I/ MỤC TIÊU: Sau khi thực hiện chủ đề "Trường mầm non" trẻ có thể biết:
1. Phát triển thể chất:
a) Phát triển vận động:
- Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
+ Cân nặng:
. Trẻ trai: 15,9 – 27,1 kg
. Trẻ gái: 15,3 – 27,8 kg
+ Chiều cao:
. Trẻ trai: 106,1 – 125,8 cm
. Trẻ gái: 104,9 – 125,4 cm
- Thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: Hô hấp,tay, bụng, chân, bật.
- (CS 3). Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;
- (CS5) Tự mặc và cởi được áo.
- (CS 11) Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
- (CS 13). Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề I: Trường mầm non thời gian thực hiện: 3 tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ I:TRƯỜNG MẦM NON (3 TUẦN)
Thời gian thực hiện: 3 tuần
Từ ngày 26/08 đến ngày 13/09/2013
I/ MỤC TIÊU: Sau khi thực hiện chủ đề "Trường mầm non" trẻ có thể biết:
1. Phát triển thể chất:
a) Phát triển vận động:
- Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
+ Cân nặng:
. Trẻ trai: 15,9 – 27,1 kg
. Trẻ gái: 15,3 – 27,8 kg
+ Chiều cao:
. Trẻ trai: 106,1 – 125,8 cm
. Trẻ gái: 104,9 – 125,4 cm
- Thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: Hô hấp,tay, bụng, chân, bật.
- (CS 3). Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;
- (CS5) Tự mặc và cởi được áo.
- (CS 11) Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
- (CS 13). Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:
- (CS16) Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày.
- (CS22) Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
2. Phát triển tình cảm xã hội:
- (CS27)Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
- (CS32) Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.
- (CS35) Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
- (CS42) Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi.
- (CS 50) Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
- (CS 54) Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn;
- (CS 60). Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- (CS61) Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
- (CS 65) Nói rõ ràng.
- (CS78) Không nói tục, chửi bậy.
- (CS 81) Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
- (CS83) Có một số hành vi như người đọc sách.
- (CS91) Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
4. Phát triển nhận thức:
a) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:
- Ôn số lượng trong phạm vi 5.
- Tách, gộp hai nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng trong phạm vi 5.
- (CS 104) Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10;
- (CS 107) Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu;
b) Khám phá xã hội:
- Nói đúng tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường mầm non.
- Nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên, các bạn trong trường khi được hỏi và trò chuyện.
- (CS109) Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.
- Kể tên và hoạt động trong lớp, trường Mầm non ( hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi... ).
- ( CS 117). Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát;
c) Khám phá khoa học:
- Biết tên gọi, cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi trong lớp, trường mầm non.
- (CS 92) Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.
- (CS96) Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.
- (CS112) Hay đặt câu hỏi.
- ( CS115) Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.
5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ:
a) Âm nhạc :
- (CS100) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
- Thích nghe các bài hát, bản nhạc có nội dung về trường lớp, cô giáo và các bạn.
- Thích hát, vận động các bài hát về trường lớp mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc.
b) Tạo hình:
-Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh về trường mầm non.
II. MẠNG NỘI DUNG:
- Trẻ biết yêu quý , giữ gìn và bảo vệ trường , lớp học .
- Có ý thức học tốt , lễ phép và đoàn kết với các bạn .
- Biết yêu quý kính trọng những người lớn tuổi.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước.
- Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu dành cho các em trên toàn thế giới.
-Trẻ biết các hoạt động trong ngày tết trung thu: Bày mâm ngũ quả, rước đèn, phá cỗ dưới trăng.
-Trẻ được vui chơi ca hát được tặng quà.
Bé vui đón tết trung thu
TRƯỜNG MẦM NON
Trường mầm non của bé
Lớp học của bé
-Tên gọi, địa chỉ của trương. - Tên lớp.
- Ngày hội đến trường- - Các khu vực trong lớp.
Ngày khai giảng.
- Các khu vực trong trường, - Các bạn trong lớp:Tên gọi,sở
Các phòng chức năng trong trường. thích, đặc điểm riêng.
- Công việc của các cô bác trong trường. - Đồ dùng,đồ chơi trong lớp.
- Các hoạt động của trẻ trong trường - Các hoạt động trong lớp.
Mầm non. - Lớp học là nơi trẻ được cô
- Đồ dùng, đồ chơi trong trường giáo chăm sóc- dạy dỗ, được
-Bạn bạn bè trong trường . chơi đùa với các bạn.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ- TRƯỜNG MẦM NON
Làm quen với toán:
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu: hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu, tên gọi.
- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Thêm bớt trong phạm vi 5, tách 1 nhóm đối tượng thành 2 nhóm không giống nhau trong phạm vi 5.
Khám phá khoa học:
- Trò chuyện và tìm hiểu:
- Tên, địa chỉ của trường đang học.
- Các khu vực trong trường và công việc của các cô bác trong khu vực đó.
- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.
Tạo hình:
Sử dụng các vật liệu khác nhau để cắt, nặn, xé dán, xếp hình về trường, lớp mầm non, đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật, cô giáo, các bạn trong trường lớp,
Âm nhạc:
- Hát, múa, vận động theo nhạc các bài về trường hợp,
- Nghe nhạc, nghe hát (các bài hát, bản nhạc, dân ca địa phương...) về trường, lớp mầm non.
- Tham gia các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày khai giảng
Phát triển
nhận thức
Phát triển
thẩm mĩ
TRƯỜNG
MẦM NON
Phát triển
thể chất
Phát triển
tình cảm - xã hội
Phát triển
ngôn ngữ
Dinh dưỡng- sức khoẻ.
- Trò chuyện về ích lợi của thực phẩm và các món ăn trong trường mầm non đối với sức khoẻ của trẻ.
- Luyện tập và thực hiện các công việc tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, chơi, vệ sinh cá nhân, cách giữ gìn vệ sinh thân thể, lớp học, thói quen vệ sinh, văn minh trong ăn uống, sinh hoạt.
- Nhận biết và tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non.
Vận động:
- Rèn luyện các kĩ năng đi, chạy, nhảy, leo, trèo: đi kiễng chân, đi nối gót, bò bằng tay, đập bắt bóng…
- Luyện tập phát triển các nhóm cơ, hô hấp, vận động tinh: tập thở, tập cử động và điều khiển khéo léo các ngón tay qua các bài tập hoặc các công việc tự phục vụ hằng ngày hoặc các thao tác khi tham gia các trò chơi (xâu dây giầy, cài cúc áo, xỏ lỗ, xếp hình)
- Quan sát, trò chuyện về các khu vực, các hoạt động của lớp, trường mầm non.
- Đặt và trả lời các câu hỏi về trường, lớp mầm non.
- Kể chuyện về một sự kiện xảy ra trong lớp, trong trường.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non.
- Nhận biết các kí hiệu chữ viết qua các từ
- Xem tranh, ảnh, sách, bảo về trường mầm non.
- “Làm sạch” về trường lớp mầm non,
- Trò chuyện và nói về tình cảm của trẻ với trường lớp, cô giáo, các bạn trọng lớp và các cô bác trong trường
- Tham gia các hoạt động lễ hội ở trường.
- Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.
- Chăm sóc góc tự nhiên, vệ sinh lớp học, trường học.
- Hợp tác với các bạn, giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô giáo.
- Thực hiện một số quy định của lớp, của trường.
IV. MỞ CHỦ ĐỀ:
1.Chuẩn bị môi trường học liệu:
- Trang trí nhóm lớp phù hợp với chủ đề trường Mầm non.
- Tranh ảnh, truyện, sách về trường, lớp, các hoạt động của cô và trẻ…trong trường Mầm non.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu cho các góc:
+ Góc xây dựng: Đồ chơi lắp ghép, khối gỗ, cây xanh, cỏ cây hoa lá…
+Góc phân vai: Búp bê, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ...
+ Góc nghệ thuật: Trang phục biểu diễn, đĩa nhạc, bài hát về chủ đề, dụng cụ âm nhạc (Xắc xô,phách tre...). ..
+ Góc thư viện - sách: Vở tập tô, tranh truyện về chủ đề, giấy vẽ, sáp mầu...
+ Góc thiên nhiên: khăn lau, bình tưới nước, cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
+ Góc dân gian: Bàn cờ kẻ sẵn trên giấy A4, viên sỏi, hạt na...
2. Giới thiệu về chủ đề:
- Xây dựng kế hoạch về chủ đề trường mầm non
- Trưng bày tranh ảnh các họat động của trường lớp mầm non.
- Trò chuyện, trao đổi, xem tranh ảnh, băng hình, về: tên trường, lớp, các khu vực trong trường, lớp, các hoạt động của cô và trẻ, các cô bác trong trường, cách chăm sóc, bảo vệ, yêu qúy,bảo vệ trường lớp....
- Sử dụng các bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao, câu đố có nội dung liên quan với chủ đề để gây hứng thú hướng trẻ vào chủ đề trường Mầm non.
- Thông báo với phụ huynh về tên và thời gian thực hiện chủ đề "Trường mầm non".
CHỦ ĐỀ NHÁNH I:
Lớp học của bé
Thời gian thực hiện: 1tuần (Từ ngày 26/08 đến ngày 30/08/2013)
I. YÊU CẦU:
1. kiến thức:- Trẻ biết tên mình, tên lớp học.
- Trẻ biết các khu vực trong lớp.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm riêng của cô giáo và các bạn trong lớp.
2. Kỹ năng: - Trẻ biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Trẻ biết về các hoạt động trong lớp.
3. Thái độ:- Biết yêu quý lớp, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và vệ sinh trường lớp.
- Chơi đoàn kết, thân ái với bạn trong lớp.
II. KẾ HOẠCH TUẦN 1
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học, đồ dùng, đò chơi trong lớp, cô giáo các bạn trong lớp.
- Thể dục sáng: H2,T2, B4, C3, B1.
- Điểm danh.
- Dự báo thời tiết trong ngày.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2
Ngày
26/08/13
Phát triển thể chất: Thể dục:
- VĐCB; bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng.
-TCVĐ: ném bóng vào rổ
Thứ 3
Ngày
27/08/13
Toán:
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi trong lớp theo 2-3 dấu hiệu: Kích thước, hình dạng, màu sắc, chất liệu.
- Nhiều hơn ít hơn
Thứ 4
Ngày
28/08/13
Tạo hình:
- Vẽ trường Mầm non của bé ( đề tài)
MTXQ:
- Tìm hiểu về lớp học của bé
Thứ 5
Ngày
29/08/13
Phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái:
- Sử dụng vở bé tập tô bài 1 (trang 5)
Thứ 6
Ngày
30/08/13
Phát triển thẩm mỹ:
Âm Nhạc:
- Dạy hát: Bàn tay cô giáo
- Nghe hát: Đi học
- Trò chơi : Bao nhiêu bạn hát
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Dạo chơi trong sân trường.
- Trò chuyện về các góc chơi trong lớp.
- Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.
- Vẽ tự do trên sân.
- Chơi một sổ trò chơi tập thể: “Ai tinh”, “Ai biến mất”.
- Chơi các trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, trốn tìm
CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc tạo hình:
+ Vẽ đường đến lớp, tô màu theo tranh.
+ Cắt, dán trang trí giá đựng đồ chơi.
+ Làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn.
- Góc nghệ thuật:
+ Hát,biểu diễn về trường,cô giáo,các bạn.
- Góc sách:
+ Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm non.
+ Làm sách về trường mầm non.
- Góc xây dựng:
_Xây trường học,xây hàng rào, vườn trường, lắp ghép đồ chơi, xếp đường đến trường.
- Góc khoa học-toán:
+ Chọn và phân loai tranh lô tô, đồ dùng đồ chơi.
+ Chơi với các con số.
- Góc phân vai:
“ Lớp mẫu giáo”, “Gia đình”, “Bác sĩ”-“Cửa hàng”-Bếp ăn của trường- Phòng y tế của trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chơi trò chơi tập thể: “Đoán tên”, “Cái gì đã thay đổi”, “Truyền tin”.
- Ôn bài hát: “Bàn tay cô giáo”.
- Kể chuyện: “Bạn mới”.
- Hoạt động góc: Theo ý thích của bé.
- Biểu điễn văn nghệ .
- Cùng cô giáo xếp đồ chơi gon gàng, vệ sinhgiá góc
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
Nhận xét nêu gương cuối ngày
Nêu gương cuối tuần
Vệ sinh trả trẻ
CHỦ ĐỀ NHÁNH II: Trường mầm non Quảng Lâm của em
Thời gian thực hiện:1 tuần (Từ ngày 02/09 đến ngày 06/09/2013)
I. YÊU CẦU:
1. kiến thức:
- Biết tên, địa chỉ, quang cảnh của trường, các khu vực trong trường.
- Biết mối quan hệ của mình với các bạn, với cô giáo, các cô bác trong trường.
- Biết chơi bảo vệ đồ chơi trong lớp.
- Biết chào hỏi , kính trọng cô giáo , các cô bác trong trường.
- Biết yêu quý trường, lớp, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và vệ sinh trường lớp.
2. Kỹ năng:
- Trẻ so sánh các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài sân trường.
- Sử dụng công dụng của các đồ chơi đó.
3. Thái độ:
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Yêu mến, chăm sóc trường Mần non
- Đoàn kết, giúp đỡ bạn.
II. KẾ HOẠCH TUẦN 2:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ
- đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
-Trò chuyện với trẻ về trường, lớp, các đồ dùng đồ chơi trong sân trường.
- Cho trẻ chơi ở các góc.
- Thể dục sáng: H1, T4, B3, C1, B1.
- Điểm danh.
- Dự báo thời tiết trong ngày.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2: Ngày
02/09/13
Phát triển thể chất: Tung và bắt bóng bằng 2 tay.
+ Bài tập phát triển chung: T4, B3, C1, B1.
+ Trò chơi vận động : “Đuổi bắt”
Thứ 3: Ngày
03/09/13
Toán:
Sử dụng vở bé làm quen với toán trang 2-3
Thứ 4: Ngày
04/09/13
Tạo hình:
- Vẽ đồ chơi trong sân trường
Khám phá MTXQ:
- Tìm hiểu về trường mầm non của bé
Thứ 5: Ngày
05/09/13
Truyện: Bạn mới
Thứ 6
Ngày
06/09/13
Âm nhạc
- Dạy hát: “Ngày vui của bé”
- Nghe hát: “ngày đầu tiên đi học”
- Trò Chơi: Ai nhanh nhất
NÔI DUNG
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Dạo chơi quanh sân trường
- Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi.
- Vẽ tự do trên sân.
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.
- Chơi một số trò chơi tập thể.
- Chơi các trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, trốn tìm.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc tạo hình:
+Vẽ đường đến lớp, tô màu theo tranh, dán hình ảnh về trường mầm non.
- Góc nghệ thuật:
Hát, biểu diễn các bài hát về trường, cô giáo, các bạn.
- Góc sách:
+ Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm non.
+ Làm sách về trường mầm non.
- Góc xây dựng:
+Xây trường học, xây hàng rào, vườn trường, lớp ghép đồ chơi, xếp đường đến lớp.
- Góc khoa học- toán:
+ Chọn và phân loại tranh lô tô, đồ dùng, đồ chơi.
+ Chơi với các con số.
- Góc đóng vai:
+ Gia đình-Lớp mẫu giáo của bé- Cửa hàng sách- Phòng y tế- Bếp ăn của trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chơi trò chơi tập thể: “ đoán tên”, “ cái gì đã thay đổi”, “ truyền tin”.
- Ôn bài hát:” ngày vui của bé”.
- Hoạt động góc: Theo ý thích của trẻ.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Cùng cô giáo xếp đồ chơi gọn gàng, vệ sinh giá góc- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
Nhận xét nêu gương cuối ngày
Nêu gương cuối tuần
Vệ sinh trả trẻ
CHỦ ĐỀ NHÁNH III: Bé vui đón tết trung thu
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 09/9 đến ngày 13/9/2013)
I. YÊU CẦU:
1. kiến thức:- Biết ngày tết trung thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm
- Trẻ biết các hoạt động trong ngày rằm tháng tám: Rước đèn, phá cỗ, vui múa hát dưới trăng.
- Trẻ biết một số loại quả mùa thu, thời tiết màu thu.
2. kỹ năng: - Biết quan sát, so sánh, nêu đựơc các hoạt động trong đêm trung thu
3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý các ngày tết lễ cổ truyền
II. KẾ HOẠCH TUẦN 3:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu, các hoạt động trong ngày tết trung thu, các loại quả mùa thu.
- Cho trẻ chơi ở các góc
- Thể dục sáng: H2, C1, T4, B3, B1.
- Điểm danh trẻ đến lớp, - Dự báo thời tiết trong ngày.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2
Ngày 09/9/2013
Phát triển thể chất:
Thể dục: Đi trên ghế đầu đội túi cát,và nhảy lò cò tiếp sức
Thứ 3
Ngày 10/9/2013
Toán :
- Sử dụng vở làm quen với toán trang 2-3
Thứ 4
Ngày 11/9/2013
Văn học: Thơ “ Trăng ơi từ đâu đến”
MTXQ: Tết trung thu của bé
Thứ 5
Ngày 12/9/2013
Phát triển ngôn ngữ:
Làm quen với chữ cái: o, ô,ơ
Thứ 6
Ngày 13/9/2013
Phát triển thẩm mỹ
- Âm nhạc: Biểu diên văn nghệ theo chủ đề
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Dạo quanh sân trường, tham gia các khu vực trong trường.
Nhặt hoa lá về làm đồ chơi.
Làm quen với đèn ông sao
Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời
Trò chơi vận động: Nhảy vào, nhảy ra, ném còn.
Hát: ánh trăng hoà bình, trăng sáng, gác trăng
CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc tạo hình:
+ Năn một số loại quả
+ Vẽ, tô màu tranh bé vui tết trung thu
- Góc nghệ thuật:
+ Hát, biểu diễn các bài hát về tết trung thu? Làm sách về bé vui tết trung thu
- Góc xây dựng: Xây khu vui chơi của bé
- Góc khoa học – toán: Chọn và phân loại lô tô các loại quả
- Góc đóng vai: gia đình, cửa hàng, lớp học.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đọc thơ: “ Trăng sáng”, “ Trăng ơi từ đâu đến”
Hoạt động góc: theo ý thích của bé
- Hát vận động minh hoạ theo bài hát “ ánh trăng hoà bình”, “ gác trăng”, “ vườn trường mùa thu”.
Chơi trò chơi: truyền tin, ném còn, lộn cầu vồng
Cùng cô giáo xếp đồ chơi gọn gàng, vệ sinh giá góc
Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần
- Vệ sinh, thực hành vệ sinh kỹ năng rửa tay, rửa mặt.
NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
Nhận xét nêu gương cuối ngày
Nêu gương cuối tuần
Vệ sinh trả trẻ
VI. ĐÓNG CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
- Chúng mình vừa tìm hiểu xong chủ đề gì:
- Qua chủ đề này con học và biết được những gì?
- Con nào giỏi kể lại cho cô và các bạn cùng nghe trong trường Mầm non Quảng Lâm của chúng ta có những khu vực nào?
- Trong lớp học có những góc gì? những góc đó có những đồ dùng, đồ chơi gì?
- Trong lớp cô giáo làm những công việc gì? các ban ở trong lớp đối với nhau như thế nào? con có yêu quý các bạn trong lớp không? yêu bạn các con phải đôi xử với bạn như thế nào?
- Con nào có thể hát đựơc bài hát nói về trường mầm non không?
- Chúng mình có thể kể câu chuyện, bài thơ về trường Mầm non Không?
- 3 Tuần vừa qua chúng mình đã tìm hiểu xong chủ đề trường Mầm non.
- Tuần sau các con sẽ chuyển sang một chủ đề mới đó là chủ đề về bản thân.
File đính kèm:
- ke hoch truong mam non.doc