Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 1: Nghề sản xuất

1.Đón trẻ :

Cô đón trẻ vui vẻ niềm nở,nhắc trẻ chú ý chào hỏi cô giáo,chào hỏi bố mẹ,người thân.

Cô cho trẻ tự vào góc chơi ma trẻ thích.

Cuối giờ đón cô cho trẻ xem tranh vẽ về cô chú công nhân,các bác nông dân,thợ may,thợ mộc.

Cô trò chuyện với trẻ về nghề sản xuất

Hàng ngày chúng ta thường ăn những gì?

 Để có gạo nấu cơm cho chúng ta ăn phải nhờ có ai ?(các bác nông dân)

Có được quần áo đẹp phải nhờ đến ai ?(cô thợ dệt, cô thợ may)

Tương tự cô hỏi về các nghề khác.

 Vì sao chúng ta phải quý trọng các cô chú công nhân?.

2.Điểm danh

Cô lần lượt tên trẻ theo sổ để trẻ nhớ tên mình, tên các bạn trong lớp.

3.Thể dục sáng :tay 2, chân 2,bụng 1 ,hô hấp.

* Khởi động:cô và trẻ chạy nhẹ nhàng quanh lớp học vài vòng sau đó xếp hàng tập thể dục sáng.

*Trọng động:

-Hô hấp:Hít vào thở ra sâu.

-Tay 2:Hai tay đưa sang ngang,đưa lên cao

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14436 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Tuần 1: Nghề sản xuất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP Tuần 1: Nghề sản xuất IV.Dự kiến các hoạt động 1.Đón trẻ : Cô đón trẻ vui vẻ niềm nở,nhắc trẻ chú ý chào hỏi cô giáo,chào hỏi bố mẹ,người thân. Cô cho trẻ tự vào góc chơi ma trẻ thích. Cuối giờ đón cô cho trẻ xem tranh vẽ về cô chú công nhân,các bác nông dân,thợ may,thợ mộc. Cô trò chuyện với trẻ về nghề sản xuất Hàng ngày chúng ta thường ăn những gì? Để có gạo nấu cơm cho chúng ta ăn phải nhờ có ai ?(các bác nông dân) Có được quần áo đẹp phải nhờ đến ai ?(cô thợ dệt, cô thợ may) Tương tự cô hỏi về các nghề khác. Vì sao chúng ta phải quý trọng các cô chú công nhân?..... 2.Điểm danh Cô lần lượt tên trẻ theo sổ để trẻ nhớ tên mình, tên các bạn trong lớp. 3.Thể dục sáng :tay 2, chân 2,bụng 1 ,hô hấp. * Khởi động:cô và trẻ chạy nhẹ nhàng quanh lớp học vài vòng sau đó xếp hàng tập thể dục sáng. *Trọng động: -Hô hấp:Hít vào thở ra sâu. -Tay 2:Hai tay đưa sang ngang,đưa lên cao -Động tác chân 2:bật tách chụm chân tại chỗ. -Động tác bụng 1:đứng cúi về trước. *Hồi tĩnh:Cô và trẻ đi lại nhe nhàng quanh phòng tập. 4.Hoạt đông ngoài trời Quan sát thời tiết,lắng nghe các âm thanh ngoài sân chơi và kể lại. a. Mục đích: - Trẻ chú ý quan sát,nói được các âm thanh mà trẻ đã nghe được. -Trẻ biết tên một số loại cây có trong vườn. -Trẻ chơi trò chơi hứng thú ,đoàn kết. b. Chuẩn bị:Sân chơi sạch sẽ,bằng phẳng. c. Tiến hành: Cô đọc cho trẻ nghe câu đố:’’ Mùa gì rét buốt Gió bấc thổi tràn Đi học,đi làm Phải no mặc ấm ?’’ Cô đố chúng mình biết đó là mùa gì?(mùa đông) Để biết thời tiết hôm nay thế nào,các con cùng ra sân quan sát cùng cô nhé. Cô cho trẻ đi dép,đội mũ ấm va xếp hàng đi ra ngoài sân. Các con ơi ra tới sân rồi đấy,vậy chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?Có lạnh không?Về mùa đông chúng mình phải mặc quần áo như thế nào? Về mùa đông chúng mình phải mặc quần áo âm,đi tất,dép,đội mũ âm khi đầy đủ khỏi bị cảm lạnh,bị ho các con nhớ chưa ? - Bây giờ chúng mình hãy chú ý lắng nghe các âm thanh ngoài sân xem đó là những âm thanh gì nhé? Cô cho trẻ nghe và hỏi trẻ:các con có nghe thấy tiếng gì không?Tiếng gió thổi thế nào? tiếng những loại xe gì chạy trên đường?.... Quan sát cây trong sân trường Cô hỏi trẻ: đây là cây gì?lá của nó có màu gì?lá to hay lá nhỏ?chúng ta trồng cây để làm gì? Trồng cây xanh giúp cho không khí trong lành,môi trường lớp học được xanh đẹp hơn.Vì thế chúng mình phải thường xuyên chăm sóc cho cây,không được ngắt lá bẻ cành nhé! Quan sát vườn rau của bé Cô dẫn trẻ tới vườn rau và hỏi trẻ: Đây là rau gì? ăn ru có tác dụng gì? Muốn cho rau được xanh tốt thì chúng mình phải làm những công việc gì? Đúng rồi ăn rau rất tốt cho sức khỏe,chúng ta phải chăm sóc cho rau xanh tốt . *Trò chơi : Thi ai nhanh,kéo cưa lừa xẻ. Cô phổ biến cách chơi,luật chơi và cho trẻ chơi trò chơi. *Chơi tự do:vẽ phấn trên sân,chơi với đồ chơi ngoài trời. Cuôi giờ cô cho trẻ đi rửa tay,vệ sinh và vào lớp. 5.Hoạt động góc a. Góc phân vai :Gia đình,bán hàng(bán các sản phẩm nông nghiệp) b. Góc xây dựng: xây dựng vườn cây. c. Góc nghệ thuật:Tô màu các nghề,xem tranh các nghề,sản phẩm của các nghề. d .Góc học tập:Tạo nhóm đồ vật theo nghề,đếm các đồ vật theo nghề. e. Góc thiên nhiên:Chăm sóc cây. * Mục đích –yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết thể hiện vai chơi,biết cùng nhau chơi.Quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi,giao tiếp giữa các vai chơi,nhóm chơi. + Biết sử dụng các nguyên vật liệu,các đồ dùng, đồ chơi xây dựng,học tập,bán hàng,nấu ăn để thực hiện ý định chơi. + Trẻ biết tô màu tranh,hiểu nội dung tranh,nói được các sản phẩm của nghề. + Trẻ biết nhặt các loại tranh theo nghề,đếm các đồ dùng theo nghề. +Biết các nhiệm vụ chơi ở các góc phù hợp với chủ đề. -Kỹ năng: +Rèn luyện một số kỹ năng can thiết trong xây dựng,tạo hình. +Biết thỏa thuận vai chơi trong nhóm. -Thái độ: Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết,giúp đỡ nhau trong khi chơi. *Chuẩn bị: -Góc xây dựng :các nguyên vật liệu ,gạch, khối gỗ,khối hình,các loại cây xanh. -Góc phân vai:các loại thưc phẩm,rau củ các loại.Bộ đồ chơi nấu ăn. -Góc nghệ thuật:Tranh ảnh các nghề,bút màu ,giấy vẽ. -Góc học tập:Tranh lô tô các nghề. *Tiến hành: -Ổn định:cô và tré cùng hát bài “em yêu cây xanh”,trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. -Hoạt động 1:thỏa thuận vai chơi Cô giới thiệu các góc chơi ,đồ chơi ở các góc. Gợi ý trẻ liên hệ chủ đề chơi,ý tưởng chơi. Hỏi ý thích ,ý định chơi của trẻ: +Ai sẽ vào góc chơi xây dựng để xây dựng vườn cây theo ý tưởng của mình? +Vào góc chơi đó các con sẽ chơi trò gì?chơi như thế nào?Ai sẽ là kỹ sư trưởng của nhóm? Ai muốn chơi ở góc phân vai,ai sẽ là mẹ đi cửa hàng mua các sản phẩm nông nghiệp đây? Còn bạn nào muốn chơi gì?Chơi như thế nào?Chơi ở góc nào? Cô cho trẻ vào góc chơi. -Hoạt động 2:tổ chức cho trẻ chơi Cô đi từng góc chơi để gợi mở trẻ chơi và chơi cùng nhau,quan sát từng góc chơi để kịp thời giúp đỡ trẻ chơi. +Góc phân vai:trò chuyện về các sản phẩm nông nghiệp và cách chế biến các món ăn từ các sản phẩm đó. +Góc xây dựng:gợi ý để trẻ kể về các nguyên vật liệu có ở góc và hỏi trẻ xây dựng vườn cây thì xây những gì? +Góc học tập:cô hỏi gợi mở để trẻ nêu ra ý tưởng của mình (con muốn tô màu đồ vật gì, tô bằng màu gì?)....... -Hoạt động 3: Nhận xét buổi chơi Cô tập trung trẻ về goc xây dựng và gợi ý cho trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm,cho trẻ tự giới thiệu về các sản phẩm mà nhóm đã làm được Cô nhận xét chung,nêu đươc sự tiến bộ của từng nhóm. Giáo dục trẻ yêu quý ,chăm sóc và bảo vệ cây xanh. -kết thúc buổi chơi:cô cho trẻ cất đồ chơi vào tủ. 6.Hoạt động chiều a .Chơi trong các góc Cô gợi hỏi trẻ về các goc chơi có liên quan đến chủ đề, về tên của các nghề,tên các góc chơi,các hoạt động trong các góc,các đồ chơi tgong góc.Cô hướng dẫn trẻ để tạo ra sản phẩm trong góc. b.Luyện kỹ năng thao tác vệ sinh rửa mặt,rửa tay. c.Ôn luyện toán : xếp tương ứng 1:1 d.Lao động trực nhật:Sắp xếp đồ chơi trong góc. e.Nhận xét nêu gương cuối tuần 7.Trả trẻ: trao đổi với phụ huynh về sức khỏe, tình hình học tập.... KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013 Hoạt động học : Âm nhạc Hát: Lớn lên cháu lái máy cày Nghe hát: Hạt gạo làng ta Trò chơi : Tai ai tinh Mục đích: -Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát ,hiểu nội dung bài hát. -Kĩ năng: Trẻ hát rõ lời, thể hiện tình cảm khi hát. -Thái độ: Trẻ chú ý nghe cô hát,hưng thú vạn động. 2.Chuẩn bị: dụng cụ âm nhạc(phách, sắc xô) 3.Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Ôn định tổ chức gây hứng thú: Cô cho trẻ xem tranh một số công việc của nghề nông.Đàm thoại với trẻ về nội dung các bức tranh. -Các bác nông dân đang làm gì?các bác làm có vất vả không? Công việc của các bác nông dân rất vất vả,khó nhọc;khoa học tiên tiến ,hiện đại đã sáng chế ra ngững chiếc máy cày,máy gặt để thay thế cho sức người vừa làm cho các bác nông dân đỡ vất vả lại mang hiệu quả cao.Có môt bạn nhỏ muốn sau này lớn lên sẽ lái máy cày đấy,vậy chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài hát nói về bạn nhỏ đó nhé. *Nội dung: -Dạy hát:’’lớn lên cháu lái máy cày’’ -Cô hát ch o trẻ nghe, giới thiệu tên bài,tên tác giả. -Cô hát, làm điệu bộ minh họa . Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần. Sau đó cô chia tổ cho trẻ hát(2-3 tổ) Gọi 3-4 nhóm trẻ lên hát. Cá nhân trẻ lên hát. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. -Nghe hát:” hạt gao làng ” -Cô hát và giới thiệu tên bài, tên tác giả -Cô giảng nội dung. -Cho trẻ nghe băng đĩa. Giáo dục trẻ biết ơn người lao động,giữ gìn chân trọng sản phẩm của người lao động. -Trò chơi:tai ai tinh Cô cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.Kết thúc tiết học. Trẻ quan sát tranh cùng cô. Trẻ trả lời câu hỏi của cô Trẻ chú ý nghe cô nói Trẻ lắng nghe cô hát Cả lớp hát. nhóm ,tổ ,cá nhân trẻ hát Trẻ chú ý nghe cô hát Trẻ chơi trò chơi sôi nổi ,hào hứng. Nhật ký cuối ngày: Sĩ số trẻ: Vắng: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013 I.Hoạt động học A. Hoạt động 1: Thể dục -Bài tập phát triển chung. - VĐCB: Tung và bắt bóng -TCVĐ:Lăn bóng cho cô và bắt bóng. 1. Mục đích: -Kiến thức: trẻ biết bắt bóng ,không làm rơi bóng,biết chơi trò chơi. -Kỹ năng: trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay,tung lên cao và bắt bóng bằng 2 tay. -Thái độ:Trẻ yêu thích tập luyện ,có tinh thần tập thể. 2.Chuẩn bị:sân tập bằng phẳng sạch sẽ. -Bóng nhưạ 15-18 quả 3. Cách tiến hành: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức gây hứng thú: -Khởi động: cô và trẻ cùng xếp hàng làm đoàn tàu đi vòng tròn quanh lớp(1-2vòng) vừa đi vừa hát bài “một đoàn tàu’’kết hợp đi thường, đi nhanh ,đi chậm, kiễng gót...Sau đó xếp hàng tập bài tập PTC. -Trọng động +Tập bài tập PTC .Hô hấp:thở ra hít vào sâu. .Tay 2:Hai tay đưa sang ngang,đưa lên cao .Động tác chân:bật chụm chân tại chỗ .Động tác bụng:đứng nghiêng người sang bên,kết hợp tay đưa lên cao hoặc đặt sau gáy.. .Bật tại chỗ +VĐCB: Tung và bắt bóng. Cô cho trẻ đứng theo đội hình hàng ngang. Cô làm mẫu lần 1:Không giải thích Lần 2:Vừa làm vừa giải thích. TTCB:Đứng chân rộng bằng vai,hai tay cầm bóng,mắt nhìn ra phía trước.Dùng sức của cánh tay tung .bóng lên cao(40-50 cm)và bắt bóng khi bóng rơi xuống bằng 2 tay(Không ôm bóng vào người) Lần 3:cô nhấn mạnh lại những động tác khó. +Trẻ thực hiện: Cô gọi 2 trẻ khá ở 2 hàng lên thực hiện,cô và các bạn nhận xét. Sau đó cô cho trẻ ở các hàng lần lượt lên tập. Cô quan sát,động viên và sửa sai cho tr -Sản phẩm của nghề... 1ẻ. Củng cố:cô hỏi lại trẻ tên VĐ,gọi 1-2 trẻ lên tập củng cố lại. *Trò chơi VĐ: Lăn bóng cho cô và bắt bóng Cô phổ biến cách chơi,luật chơi cho trẻ.Sau đó cô chơi cùng trẻ. -Hồi tĩnh:cô và trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh phòng tập Trẻ xếp hàng đi theo cô. Trẻ tập theo cô các động tác Trẻ quan sát cô làm mẫu Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ chơi trò chơi hào hứng ,sôi nổi. B. Hoạt động 2: KPKH -Trò chuyện tìm hiểu về nghề:nông nghiệp,đánh bắt thủy hải sản. -Các đặc điểm chính của nghề,dụng cụ lao động.. 1 .Mục đích: -KT:Trẻ biết được công việc và một số dụng cụ,sản phẩm của các nghề sản xuất(nghề nông,nghề đánh bắt thủy hải sản) -KN: Trẻ trả lời câu hỏi to rõ ràng. +Rèn khả năng quan sát,chú ý có chủ định. -TĐ:Giáo dục trẻ biết giữ gìn các sản phẩm,các đồ dùng,... 2.Chuẩn bị: Tranh ảnh một số nghề sản xuất(nghề nông, nghề đánh bắt thủy hải sản. Tranh lô tô các nghề 3.Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức gây hứng thú Cô và trẻ cùng đọc một đoạn trong bài thơ:’’hạt gạo làng ta” Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ:Hạt gạo do ai làm ra?Để có được hạt gạo người nông dân phải làm những công việc gì? Để hiểu rõ hơn về công việc của các bác nông dân hôm nay cô con mình cùng tim hiểu nhé. Nội dung: Cô đọc câu đố: ”nghề gì vất vả sớm hôm Làm ra hạt thóc nuôi em hàng ngày?” Đó là nghề gì hả các con? Đúng rồi đó là nghề nông đấy.Thế ở lớp mình có nhà bạn nào cũng làm nghề nông? Cô có bức tranh rất đẹp tặng cho lớp mình đấy chúng mình cùng quan sát nhé. Các bác nông dân đang làm gì đây? Các bác dùng dụng cụ gì? Cô chốt lại:Những hình ảnh các con vừa xem đó là công việc của nghề nông.Các bác dùng rất nhiều dụng cụ để làm như:cày,cuốc... Các bác phải làm việc rất vất vả.Vì vậy các con phải kính trọng,biết ơn các bác nông dân. Ngoài nghề nông ra còn có nhiều nghề sản xuất khác nũa như nghề đánh bắt thủy hải sản...Cô giới thiệu một tranh các nghề khác. *Trò chơi:thi xem ai nhanh Cô cho trẻ chọn lô tô các nghề Kết thúc tiết học Trẻ đọc theo cô Do người nông dân làm ra Trẻ trả lời:nghề nông Trẻ quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi của cô Trẻ chơi trò chơi cùng cô II.Nhật ký cuối ngày Sĩ số trẻ: Vắng: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013 I.Hoạt động học: Văn học Thơ: Hạt gạo làng ta 1.Mục đích -Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. -Kỹ năng:Trẻ đọc to,rõ ràng , đọc diễn cảm. -Thái độ:Trẻ yêu quý và kính trọng bác nông đân. 2.Chuẩn bị:Tranh thơ,tranh nghề nông,tranh lô tô. 3.Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức gây hứng thú Cô giới thiệu tranh các bác nông dân đang làm việc. Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh. Các bác nông dân là người trực tiếp lao động để làm ra hạt lúa nuôi sống con người.Có một bài thơ rất hay nói về hạt gạo đấy,cô đọc cho cả lớp mình nghe nhé. *Nội dung Cô đọc lần 1:Cô đọc diễn cảm kết hợp với giới thiệu tên bài,tên tác giả. Lần 2:Kết hợp trên tranh vẽ. Cô giảng nội dung cho trẻ Đàm thoại và trích dẫn: “Hạt gạo làng ta.... Ngọt bùi hôm nay’’ Cây lúa cần những gì để lớn lên? Và nhờ công sức của ai chăm sóc? Cô đọc tiếp: “ Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy.... Mẹ em xuống cấy” Khi trời nắng nóng mẹ vẫn phải làm gì cho kịp thời vụ? Hạt gạo do ngững người nông dân làm ra thật quý giá vì vâỵ chúng mình phải biết quý trọng những hạt thóc,hạt gạo và biết ơn người lao động. Cô đọc diễn cảm lần 3 -Dạy trẻ đọc thơ:Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần. Cô gọi từng tổ lên đọc,gọi nhóm,cá nhân trẻ đọc.Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ,hỏi lại trẻ tên bài .tên tác giả.Kết thúc tiết học. Trẻ quan sát tranh cùng cô. Trẻ trả lời câu hỏi của cô TRẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Trẻ trả lời. Cả lớp ,nhóm ,tổ ,cá nhân trẻ đọc. II.Nhật ký cuối ngày Sĩ số: Vắng: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013 I.Hoạt động học: LQVT Dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 1.Mục đích : -KT: Trẻ biết xếp tương ứng 1:1 -KN:Luyện kỹ năng ghép đôi cho trẻ. -TĐ:Trẻ có ý thức trong giờ học. 2.Chuẩn bị : Rổ đựng tranh lô tô :3 búp bê,3cây rau,3 cái rổ con. -Búp bê ,cây rau, rổ để đựng rau 3. Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Ổn định tô chức gây hứng thú Cô cho cả lớp trốn cô: Cô đâu ,cô đâu? Cô có gì đây? À bạn búp bê, nhà bạn búp bê có trồng rất nhiều cây rau và bạn đã tặng cho lớp mình mỗi bạn một rổ,chúng mình hãy tìm các cây rau trong rổ và xếp vào rổ hộ bạn búp bê nhé. *Nội dung a.Hoạt động 1:Dạy trẻ kỹ năng xếp tương ứng 1-1 -Hướng dẫn trẻ thực hiện kỹ năng xếp tương ứng 1-1 Để giúp bạn búp bê xếp rau vào rổ,chúng mình hãy xếp tất cả các rổ ra trước mặt theo một hàng ngang từ trái sang phải nhé! +Tiếp theo ,các con xếp mỗi một cây rau vào một rổ theo chiều từ trái sang phải cho đến hết. Cô cho trẻ quan sát xem có rổ nào chưa có cây rau không?Số cây rau như thế nào so với số rổ? -Cô giảng giải:Các con đã xếp một cây rau vào một cái rổ.cách xếp như thế gọi là xếp tương ứng 1-1 -Cô cho trẻ nhắc lại từ:”Xếp tương ứng 1-1” Chúng mình hãy mời bạn búp bê ra nào.Các con hãy xếp mỗi bạn búp bê với một rổ rau giống cô nào. -Cho trẻ đếm số búp bê và số rổ rau. +Số búp bê và số rổ rau như thế nào với nhau?và cùng bằng bao nhiêu? +Cách sắp xếp một bạn búp bê với một rổ rau gọi là xếp như thế nào? Vậy bây giờ các con hãy giúp bạn búp bê cất các cây rau vào rổ nhé!Các con cất theo chiều từ phải sang trái của mình. -Cô cho trẻ nhắc lại từ :”xếp tương ứng 1-1’’(2-3 lần) Cô cho trẻ tìm xem xung quanh lớp có đồ vật nào có thể xếp tương ứng 1-1 được không? *Trò chơi:Thi xem ai nhanh Cô đặt một số hình tròn dưới sàn nhà,khi có hiệu lệnh của cô,trẻ nhảy dduwowcj vào vòng tròn.Nếu trẻ nào không nhảy vào được thì phải nhảy lò cò xung quanh lớp. Kết thúc tiết hoc, cô nhận xét tuyên dương trẻ. trẻ bịt mắt lại Bạn búp bê trẻ lấy rổ đồ chơi Trẻ thao tác theo cô. Bằng nhau. Trẻ nhắc lại theo cô Trẻ thao tác theo cô. Trẻ trả lời. Trẻ lấy cất vào rổ. Trẻ tìm đồ vật xung quanh lớp. Trẻ chơi trò chơi cùng cô. II.Nhật ký cuối ngày Sĩ số: Vắng: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 I.Hoạt động học: Tạo hình Tô màu dụng cụ của nghề sản xuất(nghề nông) 1.Mục đích -KT: Trẻ biết cách chọn màu,biết cách tô màu bức tranh -KN:Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay cho trẻ. -TĐ: trẻ hứng thú với tiết học, biết trân trọng sản phẩm của mình 2.Chuẩn bị:Tranh mẫu của cô Giấy cho trẻ, sáp màu 3.Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Ổn định tổ chức gây hứng thú: Cô cho trẻ đọc bài thơ:” Hạt gạo làng ta”.Đàm thoại với trể về nội dung bài thơ. -Để làm ra hạt gạo người nông dân phải sử dụng rất nhiều dụng cụ lao động và hôm nay cô nhờ các con tô màu thêm cho thật đẹp nhé *Nội dung Cô giới thiệu tranh mẫu và hỏi trẻ về nội dung tranh. -Cô tô mẫu cho trẻ quan sát.Vừa tô cô vừa hướng dẫn lại cách cầm bút,cách tô màu cho trẻ nghe. -Sau đó cô cho trẻ thực hiện. Cô hỏi lại trẻ cách cầm bút,cách tô màu,tư thế ngồi cho trẻ trả lời. -Khi trẻ thực hiện cô quan sát giúp đỡ những trẻ yếu chưa thực hiện được.Động viên khuyến khích những trẻ khá,tô màu đẹp ,sáng tạo. Cuối buổi cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.Nhận xét ,tuyên dương những bài trẻ tô đẹp. Kết thúc tiết học. Trẻ đọc thơ cùng cô. Trẻ quan sát tranh cùng cô. Trẻ thực hiện Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. II.Nhật ký cuối ngày: Sĩ số: Vắng: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ke hoach tuan 2:Mot so nghe pho bien IV/Du kien cac hoat dong 1.Don tre: - Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, nhắc trẻ chào hỏi người thân tự cất đồ dùng vào nơi quy định sau đó để trẻ tự vào góc chơi mà trẻ thích. - Cuối giờ đón cô trò chuyện với trẻ về công việc trang phục, nơi làm việc của chú bộ đội công an. -Cô hỏi trẻ : các chú bộ đội làm việc ở đâu? trang phục màu gì? chú thường vác gì trên vai? Có rất nhiều chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại khác nhau và làm nhiều công việc vất vả, nhiệm vụ của các chú rất quan trọng là bảo vệ tổ quốc -Các chú công an thường làm những công việc gì? - Trang phục của chú màu gì? - Các chú có nhiệm vụ gì * Điểm danh: cô gọi tên trẻ theo sổ điểm danh 2.Thể dục sáng : hô hấp , tay ,lưng bụng ,chân a,Khởi động: Đi kết hợp vận động nhẹ nhàng2-3 phút quanh sân tập, sau đó đứng thành vòng tròn để tập BTPTC b, Trọng động: tập BTPTC *ĐT tay3 : hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa tay lên cao *ĐT chân: Đứng nâng cao chân gập gối *ĐT lưng bụng4: dứng cúi người ra sau -Mỗi động tác tập 3-4 lần c, Hồi tĩnh: cho trẻ đi lai nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 phút rồi chuyển sang hoạt động khác 3.Hoạt động ngoài trời : QS thời tiết, lắng nghe các âm thanh ngoai sân và kể lại. -QS cây trong vườn -Chơi với đồ chơi ngoài trời -TC : Thi ai chạnh nhanh nhất, kéo co -CTD trên sân: chơi với đồ chơi ngoài trời, nhặt lá gấp đồ chơi, vẽ phấn a. Mục đích: -Trẻ chú ý quan sát, nói tên các loài rau -Trẻ hứng thú và tự nguyện chơi các trò chơi -Thích thú với các đồ chơi ngoài trời b. Chuẩn bị: sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, cờ, bóng nhựa c. Tiến hành: -Ổnđịnh tổ chức gây hứng thú -Cô cho trẻ đọc bài thơ: bắp cải xanh -Cô đàm thoại với trẻ về nd bài thơ -Cô hỏi trẻ ai là người đã nấu cơm cho chúng mình ăn? -Thế chúng mình có biết những loại rau nào không.Muốn hiểu thêm về các loại rau hôm nay cô con mình cùng ra vườn rau để qs nhé -Cô kiểm tra sức khỏe cho trẻ, mặc quần áo ấm, đội mũ cho trẻ rồi xuống sân qs * ND qs đàm thoại: Cm đã ra tới vườn rau rồi đấy thế đây là rau gì? lá rau có màu gì? lá to hay nhỏ? những loại rau này sống được và lớn lên nhờ có ai chăm sóc?(bác làm vườn ) - Ăn rau có tốt cho sức khỏe không ? - Ăn rất tốt cho sức khỏe vì nó cung cấp chất sơ, các vi ta min đấy. - Ngoài sân trường có rất nhiều lá cây và gấp thành những đồ chơi xinh xắn nào. - Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi vận động : Cô hưỡng dẫn cách chơi luật chơi sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần. - Chơi tự do cô cho trẻ đến các đồ chơi ngoài trời, cô chú ý bao quát dữ an toàn cho trẻ. cuối giờ cô nhận xét tuyên dương trẻ. 4. Hoạt động góc : a. Góc phân vai gia đình, bán hàng phòng khám. * Mục đích trẻ hiểu được vai chơi biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, một số công việc của người bán hàng bác sỹ. - Biết được một số hành động phù hợp với vai chơi * Chẩn bị, chanh ảnh, đồ chơi trong góc. * Tiến hành : Cô giới thiệu góc chơi, thảo luận về các vai chơi. - Mẹ thường làm gì ? sáng mẹ đưa con đi học rồi đi đâu? Khi chúng mình bị ốm thì mẹ chở đi gặp ai? - Cô gợi ý cho trẻ vào góc chơi và giúp trẻ nhập vai chơi cô dậy trẻ các thao tác chơi cơ bản. b. Góc xây dựng : xây dựng doanh trại bộ đội. * Mục đích trẻ biết xếp các vật liệu với nhau để làm thành mô hình: - Đồ chơi khối hình, nút hình. * Dự kiến chơi: -Cô gợi ý doanh trại bộ đội là nơi các chú bộ đội đóng quân tập luyện hàng ngày, nơi ở của các chú, chúng mình hãy giúp các chú bộ đội xây dựng một doanh trại thật khang trang sạch đẹp nhé. -Cô cho trẻ tự chọn các nguyên vật liệu để xếp . cô nhận xét tuyên dương trẻ kịp thời. c. Góc nghệ thuật: Tô màu nặn ,vẽ, xé dán, quà tặng chú bộ đội, công an. *Mục đích: trẻ biết cách cầm bút, tô màu đẹp. *Chuẩn bị: giấy vẽ, đất nặn *Tiến hành: -các con ơi chú bộ đội, công an rất thích quà của các bạn nhỏ lớp mình đấy vậy chúng mình hãy làm thật nhiều quà để tặng các chú nhé. cô đã chuẩn bị nhiều giấy vẽ, sáp mầu, đất nặn rồi cô mời các con ngồi vào đây để làm những sản phẩm đẹp nhé. cô mời các con nào? -Cô cho trẻ vào góc chơi co chú ý bao quát động viên khuyến khích trẻ. d. Góc học tập:xếp hình bằng que tính - Mục đích: trẻ biết cách xếp hình theo ý thích. -Chuẩn bị : que tính -Tiến hành; các con cô đã chuẩn bị rất nhiều que tính rồi đấy bây giờ chúng mình cùng xếp hình theo ý thích của mình nhé. -Cô cho trẻ vào góc chơi cô chú ý bao quát trẻ chơi động viên khuyến khích trẻ xếp. e. Góc thiên nhiên: chăm sóc cây. -Mục đích: trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây. - Chuẩn bị: các loại cây xanh. -Tiến hành:cho trẻ ra góc chơi chú ý quan sát trẻ 5.Hoạt động chiều: Thứ 2:chơi và hoạt động theo ý thích ở các góc. -Mục đích: trẻ biết các

File đính kèm:

  • doc12-12CHU DE NGHE NGHIEP-CT.doc