạch chân chữ cái g trong từ cho lớp phát âm lại. -Đây là chữ cái g viết thường, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tô chữ cái g in mờ trong dòng kẻ -Các con mở tập ra xem chữ cái g đầu tiên trong dòng kẻ thứ nhất có mấy số? -Để tô đẹp, các con xem cô tô mẫu trước nhe! Cô phân tích: Cô cầm bút bằng tay phải cầm bằng 3 ngón tay, tay trái cô vịn tranh cô tô theo chiều mũi tên số 1, nhấc bút lên tô tiếp đến chiều mũi tên số 2, tô trùng khít lên các chấm mờ cứ như vậy cô tô 3 chữ cái g in mờ trong dòng kẻ thứ nhất nhe! -Đến dòng kẻ thứ hai cô cũng tô chữ cái g in mờ. ( tô 1 chữ ) Đến dòng kẻ thứ ba.có từ “Hoa huệ” cô cũng tô tương tự. -Cô hỏi trẻ lại cách cầm bút và cách ngồi tô -Trẻ tô cô bao quát trẻ *Tập tô chữ cái y : - Cô đố!... “Cái gì cánh sắt mà bay Ngồi trên bé thấy rừng cây cánh đồng” - Nhìn xem!... Cô có hình ảnh gì nè? - Đọc lại từ ghép - Cho trẻ lên gạch chân chữ cái y trong từ, cho lớp phát âm lại - Đây là chữ cái y viết thường, cô sẽ hướng dẫn các con tô -Các con xem chữ cái y đầu tiên trong dòng kẻ thứ nhất có mấy số? -Các con xem cô tô mẫu nhé! Cô tô mẫu, phân tích: Cô cầm bút bằng tay phải cầm bằng 3 ngón tay, tay trái cô vịn tranh cô tô theo chiều mũi tên số 1, rồi đến chiều mũi tên số 2, số 3, tô trùng khít lên các chấm mờ cứ như vậy cô tô 3 chữ cái y in mờ trong dòng kẻ thứ nhất nhe! -Đến dòng kẻ thứ hai cô cũng tô chữ cái y in mờ. ( tô 1 chữ ) Đến dòng kẻ thứ ba có từ “Máy bay” cô cũng tô tương tự. -Cô hỏi trẻ lại cách cầm bút và cách ngồi tô -Trẻ tô cô bao quát trẻ HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc Cô nhận xét chung. - Nhà ga. - ………. - Trẻ lên gạch chân chữ cái g -2 số, số: 1, 2. Trẻ nghe cô phân tích -Đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn. - Cháu giải câu đố: Máy bay. - Máy bay. -Trẻ đọc từ ghép - Trẻ lên gạch chân chữ cái y -Có 3 số: số 1, 2, 3. -Trẻ nghe cô phân tích -……… -Đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cô mở băng cho lớp nghe hát bài “mèo con, cún con, chim gõ kiến” --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 Tiết : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : ĐẾM ĐẾN 10, NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 10, SỐ 10 I/ YÊU CẦU : Kiến thức: Trẻ đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng, nhận biết số 10. Kỹ năng: Dạy trẽ kỹ năng đếm đến 10, tạo nhóm có số lượng 10, kĩ năng chỉ vật và khoanh nhóm. Xếp thành hang ngang tương ứng 1-1. Ngôn ngữ: “ Nhiều bằng nhau”, “tất cả là 10”, “số 10”, “không nhiều bằng nhau”, “tương ứng 1 - 1”… II/ CHUẨN BỊ : Đồ chơi ( con vật) có số lượng 7, 8, 9,10 để xung quanh lớp. T

File đính kèm:

  • docVat nuoi trong nha beTuan 27.doc