Giáo án Chủ đề: bản thân (lứa tuổi: 3 – 4 tuổi) (thời gian thực hiện 4 tuần)

I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ :

1/ Phát triển thể lực và sức khỏe.

- Thực hiện được các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân, đi, chạy, nhảy

- Phát triển cho trẻ một số kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày: Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo, tự xúc cơm ăn

- Trẻ biết ích lợi về sức khỏe và giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng, quần áo sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh môi trường .

- Trẻ biết được lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngũ.

- Trẻ có được những ứng xử phù hợp khi thời tiết thay đổi ( mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp từng mùa )

2/ Phát triển Nhận thức :

- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân, phải biết mình giống và khác qua một số đặc điểm cá nhân, hình dáng bên ngoài của cơ thể ( tóc, màu da, cao thấp ) khả năng và sở thích riêng.

- Trẻ có một số hiểu biết về các bộ phận của cơ thể, tác dụng và cách giữ gìn vệ sinh và cách chăm sóc chúng.

- Trẻ biết cơ thể người có 5 giác quan, cách sử dụng và bảo vệ chúng.

- Trẻ có một số hiểu biết về các loại thực phẩm và lợi ích của chúng đối với sức khỏe của bản thân.

- Trẻ biết phân nhóm theo đặc điểm riêng.

- Trẻ biết phân biệt trên dưới – trước sau của bản thân

3/ Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp :

- Trẻ biết sử dụng từ ngữ để giới thiệu về bản thân mình, về những đặc điểm, sở thích, khả năng .

- Trẻ biết lắng nghe và trả lời lịch sự lễ phép với mọi người.

- Trẻ biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về thế giới xung quanh trẻ với mọi người bằng lời nói, cử chỉ điệu bộ.

 

doc60 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 76298 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: bản thân (lứa tuổi: 3 – 4 tuổi) (thời gian thực hiện 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : “ BẢN THÂN ” Lứa tuổi : 3 – 4 tuổi Thời gian thực hiện : 4 tuần ( từ 27/9 -22/10/2010 ) I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ : 1/ Phát triển thể lực và sức khỏe. - Thực hiện được các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân, đi, chạy, nhảy… - Phát triển cho trẻ một số kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày: Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo, tự xúc cơm ăn … - Trẻ biết ích lợi về sức khỏe và giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng, quần áo sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh môi trường . - Trẻ biết được lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngũ. - Trẻ có được những ứng xử phù hợp khi thời tiết thay đổi ( mặc quần áo, đội mũ nón… phù hợp từng mùa ) 2/ Phát triển Nhận thức : - Trẻ có một số hiểu biết về bản thân, phải biết mình giống và khác qua một số đặc điểm cá nhân, hình dáng bên ngoài của cơ thể ( tóc, màu da, cao thấp )… khả năng và sở thích riêng. - Trẻ có một số hiểu biết về các bộ phận của cơ thể, tác dụng và cách giữ gìn vệ sinh và cách chăm sóc chúng. - Trẻ biết cơ thể người có 5 giác quan, cách sử dụng và bảo vệ chúng. - Trẻ có một số hiểu biết về các loại thực phẩm và lợi ích của chúng đối với sức khỏe của bản thân. - Trẻ biết phân nhóm theo đặc điểm riêng. - Trẻ biết phân biệt trên dưới – trước sau của bản thân 3/ Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp : - Trẻ biết sử dụng từ ngữ để giới thiệu về bản thân mình, về những đặc điểm, sở thích, khả năng . - Trẻ biết lắng nghe và trả lời lịch sự lễ phép với mọi người. - Trẻ biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về thế giới xung quanh trẻ với mọi người bằng lời nói, cử chỉ điệu bộ. 4/ Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội : - Trẻ biết nhận được cảm xúc khác nhau của mình và của người khác, và biết thể hiện đúng cảm xúc trong giao tiếp với mọi người. - Trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh và biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác. - Trẻ biết coi trọng và làm theo những quy định của gia đình và lớp học. - Trẻ biết cách ứng xử với mọi người phù hợp với giới tính của mình. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân, đò dùng trong lớp và trong gia đình. - Trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng. 5/ Phát triển thẩm mĩ : - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua các hoạt động tạo hình, qua bài hát, múa, đọc thơ, kể chuyện. - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. II. MẠNG CHỦ ĐỀ CHUNG : - Một số đặc điểm cá nhân : họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, những người thân trong gia đình và bạn bè. - Đặc điểm diện mạo, hình dáng bề ngoài và trang phục. - Khả năng, sở thích, tiinh cảm riêng của tôi. - Cảm xúc của tôi, quan hệ của tôi với mọi người xung quanh. - Tôi tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người. TÔI LÀ AI ( 1 Tuần ) BẢN THÂN CƠ THỂ CỦA TÔI CẦN GÌ ĐỂ TÔI LỚN LÊN & KHỎE ( 1 Tuần ) MẠNH ( 2 Tuần ) - Cơ thể của tôi có các bộ phận - Tôi được sinh ra và được nuôi khác nhau : đầu, cổ, lưng, ngực. chân, dưỡng để lớn. tay. Tác dụng của các bộ phận cơ thê, - Những người chăm sóc tôi, tình cách rèn luyện và chăm sóc cơ thể yêu thương của những người trong - Có 5 giác quan: thị giác, thính giác gia đình và cô giáo bạn bè vị giác, xúc giác, khứu giác. Tác dụng - Dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn sức của chúng và cách rèn luyện, chăm sóc khỏe, cơ thể khỏe mạnh chúng. - Môi trường xanh, sạch, đẹp và - Cơ thể tôi khỏe mạnh. không khí trong lành - Những công việc hàng ngày của tôi - Đồ dùng cá nhân và đồ chơi của tôi III. MẠNG HOẠT ĐỘNG : PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT XÃ HỘI * Cũng cố trang trí lớp theo chủ * Luyện vận động cơ bản và phối hợp vận động Đề bản thân các bộ phận của cơ thể : tay, chân, mắt… thông * Trẻ chơi các góc chơi : góc xây qua các bài tập vận động , bò theo đường thẳng dựng, góc phân vai, góc học tập, 40cm, đi theo đường thẳng, chạy theo cô, tung góc nghệ thuật… bóng lên cao bằng 2 tay. * Tổ chức tham quan nhà trẻ, * Trò chơi vận động : tạo dáng, mèo bắt chuột, Nhà bếp. đuổi bóng đuổi bướm … * Trẻ tham quan nhà bếp để biết các loại thực Phẩm, ăn đủ chất. * Tham quan sân trường để biết lợi ích của môi trường và các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể BẢN THÂN PHÁT TRIỂN NGÔN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NGỮ THẨM MĨ *Trò chuyện về một số đặc *Trò chuyện và tìm hiểu một số *Trẻ hát, vận động điểm cá nhân: họ, tên,tuổi đặc điểm cá nhân: họ, tên, tuổi nhịp nhàng, biết giới tính, sở thích…của trẻ giới tính, sở thích, về hình dáng minh họa theo bài *Trẻ gọi đúng tên các bộ bên ngoài của trẻ,của những người hát “ xòe bàn tay phận của cơ thể. thân trong gia đình, bạn bè, cô nắm ngón tay” *Trẻ hiệu nội dung và kể giáo và các bác cấp dưỡng ở “Hãy xoay nào” tên các nhân vật trong trường. “Ồ sao bé” chuyện “Mỗi người một *Trò chuyện tìm hiểu về các bộ *Trò chơi âm nhạc việc” “Gấu con bị đau phận cơ thể , các giác quan và “ Tai ai tinh ”hát răng” Trẻ đọc thuộc và cảm tác dụng của chúng. theo nhạc trưởng ” nhận các bài thơ“Bé ơi” *Trò chuyện,đàm thoại về nhu cầu *Tô màu, dán 1 số “Đôi mắt của bé”. của cơ thể và sức khỏe, làm quen quần áo, mũ, các *Trẻ biết gọi tên 4 nhóm với nhóm thực phẩm. vật dụng, trang trí thực phẩm và thức ăn của *Phân nhóm: bạn trai – bạn gái cái túi, nặn quả trẻ ưa thích. phân biệt trên- dưới, trước- sau. tròn. *Trẻ gọi đúng tên mọi *Trẻ gọi tên đúng một số đồ dùng người trong gia đình. đồ chơi trong lớp, trẻ biết sử dụng và giáo dục trẻ giữ gìn đò chơi IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “BẢN THÂN” Khối Mầm Thời gian thực hiện : ( 4 tuần ). Từ ngày : 27-9-2010 đến 22-10-2010 Thời Gian Chủ đề Nhánh Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 TUẦN 1 Tôi là ai MTXQ : Trò Chuyện về một Số đặc điểm cá Nhân ( họ, tên, tuổi, sở thích, giới tính…) của trẻ Thể dục : Bò theo đường thẳng 40cm Âm nhạc : “ Xòe bàn tay nắm ngón tay” Thơ : “ Bé ơi ” Toán : Phân nhóm bạn trai- bạn gái TUẦN 2 Cơ thể tôi Thể dục : đi theo đường thẳng MTXQ : Các giác quan của Bé Thơ : “ Đôi mắt của em ” Tạo hình : Tô màu cái mũ của bé Âm nhạc : “ Hãy xoay nào ” TUẦN 3 Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh Âm nhạc : “ Ồ sao bé không lắc” Toán : Phân biệt Trên - Dưới - Trước - Sau Chuyện : “ Mỗi người một việc ” Thể dục : Chạy theo cô Tạo hình : Dán những gì cần thiết cho cơ thể TUẦN 4 MTXQ : Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh Chuyện : “ Gấu con bị đau răng ” Thể dục : Tung bóng lên cao bằng hai tay Tạo hình : Nặn quả tròn Hoạt động nghệ thuật tổng hợp kết thúc chủ đề . V. KẾ HOẠCH TUẦN : 1. Kế hoạch tuần chủ đề nhánh : “Tôi là ai ”( 1 tuần) ( từ : 27/9 – 1/10/2010 ) 1.1 Yêu cầu: - Trẻ có một số hiểu biết về bản thân qua một số đặc điểm cá nhân : họ và tên, tuổi, giới tính, hình dáng bề ngoài và sở thích . Biết tự hào về bản thân . - Biết thể hiện những nhận biết về bản thân qua lời nói và các sản phẩm của tạo hình - Biết thể hiện 1 số hành vi văn minh lịch sự trong giao tiếp sinh hoạt. 1.2 Mạng nội dung: - Họ và tên, tôi là bé trai hay bé gái, tuổi, ngày sinh nhật. - Tôi có gia đình bố mẹ, anh chị em ruột và bạn bè trong lớp. - Tôi có dáng vẽ đáng yêu : cao ( Thấp ) , béo ( gầy ) , màu da, màu tóc… - Những thứ mà tôi thich không thích trong ăn uống và trang phục quần áo. Tôi có một số đặc Điểm cá nhân TÔI LÀ AI Tình cảm, sở thích Đồ dùng, đồ Và những hoạt chơi của tôi động mà tôi yêu thích - Những thứ mà tôi thích và không Thích trong ăn uống và trang phục quần áo. - Những thứ đồ dùng trong sinh hoạt - Những hoạt động mà tôi yêu thích hàng ngày : bàn chải đánh răng, khăn… - Tôi có những cảm xúc vui- buồn, sung - Trang phục của tôi : quần áo, giày sướng- tức giận. dép … - Tôi yêu quý những người thân trong gia - Đồ dùng trong lớp . đình và những người yêu quý tôi 1.3 Mạng hoạt động: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Trẻ trò chuyện, giao lưu đối với *Luyện vận động của bản và phối Mọi người xung quanh. hợp vận động các bộ phận của cơ * Cô cho trẻ biểu hiện thái độ yêu thể: Tay, chân, mắt… ghét, vui buồn… qua nét mặt *Bò theo đường thẳng 40cm. Tham gia chơi ở các góc chơi. *Trò chơi vận động: về đúng nhà, Giúp cô tìm bạn. đuổi bóng. TÔI LÀ AI PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NHẬN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THỨC THẨM MĨ *Trò chuyện về một *Trò chuyện và tìm hểu *Trẻ vận động nhịp Số đặc điểm cá nhân: một số đặc diểm cá nhân : họ, nhàng, làm động tác, họ, tên tuổi, giới tính… tên, tuổi, giới tính, sở thích biết minh họa theo bài của trẻ. hình dáng bên ngoài, của hát “Xòe bàn tay nắm *Trẻ đọc thuộc Và diễn trẻ, của những người thân ngón tay”. cảm bài Thơ “Bé ơi” trong gia đình, bạn bè, cô *Tô màu các đồ dùng giáo và các bác cấp dưỡng cá nhân, bạn trai, bạn ở trường. gái … *Trẻ gọi tên, sử dụng đúng *Trò chơi âm nhạc : một số đồ dùng đò chơi trong “Tai ai tinh” lớp, giữ gìn đồ chơi gọn gàng. 1.4 Kế Hoạch Tuần ( Từ 27-9-2010 đến 01-10-2010) Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò Chuyện Điểm danh thể dục sáng - Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về chủ đề mới, chủ đề : “Bản thân” - Điểm danh - Thể dục sáng *Khởi động : Đi -> các tư thế chậm, nhanh, đi bằng gót chân đi khom theo lời bài hát *Trọng động : ♣ Cơ hô hấp: Gà gáy. TTCB : đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không cúi Động tác 1 : Hít vào Động tác 2 : Thở ra Thực hiên : 2-3 lần x 2 nhịp bình thường, xong 2 – 3 lần nhịp cố gắng . ♣ Cơ tay vai : Vẫy tay làm cá bơi. TTCB : Đứng hai tay thả xuôi Động tác 1 : Đưa hai tay ra trước vẫy tay Động tác 2 : Về TTCB Thực hiên: 2-3 lần x 2 nhịp ♣ Cơ chân : Cây cao cỏ thấp : Đứng lên ngồi xuống.TTCB : Đứng khép chân, tay chống hông Động tác 1 : “Cỏ thấp” ngồi xổm xuống tay ôm gối Động tác 2 : “Cây cao”-Về TTCB Thực hiên: 3 - 4 lần x 2 nhịp ♣ Cơ lưng,bụng lườn: nghiêng lườn, tay chống hông TTCB:Đứng thẳng hai tay chống hông. Động tác 1 : Nghiêng người sang trái Động tác 2 : Về TTCB ( sau đó nghiêng người sang phải ) Thực hiên: 3 - 4 lần x 2 nhịp ♣ Cơ bật: Bật tại chổ (ếch ộp ).TTCB. Tay chống hông “ếch ộp”: Bật tại chổ 4 – 5 lần mỗi làn 2 – 3 cái bật. ♣ Hồi tỉnh:Hít thở nhẹ nhàng Hoạt động có chủ đích THMTXQ: Trò chuyện về một số đặc điểm cá nhân(họ, tên, tuổi Sơ thích giới tính… ) Thể dục: Bò theo đường thẳng 40cm Dạy vận động múa: “Xòe bàn tay nắm ngón tay” Thơ : “Bé ơi” Toán :phân nhóm: Bạn trai – bạn gái Hoạt động góc Góc xây dựng: Xây đường về nhà bé. Xây hàng rào ( CHÍNH ) -Yêu câu: Trẻ biết dùng các viên gạch xây xen kẻ tạo thành đường đi, hàng rào xung quanh. -Chuẩn bị: khối gỗ, cây xanh, hoa *Thỏa thuận trước khi chơi: Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” +Các con vừa hát bài gì ? +Mỗi chúng ta ai cũng cần có ngôi nhà để ở. Hôm nay,chúng ta sẽ xây đường về nhà, xây hàng rào để làm đẹp ngôi nhà nha +Để xây đường hàng rào chúng ta dùng gì để xây ?(gạch) +Bạn nào là nhóm trưởng (….) phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, bố trí xây cho đẹp. *Tiến hành chơi: Trẻ vào góc chơi xây theo sự hướng dẫn của cô *Nhận xét: Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ. Góc phân vai -ND: Chơi mẹ con, tắm cho em bé -YC: Trẻ biết vào góc chơi thể hiện được vai chơi. -CB: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, thau, khăn tắm… -HD: Trẻ vào góc chơi cô quan sát hướng dẫn cho trẻ. Góc học tập -ND: +Đọc sách xem tranh chuyện về chủ đề bản thân. +Tô màu quần áo cho búp bê -YC: Trẻ biết vào góc chơi, biết lật sách để xem. Biết tô màu và lựa chọn màu để tạo ra sãn phẩm đẹp -CB: Tranh, truyện về chủ đề, hình ảnh quần áo búp bê. -HD: Trẻ vào góc chơi cô quan sát hướng dẫn cho trẻ Góc nghệ thuật -ND: Ôn bài “Xòe bàn tay nắm ngón tay”, chơi trò chơi “Tai ai tinh” -YC: Trẻ hát đúng và biết vận động theo nhạc, biết chơi trò chơi. -CB: Đàn, dụng cụ âm nhạc -HD: Trẻ vào góc chơi cô quan sát hướng dẫn cho trẻ Góc khám phá khoa học -ND: Khám phá sự tan ra của nước đá -YC: Trẻ biết đưa ra kết luận về sự tn ra của nước đá -CB: Nước đá, khay. -HD: Trẻ vào góc chơi cô quan sát hướng dẫn cho trẻ Hoạt động ngoài trời -Quan sát quang cảnh xung quanh trường. -Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái -Trò chơi “Về đúng nhà” (nhận biết giới tính) -Trò chơi : “Giúp cô tìm bạn”(nhận biết một số đặc điểm về hình dáng bề ngoài, sở thích ) -Chơi tự do Vệ sinh ăn trưa -Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước chảy -Rửa mặt bằng khăn -Trẻ lấy ghế ngồi vào bàn Hoạt động chiều -Chơi các trò chơi nhận biết một số đặc điểm nổi bật về hình dạng bên ngoài, về giới tính. -Đọc thơ: “ Bé ơi ” -Hát và vận động: “ Xòe bàn tay nắm ngón tay ” -Làm quen: Đi theo đường thẳng. HĐ: Cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc Vệ sinh trả trẻ -Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gang. -Nêu gương cuối ngày. -Trả trẻ : Liên hệ phụ huynh. Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 HOẠT ĐỘNG : TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN TRẺ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được một số đặc điểm cá nhân ( họ, tên, tuôi, gái hay trai…)hình dáng bề ngoài trang phục sở thích ăn mặc, những người thân trong gia đình và bạn bè lớp mẫu giáo. - Trẻ biết sử dụng từ ngữ để giới thiệu về bản thân mình, về những đặc điểm, sở thích, khả năng, nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Trẻ tích cực trò chuyện với cô và các bạn. II. CHUẨN BỊ: - Búp bê. -2 ngôi nhà bạn trai và bạn gái * Tích hợp: Âm nhạc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: -Các con ơi! Các con nhìn xem hôm nay ai tới thăm lớp mình nè? (bạn búp bê) -Ồ đúng rồi hôm nay bạn búp bê đến thăm lớp Mầm 1 và làm quen với các bạn trong lớp nha. Các con vẫy tay chào bạn búp bê đi nào. -Cô làm mẫu giới thiệu bạn búp bê với các bạn trong lớp sau đó cô giới thiệu về lớp mình (họ, tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính (trai hay gái), ở đâu, những người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị…), bạn thân, sở thích ăn mặc, thích làm gì?. Cho trẻ cùng làm quen. *Hoạt động 2: trẻ giới thiệu về mình. -Cô cho lần lượt từng trẻ cùng giới thiệu về mình. -Con tên là gì? -Con là bạn trai hay bạn gái? -Vì sao con biết mình là bạn trai (gái)? (Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ) -Vậy bạn trai và bạn gái khác nhau ở điểm nào? (Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình) -Vậy con có biết năm nay mình bao nhiêu tuổi không? (Trẻ trả lời) *Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà”. -Cô và trẻ cùng hát “ trời nắng ….mưa to rồi mau mau về thôi”. Trẻ phải chạy về nhà theo đúng giới tính, ai sai phải tự giới thiệu về mình. * Kết thúc: Bây giờ bạn búp bê ra về, bạn búp bê rất vui khi được làm quen với lớp chúng ta. Các con hãy hát bài “Em ngoan hơn búp bê” tiễn bạn búp bê ra về nhà. * Rút kinh nghiệm cuối ngày Những biểu hiện về sức khỏe của trẻ: - Giờ ăn, giờ ngủ: - Cảm xúc, hành vi thái độ của trẻ trong các hoạt động - Kiến thức, kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động: Những vấn đề cần lưu ý: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 HOẠT ĐỘNG: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG 40cm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết bò theo đường thẳng 40cm, khi bò bằng hai tay và cẳng chân, biết phối hợp tay nọ chân kia, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, giúp trẻ định hướng trong không gian. - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phát triển cơ tay chân. - Giáo dục trẻ học tích cực. II. CHUẨN BỊ: - Búp bê. - Đường thẳng có chiều rộng 40cm. - Sân bãi sạch sẽ. - Bóng tròn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ hát “Xòe bàn tay nắm ngón tay”. -Thế tay các con dùng để làm gì? (Sờ, cầm). -Thế chân các con dùng để làm gì? (Đi, chạy). -Thế mắt các con dùng để làm gì? (Nhìn). -Thế tai các con dùng để làm gì? (Nghe). -Cơ thể chúng ta làm được nhiều việc. Các con biết không hôm nay là sinh nhật bạn Phương, cả lơp chúng ta đến chúc mừng sinh nhât bạn Phương nha. Bây giờ các con sẽ làm đoàn tàu, con hãy dùng bàn tay của mình để nắm lấy đuôi áo bạn, và dùng đôi chân để đi nha. Cho trẻ chuyển đội hình, hình tròn đi các kiểu chân: đi gót chân, mũi chân, đi khom, đi nhanh, đi chậm về đội hình 3 hàng dọc -> hàng ngang ( vừa đi vừa kết hợp nhạc “một đoàn tàu” * Hoạt động 2: Trọng động. Bài tập phát triển chung: -Cơ hô hấp: Gà gáy. TTCB: đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi đầu không cúi. Động tac 1 : Hít vào Động tác 2 : Thở ra Thực hiện : 2 – 3 lần x 2 nhịp bình thường, xong 2 – 3 lần x 2 nhịp cố gắng -Cơ tay vai : Vẫy tay làm cá bơi .TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi Động tac 1 : Đưa tay ra trước vẫy tay. Động tác 2 : Về TTCB Thực hiện : 3 – 4 lần x 2 nhịp. -Cơ chân: Cây cao, cỏ thấp :Đứng lên ngồi xuống ôm gối. TTCB: đứng khép chân, tay chống hông Động tac 1 : “Cỏ thấp”-ngồi xổm xuống tay ôm gối. Động tác 2 : “Cây cao”-về TTCB Thực hiện : 4 – 5 lần x 2 nhịp -Cơ lưng, bụng, lườn: nghiêng lườn, tay chống hông. TTCB: đứng thẳng 2 tay chống hông. Động tac 1 : Nghiêng người sang trái. Động tác 2 : Về TTCB. ( sau đó nghiêng sang phải ) Thực hiện : 3 – 4 lần x 2 nhịp -Cơ bật: Bật tại chổ. “Ếch ộp” bật tại chổ 4-5 lần mỗi lần 2-3 cái bật Vận động cơ bản: -Để đến được nhà bạn búp bê các con phải bò theo đường thẳng nha, khi bò bằng hai tay và cẳng chân, biết phối hợp chân nọ tay kia, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng. -Mời 1-2 cháu lên làm thử -Lần lượt từng cháu lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. *Trò chơi vận động: “Đuổi bóng” -Đến nhà bạn búp bê rồi, nhưng các con chưa có quà để tặng bạn búp bê. Bây giờ chúng ta chơi trò chơi “đuổi bóng” xem ai có được nhiều bóng để tặng búp bê nha. -Cô cho trẻ đứng về một phía, cô tung bóng cho lăn trước mặt trẻ và trẻ phải đuổi theo bóng khi nào bóng dừng lại thì trẻ mới được dừng lại nhặt bóng. Chú ý bắt bóng bằng hai tay không ôm bóng vào ngực. -Cho trẻ chơi vài lần. -Cho 1 trẻ lên tung bóng và các trẻ khác đuổi bóng. -Ồ! có thật nhiều bóng tặng bạn búp bê, bạn búp bê cảm ơn các con rất nhiều, bây giờ chúng ta chia tay bạn búp bê ra về nha. * Hoạt động 3: Hồi tỉnh -Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít vào thở ra. *Rút kinh nghiệm cuối ngày Những biểu hiện về sức khỏe của trẻ :……………………………………………… +Giờ ăn, giờ ngủ:…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… +Cảm xúc, hành vi thái độ của trẻ trong các hoạt động:…………………………… ……………………………………………………………………………………… +Kiến thức, kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động:…………… ……………………………………………………………………………………… +Những vấn đề cần lưu ý:………………………………………………………...... ………………………………………………………………………………………. Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010 HOẠT ĐỘNG: VẬN ĐỘNG MÚA “XÒE BÀN TAY NẮM NGÓN TAY” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Trẻ hát thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát, vận động múa nhịp nhàng theo nội dung baì hát. -Phát triển khả năng âm nhạc thông qua trò chơi. -Trẻ biết đôi bàn tay là bộ phận của cơ thể con người, dùng để hoạt động, làm việc. -Trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: -Đàn organ, các loại nhạc cụ. -Tranh vẽ đôi bàn tay của trẻ. * Tích hợp: MTXQ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Chơi trò chơi “uống nước, nước” -Các con pha nước chanh bằng gì? ( Đôi bàn tay ) -Bàn tay là một bộ phận của cơ thể giúp chúng ta những gì nè? ( cầm, vẽ,múa…) -Cho trẻ xem tranh đôi bàn tay, bàn tay chúng ta như thế nào? ( có 5 ngón ). -Đôi ban tay rất có ích nó cần thiết cho mỗi người chúng ta, có một bài hát về đôi bàn tay đó là bài “xòe bàn tay nắm ngón tay”của Minh Quân. Các con lắng nghe cô đàn và hát nhé. *Dạy vận động múa minh họa. -Cô đàn và hát cho trẻ nghe 1 lần. -Cô đàn cho cả lớp hát lại 2-3 lần. -Để bài hát thêm hay cô sẽ dạy cho các con vừa hát vừa múa minh họa theo lời bài hát nhé. -Cô làm mẫu vừa hát vừa múa cho trẻ xem 1 lần. -Cô giảng hình tượng cho trẻ + “Bàn tay nắm lại”( 2 lần ): bàn tay giơ cao lên rồi nắm lại + “Đập tay to nhé” ( 1 lần ): Vỗ tay 4 tiếng. + “Bàn tay nắm lại ” ( 2 lần ): bàn tay giơ cao lên rồi nắm lại. + “Lắc chúng quay nào” ( 1 lần ): Lắc tay theo nhịp. -Cả lớp hát múa cùng cô vài lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ và nhắc trẻ thể hiện diễn cảm -Sau đó cho từng tổ, nhóm, cá nhân thực hiện. *Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh” -Mời một bạn lên đeo mặt nạ, cô mời một bạn khác lên hát và gõ đệm nhạc cụ. Trẻ đeo mặt nạ đoán xem bạn gõ bằng nhạc cụ nào. -Thế để chơi trò chơi này thật tốt các con phải dùng gì để nghe. ( tai ). -Đúng rồi, phải dùng đôi tai của mình để nghe cho kĩ nha. *Hoạt động 3: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”. -Các con chơi trò chơi rất giỏi, cô sẽ hát cho các con nghe một bai hát. Đó là bài “Năm ngón tay ngoan” của Trần Văn Thụ. -Con nghe giai điệu bài hát thế nào? ( Vui nhộn ) -Bàn tay rất có ích cho chúng ta các con phải giữ gìn bàn tay sạch sẽ nha. -Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe lần nữa ( kết hợp nhạc, múa minh họa ), các con hãy tưởng tượng âm thanh, hình ảnh trong lời bài hát nha. *Rút kinh nghiệm cuối ngày: Những biểu hiện về sức khỏe của trẻ :……………………………………………… +Giờ ăn, giờ ngủ:…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… +Cảm xúc, hành vi thái độ của trẻ trong các hoạt động:…………………………… ……………………………………………………………………………………… +Kiến thức, kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động:…………… ……………………………………………………………………………………… +Những vấn đề cần lưu ý:………………………………………………………...... ………………………………………………………………………………………. Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010 HOẠT ĐỘNG: THƠ “BÉ ƠI” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: không chơi đất cát, vào bóng mát khi trời nắng, không chạy nhảy sau khi ăn no, đánh răng, rửa tay sạch sẽ. -Trẻ cảm nhận được âm điệu nhịp nhàng của bài thơ.. -Trẻ biết bộc lộ cảm xúc và cảm nhận một cách hồn nhiên: thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ. -Trẻ biết di màu II. CHUẨN BỊ: -Tranh vẽ minh họa bài thơ. -Cho trẻ làm quen với bài thơ -Tranh vẽ chiếc khăn tay, cho trẻ tô màu * Tích hợp: Âm nhạc, tạo hình III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Trò chuyện với bé -Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Dấu tay” -Các con vừa chơi trò chơi gì ? ( Dấu tay ) -Vậy tay đẹp để làm gì ? ( Trẻ trả lời theo suy nghĩ ) -Cô có một bài thơ rất hay nói về việc giữ gìn, bảo vệ cơ thể sạch sẽ khỏe mạnh, các con có thích nghe không ? các con chú ý nghe cô đọc và đặt tên cho bài thơ nha. *Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe. -Lần 1: Cô đọc thơ kết hợp cử chỉ, nét mặt, tranh. -Lần 2: Cô đọc thơ- trích dẫn văn học- đàm thoại. +Đoạn 1: Từ đầu đến “chân chạy”. -Đoạn thơ này nói về những công việc chúng ta nên làm khi vui chơi, khi trời nắng và sau khi ăn cơm. -Các con không được chơi gì ? ( Đất cát ) -Khi trời nắng chúng ta phải làm sao ( Vào bóng mát ). -Sau khi ăn cơm không được làm gì ? ( Chạy ). +Đoạn 2: 5 câu thơ cuối. -Đoạn thơ này nói về những việc chúng ta nên sau khi ngủ dậy và trước khi ăn cơm -Mỗi sáng ngủ dậy các con phải làm gì? ( Rửa mặt, đánh răng ) -Sắp đến bữa ăn các con phải làm gì? ( Rửa tay, mặt ). -Con hãy đặt tên cho bài thơ ? - Các con đặt tên rất hay. Bài thơ này có tên “Bé ơi” của tác giả phong thu -Giáo dục: Cô nói : các con nhớ nhé phải biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ khỏe mạnh nha. *Trẻ đọc thơ -Cô cho cả lớp đọc thơ 1-2 lần. -Cô chia nhóm cho trẻ đọc đối đáp -Cho cá nhân trẻ lên đọc. -Cho trẻ đọc thơ chữ to. *Hoạt động 3: Tô màu chiếc khăn tay. -Cô phát cho mỗi trẻ một tranh vẽ chiếc khăn tay, trẻ biết cách di màu để tô chiếc khăn đẹp theo ý thích của trẻ. -Cô quan sát để giúp đỡ trẻ. *Rút kinh nghiệm cuối ngày: Những biểu hiện về sức khỏe của trẻ :……………………………………………… +Giờ ăn, giờ ngủ:…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… +Cảm xúc, hành vi thái độ của trẻ trong các hoạt động:…………………………… ……………………………………………………………………………………… +Kiến thức, kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động:…………… ……………………………………………………………………………………… +Những vấn đề cần lưu ý:………………………………………………………...... ………………………………………………………………………………………. Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 HOẠT ĐỘNG: PHÂN NHÓM BẠN TRAI – BẠN GÁI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Trẻ phân nhóm được bạn trai- bạn gái -Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. -Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin, biết chia sẽ phối hợp cùng cô và các bạn. II. CHUẨN BỊ: -Hình lô tô bạn trai, bạn gái. -Ngôi nhà bạn trai, bạn gái. * Tích hợp: MTXQ, âm nhạc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Trò chuyện với bé -Cô cho trẻ hát bài “ Xòe bàn tay nắm ngón tay” -Các con vừa hát bài hát nói về điều gì ? ( Đôi bàn tay ) -Đôi tay dùng để làm gì? ( Cầm, sờ ) -Cô có một món quà muốn tặng lớp mình. -Bây giờ cô sẽ dùng đôi tay để lấy các vật trong hộp ra cho các con xem nhé. -Cô lấy hình bạn trai ( gái ) bạn gái ( trai ). -Đây là bạn trai ( gái ) bạn gái ( trai ). -Vậy trong lớp mình ai là bạn gái, ai là bạn trai ( Trẻ gọi tên ). -Bạn gái khác với bạn trai ở điểm nào ? ( Bạn trai tóc ngắn, bạn gái tóc dài ) -Cô đó các bạn cô là bạn gái hay bạn trai ? ( Bạn gái ). -Bây giờ cô mời bạn gái ( trai ) đứng lê

File đính kèm:

  • docgiao an(13).doc
Giáo án liên quan