- Giáo dục trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục rèn luyện sức khỏe cho trẻ, củng cố và phát triển các vận động: đi, chạy, nhảy, bò, các cử định của bàn tay, ngón tay để tung, bắt bóng và có phản xạ kịp thời với hiệu lệnh của cô.
- Tập cho trẻ cách bật xa bằng hai chân, cách bò trong đường hẹp, bò thẳng hướng có vật trên lưng mà không để chạm vào vạch, không làm rơi vật trên lưng.
33 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17958 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Cây và những bông hoa đẹp (thời gian thực hiện: 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
Thời gian thực hiện: 4 Tuần( Từ 17/12/2012- 11/1/2013)
Chủ đề nhánh: + Tuần 1 Bé thích ăn rau gì( Từ 17- 21/12/2012)
+ Tuần 2: Những bông hoa đẹp ( Từ 24 – 28 /12 /2012)
+ Tuần 3: Quả gì bé thích?( Từ 31/12 - 4/1/2013)
+ Tuần 4: Cây xanh ở sân trường( Từ 7/1-11/1/2013)
I. MỤC TIÊU:
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
1. Phát triển thể chất:
- Giáo dục trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục rèn luyện sức khỏe cho trẻ, củng cố và phát triển các vận động: đi, chạy, nhảy, bò, … các cử định của bàn tay, ngón tay để tung, bắt bóng và có phản xạ kịp thời với hiệu lệnh của cô.
- Tập cho trẻ cách bật xa bằng hai chân, cách bò trong đường hẹp, bò thẳng hướng có vật trên lưng mà không để chạm vào vạch, không làm rơi vật trên lưng.
- Phát triển vận động:
+ Trẻ tập các động tác trong bài thể dục:
“ Tập với gậy” , “ Tập với quả”, “ Ồ sao bé không lắc”, “ Lái ô tô”, “ Thổi bóng”.
+ Trẻ biết hát và vận động theo nhạc bài:
“ Cây bắp cải”, “ Màu hoa” ,“ Bé và hoa”.
- Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
+ Khuyến khích trẻ tham gia vào vận động.
+ Giáo dục trẻ yêu thích các món ăn được chế biến từ rau, củ, quả.
2. Phát triển nhận thức:
- Nhận biết được một số loại cây, rau, quả gần gũi xung quanh trẻ.
- Nhận biết: Phân biệt được một số đồ vật, hoa, quả màu xanh, đỏ, vàng.
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Không vứt rác, đồ chơi ra lớp, không bẻ cành, ngắt lá,…
- Hình thành cho trẻ có khả năng nhận biết, gọi tên, nói được đặc điểm của một số loại rau, củ, quả, hoa:
“ Bắp cải, su hào”
“ Quả cam, quả chuối, quả bưởi”
“ Hoa hồng, hoa cúc”
“ Hoa đào, hoa mai”.
- Trẻ nhận biết và gọi tên, nói được đặc điểm của một số loại cây: “ Cây bàng, cây phượng ”.
- Trẻ nhận biết được màu sắc, hình dạng, kích thước: “ Xanh - Đỏ - Vàng”, “ To - Nhỏ”.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ có thể gọi được tên một số loại cây, rau, quả gần gũi xung quanh.
- Có khả năng nghe và đọc lại các bài thơ, đồng dao và các bài hát trong chủ đề. Đồng thời có thể nhớ nội dung câu chuyện mà cô kể.
- Trẻ có thể hiểu một số yêu cầu đơn giản của cô và người lớn.
- Luyện cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
- Nghe:
+ Hiểu một số từ chỉ tên gọi.
+ Nghe các bài hát, bài thơ trong chủ đề.
- Nói:
+ Trẻ đọc được bài thơ: “ Hoa kết trái”, “ Cây bắp cải”
“ Cây dây leo”.
+ Trẻ nói được những câu đơn giản.
+ Trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, biết cảm ơn, xin lỗi.
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua lời bài hát, bài thơ và qua các hình ảnh đẹp.
- Biết yêu quý cái đẹp, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối xung quanh.
- Trẻ biết khi chơi với đồ chơi không tranh giành với bạn.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây, không bẻ lá, bứt cành.
- Trẻ biết nặn: “ Quả cam, quả bưởi”.
Biết: “ Dán nhụy hoa”, “ Dán quả, lá theo màu”
“ Dán cành lá”, “ Dán cây xanh”.
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN :
CHỦ ĐỀ NHÁNH I: BÉ THÍCH ĂN RAU GÌ ?
( 1 tuần từ 17/12/2012 - 21/12/2012)
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề sắp học, về một số loại rau, củ.
- Cho trẻ tập theo cô bài: “ Ồ sao bé không lắc”.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
NBTN
- Bắp cải, su hào.
THỂ DỤC
- BTPTC: Lái ô tô.
- VĐCB: Bật xa bằng 2 chân.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng.
VĂN HỌC
- Thơ “ Cây bắp cải”.
ÂM NHẠC
- DH: Cây bắp cải.
- NH: Em yêu cây xanh.
TẠO HÌNH
Dán cành lá.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện và cho trẻ quan sát một số loại rau, củ mà cô cấp dưỡng mua về.
- Chơi vận động: Taxi, con muỗi, bóng tròn to, chi chi chành chành, lộn cầu vồng.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
- Góc HĐVĐV: Xây vườn rau cho bé.
- Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về chủ đề. Tô màu tranh một số rau, củ
- Góc bế em: nấu cơm, cho em ăn các loại rau, củ, quả, ru em ngủ,…
- Góc sách: Xem một số tranh ảnh, sách theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Cô cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát “ Cây bắp cải”, “ Em yêu cây xanh”,…
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh về rau, củ.
- Chơi VĐ: Gieo hạt
- Làm quen với bài thơ mới.
- Chơi theo các góc.
- Ôn bài thơ “ Cây bắp cải”.
- Chơi VĐ: Kéo cưa lừa xẻ.
- Ôn bài hát “ Cây bắp cải”.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương bé ngoan.
- Giúp cô cất dọn đồ dùng trong lớp.
CHỦ ĐỀ NHÁNH II: NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP ( 1 tuần từ 24/12/2011 - 28/12/2012)
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề mới, bé thích và biết những loại hoa gì?
- Cho trẻ tập theo cô bài: “ Ồ sao bé không lắc ”.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
NBTN
- Hoa hồng, hoa cúc.
THỂ DỤC
- BTPTC: Thổi bóng.
- VĐCB: Bò trong đường hẹp, chui qua cổng.
- TCVĐ: Bắt bướm.
VĂN HỌC
- Thơ “ Hoa kết trái”.
ÂM NHẠC
- DH: Màu hoa.
- NH: Quả.
TẠO HÌNH
- Dán nhụy hoa.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Cho trẻ quan sát một số loại hoa ở sân trường.
- Trò chơi vận động: Gieo hạt nảy mầm, kéo cưa lừa xẻ, chi chi chành chành.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
- Góc tạo hình: Tô màu tranh hoa cúc, hoa hồng, hoa sen,...
- Góc HĐVĐV: Xây vườn hoa cho bé.
- Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về các loại hoa.
- Góc bế em: nấu cơm, cho em ăn, ru em ngủ,…
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy theo giai điệu bài hát: “ Màu hoa”, “ Quả”, …
- Cho trẻ xem một số tranh, ảnh về các loại hoa.
- Chơi tự do.
- Ôn hai màu xanh - đỏ.
- Chơi theo các góc.
- Cho trẻ làm quen với bài hát “ Màu hoa”.
- Chơi theo các góc chơi.
- Ôn lại bài thơ:
“ Hoa kết trái”.
- Chơi trò chơi: Tacxi.
- Nêu gương bé ngoan.
- Giúp cô cất dọn đồ dùng trong lớp.
CHỦ ĐỀ NHÁNH III: QUẢ GÌ BÉ THÍCH ( 1 tuần từ 31/12/2012 - 4/01/2013)
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề mới.
- Cho trẻ tập theo cô bài: Cái trống.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
NBTN
- Quả cam, quả chuối.
THỂ DỤC
- BTPTC: Tập với quả.
- VĐCB: Bò thẳng hướng có vật trên lưng.
- TCVĐ: Bóng tròn to.
VĂN HỌC
- Truyện “ Cây táo”.
ÂM NHẠC
- DH: Bé và hoa.
- NH: Chim mẹ chim con.
TẠO HÌNH
- Dán quả, lá.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về một số loại quả mà bé thích.
- Trò chơi vận động: Gieo hạt , kéo cưa lừa xẻ, chi chi chành chành.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
- Góc tạo hình: Tô màu tranh một số quả.
- Góc HĐVĐV: Xây vườn cây ăn quả cho bé.
- Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về các loại quả.
- Góc bế em: nấu cơm, cho em ăn các loại quả, ru em ngủ,…
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy theo giai điệu bài hát: “ Bé và hoa”, “ Màu hoa”, “ Quả”, …..
- Chơi VĐ: Bắt bướm.
- Chơi tự do.
- Xem tranh ảnh và làm quen với một số loại quả.
- Chơi theo các góc.
- Cho trẻ nghe bài hát : Bé và hoa”.
- Chơi VĐ: Lộn cầu vồng.
- Nghe cô kể lại truyện: “ Cây táo”.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương bé ngoan.
- Giúp cô cất dọn đồ dùng trong lớp.
CHỦ ĐỀ NHÁNH IV: CÂY XANH Ở SÂN TRƯỜNG ( 1 tuần từ 07/01/2013- 11/01/2013)
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề mới, bé thích và biết cây gì?
- Tập theo cô bài: “ Chiếc đồng hồ”.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
NBTN
- Cây bàng, cây phượng.
THỂ DỤC
- BTPTC: Thổi bóng.
- VĐCB: Bò theo đường gấp khúc.
- TCVĐ: Bong bóng xà phòng.
VĂN HỌC
- Truyện “ Cây táo”.
ÂM NHẠC
- DH: Cây bắp cải.
- NH: Em yêu cây xanh.
TẠO HÌNH
- Dán cây xanh.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát cây bàng, cây phượng ở sân trường.
- Chơi vận động: Bắt bướm, chi chi chành chành, bóng tròn to.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
- Góc HĐVĐV: Xây vườn cây cho trường của bé.
- Góc nghệ thuật: Hát một số bài hát về chủ đề. Tô màu tranh một số loại cây
- Góc bế em: nấu cơm, cho em ăn, ru em ngủ,…
- Góc sách: Xem một số tranh ảnh, sách theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát: “ Em yêu cây xanh”, “ Cây bắp cải”.
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh về cây xanh.
- Chơi VĐ: Gieo hạt
- Ôn, nhận biết cây bàng, cây phượng.
- Chơi tự do.
- Kể lại truyện
“ Cây táo” cho trẻ nghe.
- Ôn bài hát, bài thơ đã học.
- Chơi trò chơi: Lộn cầu vồng.
- Nêu gương bé ngoan.
- Giúp cô cất dọn đồ dùng trong lớp.
V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
NHÁNH I. BÉ THÍCH ĂN RAU GÌ?
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 2
Ngày 17/12/2012
NBTN:
Bắp cải, su hào
- Kiến thức:
+ Trẻ nhận biết đặc điểm, đặc trưng của cây bắp cải và su hào.
+ Phân biệt được cây bắp cải và su hào.
- Kỹ năng:
+ Trẻ biết gọi tên được cây bắp cải và su hào.
+ Biết trả lời các câu hỏi của cô giáo.
- Thái độ:
Biết lợi ích của các loại rau, củ, quả đối với cuộc sống.
- Cây bắp cải ( thật).
- Cây su hào ( thật).
- 10 cây bắp cải bằng đồ chơi.
- 10 cây su hào bằng đồ chơi.
- Hình ảnh một số món ăn được chế biến từ bắp cải, su hào ( vi tính).
- Hai đường hẹp.
1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi Xích lô.
- Cho trẻ xem một rổ rau mà cô cấp dưỡng mới mua về.
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ.
2. Nội dung:
* Cô đưa cây bắp cải cho trẻ xem.
Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
- Đây là cây gì?
- Cây bắp cải có dạng hình gì?
- Cây bắp cải là loại rau ăn gì?
- Lá bắp cải có màu gì? .....
- Rau bắp cải có thể chế biến được những món ăn gì?
* Cô giới thiệu về củ su hào.
Cô cho trẻ quan sát củ su hào và đàm thoại với trẻ:
- Đây là củ gì?
- Củ su hào có dạng hình gì?
- Củ su hào có màu gì?
- Lá su hào có màu gì?....
- Su hào là loại rau ăn gì?
- Su hào có thể chế biến thành những món ăn gì?
GD: Su hào và rau bắp cải là những loại rau có rất nhiều vitamin và muối khoáng, ăn vào sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh.
* Trò chơi:
1) Chọn su hào và bắp cải theo yêu cầu của cô:
Cô cho trẻ một rổ đồ chơi có su hào và bắp cải. Yêu cầu trẻ chọn su hào và bắp cải.
2) Trồng rau bắp cải và su hào:
Cô cho trẻ đi theo đường hẹp lên trồng rau bắp cải, su hào vào khu vườn.
3. Kết thúc: Nhận xét, khen trẻ.
THỨ NGÀY
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 3
Ngày 18/12/2012
Vận động:
BTPTC: Lái ô tô.
VĐCB: Bật xa bằng hai chân.
TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Kiến thức:
Trẻ nhớ tên BTPTC, VĐCB và TCVĐ.
- Kỹ năng:
+ Trẻ biết bật xa bằng hai chân đúng kĩ thuật.
+ Biết tập động tác theo cô.
- Thái độ:
Thích thú tham gia vận động cùng cô và các bạn.
- 19 chiếc vòng thể dục.
- 10 cây rau bắp cải bằng đồ chơi.
- 10 cây rau su hào bằng đồ chơi.
- 2 rổ nhựa to.
- Đàn nhạc bài : “ Lái xe ô tô”.
- Hai đường thẳng song song ( khoảng cách 15 cm).
1. Khởi động:
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi bằng các kiểu chân: đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường và dừng lại.
2. Trọng động:
* BTPTC: Lái ô tô.
- Động tác 1:
+ Ô tô lên dốc - trẻ cầm vòng đưa lên cao.
+ Ô tô xuống dốc: trẻ cầm vòng hạ xuống.
- Động tác 2:
+ Ô tô rẽ phải - trẻ cầm vòng quay sang phải.
+ Ô tô rẽ trái - trẻ cầm vòng quay sang trái.
- Động tác 3:
+ Ô tô lắc lư: trẻ cầm vòng xoay xoay và đứng lên ngồi xuống từ từ.
- Động tác 4:
Ô tô chạy nhanh: trẻ cầm vòng xoay, dậm chân tại chỗ và nói “ Rì rì rì…”.
* VĐCB: Bật xa bằng hai chân.
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích động tác.
- Lần 2: Cô làm mẫu và kết hợp phân tích động tác: Cô đứng trước rãnh nước, người hơi khom nhún 2 chân bật mạnh về phía trước, bật qua rãnh nước cầm cây rau bắp cải trồng vào khu vườn bắp cải.
- Cô cho 2 đội thi đua lên trồng rau. Một đội trồng rau bắp cải. Còn một đội trồng rau su hào.
- Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Nhận xét, khen trẻ.
3. Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp 2, 3 vòng.
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 4
Ngày 19/12/2012
Văn học:
Thơ “ Bắp cải xanh”
- Kiến thức:
+ Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu nội dung bài hát.
+ Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, bộ phận của cây bắp cải.
+ Trẻ biết một số món ăn được chế biến từ rau bắp cải.
- Kỹ năng:
Trẻ biết đọc thơ nhịp nhàng, diễn cảm theo giai điệu bài thơ.
- Thái độ:
Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và tham gia vào hoạt động.
- Tranh thơ:
“ Bắp cải xanh”.
- Que chỉ.
- Đàn nhạc bài:
“ Cây bắp cải”,
“ Lại đây với cô”.
- Hai đường hẹp.
- 19 cây rau bắp cải bằng đồ chơi.
1. Ổn định tổ chức - tạo hứng thú:
- Hát bài “ Lại đây với cô”.
2. Nội dung:
- Cô cho trẻ xem rổ rau bắp cải.
* Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
- Đây là cây gì?
- Cây bắp cải có dạng hình gì?
- Cô giới thiệu: Cô biết có một bài thơ cũng nói về cây bắp cải.
- Cô giới thiệu tên bài thơ và đọc thơ cho trẻ nghe.
+ Cô đọc lần 1 ( không tranh).
+ Cô đọc lần 2 ( kèm tranh minh họa).
* Cô đàm thoại với trẻ:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về cây gì?
- Cây bắp cải có dạng hình gì?
- Lá bắp cải có màu gì? …..
- Cô giới thiệu một số món ăn được chế biến từ cây rau bắp cải.
GD: Trẻ ăn đủ chất để cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối.
+ Cô đọc thơ lần 3: kèm tranh minh họa.
+ Cô cho cả lớp đọc thơ 2 - 3 lần ( sửa sai cho trẻ).
+ Cô gọi tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ ( sửa sai cho trẻ).
+ Nhận xét, khen trẻ.
* Trò chơi:
Chọn rau bắp cải giúp cô cấp dưỡng.
- Cô cho trẻ đi trong đường hẹp lên chọn đúng rau bắp cải để vào rổ bắp cải giúp các cô.
- Nhận xét, khen trẻ.
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 5
Ngày 20/12/2012
Âm nhạc:
DH: Cây bắp cải
NH: Em yêu cây xanh.
- Kiến thức:
Trẻ nhớ tên bài hát “ Cây bắp cải” và “ Em yêu cây xanh”.
- Kỹ năng:
Trẻ biết hát nhịp nhàng theo giai điệu bài hát “ Cây bắp cải”.
- Thái độ:
Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại cây, rau có ích ở xung quanh trẻ.
- Đàn nhạc bài:
“ Cây bắp cải” và
“ Em yêu cây xanh”.
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ đọc bào thơ “ Bắp cải xanh”.
2. Nội dung:
- Cô giới thiệu tên bài hát “ Cây bắp cải”.
+ Cô hát lần 1: không có nhạc đệm.
- Cô giới thiệu lại tên bài hát và tác giả.
+ Cô hát lần 2: có nhạc đệm.
* Cô đàm thoại với trẻ:
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về cây gì?
- Cây bắp cải có dạng hình gì?
- Lá bắp cải có màu gì?
- Lá bắp cải xếp xung quanh vòng tròn…..
+ Cô hát lần 3: có nhạc đệm và động tác minh họa ( cô khuyến khích trẻ hát và vận động cùng cô).
- Cô cho cả lớp hát 2 - 3 lần.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Sửa sai, nhận xét, khen trẻ.
* Nghe hát: “ Em yêu câu xanh”.
- Cô bật băng cho trẻ nghe bài hát “ Em yêu cây xanh”.
- Cô giới thiệu tên bài hát và tác giả.
- Cô hát lần 1: không đàn đệm.
- Cô hát lần 2: có đàn đệm.
- Cô giới thiệu nội dung bài hát và giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Bởi vì cây xanh rất có ích cho cuộc sống con người.
- Cô hát lần 3: có đàn đệm kết hợp động tác minh họa ( cô khuyến khích trẻ đứng lên vận động cùng cô).
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 6
Ngày 21/12/2012
Tạo hình:
Dán cành lá.
- Kiến thức:
Trẻ biết nhận biết màu xanh của cành, lá.
- Kỹ năng:
Biết chấm hồ và dán lá vào chỗ chấm có sẵn.
- Thái độ:
Biết lau tay sạch sẽ băng khăn lau tay sau khi dán xong.
- Hồ dán.
- Vở có hình vẽ cành cây.
- Lá cây bằng giấy màu.
- Mô hình vườn cây.
1. Ổn định tổ chức - tạo hứng thú:
- Cô cho trẻ ra xa bàn vườn cây.
2. Nội dung:
* Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
- Đây là cái gì? ( Khu vườn).
- Đây là cây gì? ( Cây cam).
- Cành cây có màu gì?
- Cô cho trẻ xem mẫu bức tranh cành lá của cô.
- Cô dán mẫu cho trẻ xem và hướng dẫn trẻ.
* Trẻ thực hiện:
Cô quan sát và đàm thoại với trẻ.
- Con đang làm gì thế?
- Lá cây con vừa dán xong có màu gì?
* Kết thúc:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên.
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ và khen trẻ.
CHỦ ĐỀ NHÁNH II : NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 2
Ngày 24/12/2012
NBTN:
“ Hoa hồng, hoa cúc”
- Kiến thức:
Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của hoa cúc, hoa hồng.
- Kỹ năng:
Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô giáo.
- Thái độ:
Trẻ biết yêu quý và chăm sóc, bảo vệ các loài hoa có ích.
- 1 bông hoa loa kèn, 1 bông hoa sen.
- 1 bó hoa hồng
( hoa tươi).
- 1 bó hoa cúc
( hoa tươi).
- 10 cây hoa hồng bằng đồ chơi.
- 10 cây hoa cúc bằng đồ chơi.
1. Ổn định tổ chức:
- Hát bài “ Lại đây với cô”.
2. Nội dung:
- Cô cho trẻ xem một số loài hoa hồng, hoa cúc, hoa loa kèn, hoa sen.
- Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ.
+ Đây là hoa gì?
+ Bông hoa có màu gì?
+ Bông hoa này có mùi gì không?
* Cô giới thiệu hoa hồng đỏ:
- Cô cầm bó hoa hồng chia cho mỗi trẻ.
- Cô cho trẻ quan sát kỹ bông hoa hồng và hỏi trẻ.
- Bông hoa hồng có màu gì?
- Bông hoa có những cái gì? ( Có cành, lá. nhiều cánh hoa mịn như nhung).
- Cánh hoa có dạng hình gì?
- Lá hoa có màu gì?
- Trên lá hoa có những cái gì? ( Gân lá và răng cưa).
- Cô cho trẻ ngửi hoa và hỏi trẻ: “ Con có ngửi thấy mùi gì không ? ” - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nói nhiều theo yêu cầu của cô.
- Giới thiệu thêm hoa hồng có nhiều loại, có nhiều màu ( hoa hồng màu vàng, trắng, đỏ, hồng,…).
* Cô giới thiệu về hoa cúc vàng:
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ.
- Đây là hoa gì?
- Bông hoa này có màu gì?
- Cánh hoa có dạng hình gì?
- Lá hoa có màu gì?
- Các bé ngửi xem bông hoa cúc có mùi gì không?
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nói nhiều theo yêu cầu của cô.
- Cô giới thiệu thêm về một số màu sắc của loài hoa cúc: hoa cúc vàng, hoa cúc tím, hoa cúc trắng.
* Trò chơi:
1) Chọn hoa theo yêu cầu của cô.
2) Cắm hoa vào lọ:
Cho trẻ chọn hoa cúc cắm vào lọ hoa cúc.
Cho trẻ chọn hoa hồng cắm vào lọ hoa hồng.
- Nhận xét, khen trẻ.
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 3
Ngày 25/12/2012
Vận động:
BTPTC: Thổi bóng.
VĐCB: Bò trong đường hẹp chui qua cổng.
TCVĐ: Bắt bướm.
- Kiến thức:
Trẻ nhớ tên BTPTC, VĐCB và TCVĐ.
- Kỹ năng:
Biết bò trong đường hẹp và chui qua cổng đúng kỹ thuật.
- Thái độ:
Trẻ hào hứng tham gia trò chơi vận động cùng cô và các bạn.
- Sàn nhà bằng phẳng, sạch sẽ.
- 1 chiếc cổng chui qua cao 50cm, rộng 40 cm.
- 1 con đường hẹp.
1. Khởi động:
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi bình thường dừng lại xếp thành 3 hàng.
2. Trọng động:
a) BTPTC: Thổi bóng.
- Động tác 1: Thổi bóng ( tập 3 - 4 lần).
- Động tác 2: Đưa bóng lên cao ( tập 3 - 4 lần).
- Động tác 3: Cầm bóng lên ( tập 3 - 4 lần).
- Động tác 4: Bóng nẩy ( tập 4 - 5 lần).
b) VĐCB: Bò trong đường hẹp chui qua cổng.
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác. Cô đặt hai bàn tay xuống bàn, 2 gối khuỵu xuống sát mặt đất.
“ Khi bò mắt cô nhìn thẳng về phía trước và bò phối hợp chân nọ và tay kia nhịp nhàng. Khi bò đến cổng cô chui qua cổng xông đứng lên và về chỗ quy định”.
- Cô gọi 1, 2 trẻ lên làm mẫu cô quan sát, nhận xét và sửa sai cho trẻ.
- Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Cô cho lần lượt từng bạn lên.
+ Lần 2: Cô chia làm 2 đội thi đua xem đội nào biết bò chui qua cổng giỏi hơn.
- Sửa sai, nhận xét, khen trẻ.
c) Trò chơi vận động: Bắt bướm.
Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
3. Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp 2 - 3 vòng.
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 4
Ngày 26/12/2012
Văn học:
Thơ “ Hoa kết trái”.
- Kiến thức:
+ Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu nội dung bài thơ.
+ Trẻ nhận biết tên gọi và màu sắc một số loài hoa
( hoa cà, hoa huệ, hoa nhài,…).
- Kỹ năng:
Trẻ biết đọc thơ nhịp nhàng theo cô giáo.
- Thái độ:
Trẻ biết yêu quý các loài hoa xung quanh trẻ.
- Tranh thơ
“ Hoa kết trái”.
- Que chỉ.
- Băng đĩa bài
“ Màu hoa”.
- 19 bức tranh, giấy màu, hồ dán, rổ nhựa.
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cô và trẻ hát bài: “ Màu hoa”.
2. Nội dung:
- Cô giới thiệu tên bài thơ: “ Hoa kết trái”.
+ Cô đọc thơ lần 1: không tranh.
+ Cô đọc thơ lần 2: kèm theo tranh minh họa.
- Cô đàm thoại với trẻ.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về những loài hoa gì?
- Hoa cà có màu gì?
- Hoa huệ có màu gì?
- Hoa huệ có thơm không?
- Hoa nhài như thế nào?
- Hoa nhài có mùi gì?
- Cô đọc thơ 3 lần: kết hợp tranh minh họa.
+ Cô khuyến khích trẻ nhẩm đọc thơ cùng cô.
+ Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần.
+ Cô gọi tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
+ Nhận xét, khen trẻ.
* Trò chơi: Dán nhụy cho hoa.
- Cô chia cho mỗi trẻ 1 bức tranh có những bông hoa nhưng chưa có nhụy hoa. Yêu cầu trẻ dán nhụy vào bông hoa cho đẹp.
- Nhận xét, khen trẻ.
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 5
Ngày 27/12/2012
Âm nhạc:
NH: Quả.
TCAN: Tai ai tinh.
- Kiến thức:
+ Trẻ biết tên bài hát và hiểu nội dung bài hát.
+ Biết chơi trò chơi, biết tên nhạc cụ âm nhạc.
- Kỹ năng:
+ Trẻ thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát.
+ Trẻ hưởng ứng làm động tác minh họa theo cô.
+ Trẻ phân biệt được âm thanh của 2 nhạc cụ âm nhạc.
- Thái độ:
+ Trẻ yêu thích các loại quả.
+ Trẻ mạnh dạn và hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và bạn.
- Chùm khế thật.
- Hộp giấy.
- Phách tre, xắc xô đủ cho cô và trẻ.
- Đàm thoại bài
“ Quả”.
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cho trẻ quan sát chùm khế thật và hỏi trẻ:
- Đây là quả gì?
- Quả khế có màu gì?
2. Nội dung:
* Dạy hát: Bài hát “ Quả”.
- Cô hát lần 1: không có đàn đệm.
+ Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2: có đàn đệm.
+ Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
* Đàm thoại:
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc tới quả gì?
- Quả khế trong bài hát có vị gì?
- Quả khế chua dùng để làm gì?
- Cô hát lần 3: có nhạc đệm và động tác minh họa.
* Dạy trẻ hát:
- Cô cho cả lớp hát 1 lần ( không nhạc).
- Cả lớp hát lần 2: không có nhạc.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho cả lớp hát lại 1 lần.
* Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh.
- Cô cho trẻ lắng nghe từng loại âm thanh của xắc xô và phách tre.
- Cô hỏi trẻ tên từng nhạc cụ âm nhạc.
- Cô cho trẻ cầm phách tre, xắc xô: gõ to, nhỏ, nhanh, chậm theo yêu cẩu của cô.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
3. Kết thúc:
- Nhận xét, khen trẻ.
THỨ NGÀY
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 6
Ngày 28/12/2012
Tạo hình:
Dán nhụy hoa
- Kiến thức:
+ Trẻ nhận biết được bông hoa, nhụy hoa.
+ Nhận biết được màu sắc của bông hoa và nhụy hoa.
- Kỹ năng:
+ Trẻ biết cách chấm hồ và biết dán nhụy hoa vào chính giữa bông hoa.
+ Biết lau tay sạch sẽ bằng khăn lau tay sau khi dán xong.
- Thái độ:
+ Biết giữ gìn tay sạch sẽ.
+ Hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô và bạn.
- Tranh mẫu.
- Hồ dán.
- Vở có hình bông hoa màu đỏ, màu vàng, màu xanh đủ cho cô và trẻ.
- Nhụy hoa màu đỏ, màu xanh, màu vàng đủ cho cô và trẻ.
- Rổ nhựa.
- Khăn lau tay.
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh màu của cô.
- Cô hỏi trẻ trong bức tranh có những màu gì?
- Bông hoa có màu gì?
- Nhụy hoa có màu gì?
- Nhụy hoa có dạng hình gì?
2. Nội dung: Dán nhụy hoa.
- Cô làm mẫu lần 1: không hướng dẫn cách làm.
- Cô làm mẫu lần 2: vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách dán nhụy hoa.
* Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát và đàm thoại với trẻ:
+ Con đang làm gì?
+ Bông hoa này có màu gì?
+ Con định dán nhụy hoa màu gì? …..
- Cô quan sát và hướng dẫn lại cho trẻ khi cần thiết.
- Nhắc nhở trẻ lau sạch tay bằng khăn lau tay sau khi đã dán xong.
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- Cô nhận xét sản phẩm và khen trẻ.
CHỦ ĐỀ NHÁNH III: QUẢ GÌ BÉ THÍCH
THỨ NGÀY
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 2
Ngày 31/12 /2012
NBTN:
Quả cam, quả chuối.
- Kiến thức:
+ Tự nhận biết gọi tên quả cam, quả chuối.
+ Nhận biết được một số đặc điểm của quả cam, quả chuối.
- Kỹ năng:
Trẻ biết nói đủ từ, đủ câu và biết trả lời các câu hỏi của cô.
- Thái độ:
+ Biết có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
+ Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Quả cam, quả chuối ( thật).
- Tranh lô tô quả cam, quả chuối.
- Rổ nhựa.
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ hát, vận động bài “ Quả”.
- Cô trò chuyện với trẻ về một số quả mà trẻ thích ăn.
2. Nội dung:
* Quan sát và nhận biết quả cam:
Cô cho trẻ quan sát và sờ vào quả cam.
Đàm thoại:
- Đây là quả gì?
- Quả cam có màu gì?
- Vỏ quả cam như thế nào?
- Quả cam có dạng hình gì?
- Cô bổ quả cam cho trẻ ăn và hỏi trẻ.
+ Trong quả cam có gì?
+ Ăn cam có vị gì?
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nói theo yêu cầu của cô. * Quan sát và nhận biết quả chuối:
Đàm thoại:
- Đây là quả gì?
- Quả chuối có dạng gì?
- Quả chuối có màu gì?
- Vỏ chuối nhẵn hay sần sùi?
- Cô cho trẻ ăn chuối và hỏi trẻ:
Quả chuối có vị gì?
- Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nói theo yêu cầu của cô.
* Giáo dục: Tro
File đính kèm:
- Ke hoach tuan CD Cay va nhung bong hoa dep.doc