Giáo án Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

- Trao đổi với phụ huynh đề nghị gia điình trẻ mang ảnh của trẻ đến lớp ( ảnh của trẻ qua các năm) . Trao đổi về sở thích của trẻ trong ăn uống, trang phục, những hoạt động mà trẻ yêu thích

- Trẻ chơi theo ý thích ở các góc.

* Khởi động: Đi quanh sân kết hợp bài hát “ Mừng sinh nhật” Đi xung quanh lớp kết hợp đi các tư thế sau đó đứng thành 3 hàng ngang.

*Trọng động:Tập theo cô các động tác kết hợp lời hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.

* Hồi tĩnh: Chuyển đội hình vòng tròn hát “ năm ngón tay ngoan”

* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14539 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ. Chủ đề nhánh: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH ? Thực hiện từ ngày 18 tháng 10 đến ngày22 tháng 10 năm 2010 I. YÊU CẦU Biết được cơ thể gồm có các bộ phận khác nhau : Tên gọi, và các họat động của chúng. II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN. Thứ Các hoat động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, trò chuyện - Trao đổi với phụ huynh đề nghị gia điình trẻ mang ảnh của trẻ đến lớp ( ảnh của trẻ qua các năm) . Trao đổi về sở thích của trẻ trong ăn uống, trang phục, những hoạt động mà trẻ yêu thích… - Trẻ chơi theo ý thích ở các góc. Thể dục sáng- điểm danh * Khởi động: Đi quanh sân kết hợp bài hát “ Mừng sinh nhật” Đi xung quanh lớp kết hợp đi các tư thế sau đó đứng thành 3 hàng ngang. *Trọng động:Tập theo cô các động tác kết hợp lời hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. * Hồi tĩnh: Chuyển đội hình vòng tròn hát “ năm ngón tay ngoan” * Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn. Hoạt động có chủ đích KPKH - Bé lớn lên như thế nào? - Xem ảnh của bé qua các năm, trò chuyên về các nhóm LTTP giúp cho cơ thể bé PT. PTVĐ - Trèo thang hái quả. TC: Chuyển quả về nhà - Trò chuyện về lợi ích của việc ăn uống đủ chất. PTNN - Thơ; Thỏ Bông bị ốm. Trò chuyện về những dấu hiệu bị ốm, cách phòng tránh. Hát tôi bị ốm. PTNT Bé có bao nhiêu đồ chơi. - Trò chơi : tìm người hàng xóm. - Hát vận động: Hãy lắng nghe. PTTM *-VĐ; Bạn ở đâu? - NDKH: Rửa mặt như mèo. * -TH:Những chiếc bánh hấp dẫn( Vẽ bánh)- Tìm nhóm TP. Hoạt động ngoài trời. Quan sát cô cấp dưỡng Chơi chuyển hàng về kho. - Quan sát cây chuối. - Chơi gieo hạt, -Quan sát cách chế biến món ăn. - Vẽ tự do - Quan sát cách nấu sơ chế thực phẩm. -VĐ; Hãy lắng nghe. - Quan sát cánh đồng lúa. - Chơi kể tên các loại thực phẩm. Hoạt động góc PV: Mẹ- con - Cửa hàng thực phẩm.- Nhà hàng ăn uống. XD ; Xây nhà của bé – đường về nhà. TH ; vẽ, nặn, xé, dán các loại thực phẩm. giúp bé phát triển. Thư viện; làm sách, tranh về chủ đề. Khám phá: Chọn tranh phân biệt các nhóm LTTP, phân biệt số lượng thực phẩm. Sách truyện: xem tranh, chuyện về chủ đề. Chăm sóc nuôi dưỡng - Rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn. Nhắc trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Động viên trẻ ăn hết xuất, ăn không nói chuyện, nhặt cơm rơi vào đĩa.Quan tâm đến những trẻ ăn ít, kén ăn đặc biệt là cháu Linh, cháu Thúy, cháu Quyên, cháu Văn... - Nhận được các loại thực phẩm trong bữa ăn, biết giá trị của chúng với sự phát triển của cơ thể.. - Tạo môi trường cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ đủ thời gian. Hoạt động chiều Nghe đọc chuyện “ Cậu bé mũi dài” Tạo khuôn mặt của bạn. Thực hành thao tác vệ sinh – Chơi ở các góc.Ôn số lượng 2 – chữ số 2. Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn một số bộ phận của cơ thể. Làm quen bài hát “ Mừng sinh nhật” Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần. Bình xét bé ngoan . Trả trẻ - Trao đổi cùng phụ huynh tình hình của trẻ trong ngày, các nội dung giáo dục.Nhất là với những cháu kén ăn, ăn ít. - Nhắc phụ huynh một số lưu ý cần thiết khi đưa đón con, nhắc phụ huynh đóng nộp các khoản cho đúng thời gian quy định. Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI LẬP KÊ HOẠCH Nguyễn Thị Phương KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày11 tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? TÊN HOẠT ĐỘNG 1. Yêu cầu: - Biết được mình lớn lên cần phải ăn đủ và đa dạng các loại LTTP. Ngoài ra cần phải có sự chăm sóc của những người thân trong gia đình, của các cô, bác ở trường mầm non. - Biết được mỗi ngày mình thêm lớn, thêm cao, và biết được nhiều thứ hơn. - Có ý thức giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ, biết tự chăm sóc bản thân. Chuẩn bị: Tranh, ảnh về các hình ảnh quá trình lớn lên của bé, các loại thực phẩm giúp bé mau lớn. - Lô tô về các loại thực phẩm. - Giấy, bút cho trẻ vẽ. Một số bài hát, bài thơ về bản thân bé. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Hát “ Càng lớn càng ngoan” Bài hát vừa rồi nói về gì? Ai biết được vì sao chúng mình lại lớn được như thế này? Cho trẻ thảo luận cùng nhau về lúc nhỏ như nào… Hoạt động 2 : Bé cần gì để lớn. Chúng mình vừa thảo luận về bản thân của chúng mình lớn như thế nào rồi, bây giờ chúng mình hãy chia sẻ cho các bạn nghe nào? ( Cho trẻ nêu lên quá trình đã qua của mình, những thức ăn mà trẻ thích, không thích…) Ai cũng vậy, khi sinh ra thì rất bé, nhờ sự chăm sóc của những người thân yêu, của các cô, bác ở trường mầm non mà càng ngày chúng mình càng lớn, càng biết nhiều thứ hơn. Cùng chơi trò chơi với cô nào. “Trốn cô”, Cô đâu? Nhìn xem cô có gì này, hãy tìm nhóm bạn cho mình để cùng nhau khám phá điều kỳ diệu trong bức tranh này. ( cho trẻ trao đổi theo nhóm sau đó cử đại diện lên giới thiệu nội dung tranh của nhóm) - Tranh của nhóm bạn vẽ gì? - Còn tranh của nhóm bạn Hiền? Các bạn có bổ sung thêm về nội dung tranh của nhóm bạn không? Các lọai thực phẩm đó có tác dụng như thế nào? - Sau khi trẻ giới thiệu cô thâu tóm lại các nhận xét của trẻ. Tất cả những điều chúng mình nêu ra đều rất đúng, tất cả mọi người đều qua quá trình lớn lên, đều phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, ngoài ra còn phải chăm tập luyện thể thao, có như vậy cơ thể của chúng mình mới phát triển cân đối và khỏe mạnh. Nếu như chỉ ăn đủ các chất dinh dưỡng đã đủ chưa, còn phải cần yếu tố nào nữa? Chúng ta cần phải chăm tập luyện thể thao nữa, thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ, có như vậy cơ thể của chúng mình sẽ phát triển hoàn thiện hơn. Hoạt động 3: Chọn phân loại thực phẩm. Bây giờ hãy cùng cô đi chợ mua đồ đi. Cho trẻ lấy đồ dùng về và chơi. Quan sát xem mình mua được gì? Những thực phẩm đó có tác dụng gì? Hãy chơi chọn và phân loại thực phẩm theo từng nhóm. Chọn nhóm cung cấp chất đạm và gọi tên các loại thực phẩm đó. Chọn nhóm cung cấp chất vitamin gọi tên của chúng…. Hoạt động 4: Hát Quả ( Nhạc và lời Xanh Xanh) Chuyển hoạt động tiếp TÊN HOẠT ĐỘNG 2:( Hoạt động 2 của ngày thứ 6) NHỮNG CHIẾC BÁNH HẤP DẪN Yêu cầu: - Trẻ biết dùng những nét đã học để vẽ được các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, sau đó tô màu để tạo thành những chiếc bánh, và gọi tên những chiếc bánh đó. - Phát triển kỹ năng vận động của các cơ ngón tay, bàn tay. - Biết được nguyên vật liệu để làm ra những chiếc bánh, thuộc nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường. - Giáo dục trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo, sẽ không tốt cho răng, không nên ăn vào buổi tối, nhớ đánh răng thường xuyên để có hàm răng luôn chắc khỏe. Chuẩn bị: Một số loại bánh phổ biến với trẻ có hình dạng khác nhau. Tranh vẽ một số loại bánh; Bút sáp màu, chì đen, vở cho trẻ thể hiện. Một số bài hát, bài thơ có liên quan đến nội dung bài học. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1. Hát “ Cái mũi”. - Bài hát vừa rồi có tên là gì? Cái mũi nằm ở phần nào của cơ thể? - Ai nói được tác dụng của cái mũi? - Cái mũi dùng để làm gì? Cái mũi dùng để ngửi, để thở nữa, hãy hít thở thật sâu bằng mũi nào. Chúng mình có thấy sảng khoái không? - Tiếp tục cho cái mũi thể hiện tác dụng của nó nhé. Hoạt động 2: Cùng khám phá những chiếc bánh. Hãy dùng mũi ngửi xem trong này có hương thơm gì không? ( cho trẻ ngửi và nói cảm nhận của trẻ). Ai có phát hiện gì không? Trong này có gì? Vì sao biết? Con hãy lấy ra cho các bạn xem có đúng như lời con nói không? Các bạn ơi nhìn xem này, cái gì thế nhỉ? Các bạn đã được ăn chưa? Ăn có vị gì, tên gọi của bánh này là gì? Bánh nhìn giống hình gì? Trong những cái bánh này con thích nhất bánh nào?.... - Tiếp tục cho trẻ trò chuyện về những chiếc bánh và quan sát tranh gợi ý, trò chuyện, thảo luận về hình dáng, tên gọi, các hình để vẽ được bánh, màu dùng để tô…vv - Các bạn có muốn vẽ được những cái bánh như này không? - Để vẽ được cần chuẩn bị những đồ dùng gì? - Chúng mình hãy trao đổi ý tưởng của mình cho cả lớp cùng biết? ( Hỏi 4 – 5 trẻ để trẻ nói ý tưởng của mình, cách sắp xếp bố cục, cách tô màu…) Để vẽ đẹp ai nhắc cho cô phải cầm bút tay nào, cầm như thế nào, khi vẽ ngồi như thế nào?... Chúng mình sẽ cùng thi vẽ những cái bánh mà mình thích nhé. Hoạt động 3. Trẻ thực hiện theo nhóm của mình, cô đi quan sát trẻ vẽ và gợi ý cho trẻ cách vẽ và tô màu. Hoạt động 4.Trưng bày sản phẩm, cho trẻ tự nêu nhận xét của mình về bài của mình và của bạn. Cô tổng hợp các nhận xét của trẻ, nêu ra những bài vẽ đẹp, những bài cần phải bổ sung… Chơi chọn và phân loại nhóm thực phẩm, chuyển sang hoạt động tiếp. Đánh gía cuối buổi. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? TÊN HOẠT ĐỘNG: Trò chuyện về: Ích lợi của việc ăn đủ chất. Yêu cầu: Trèo liên tục các bậc cầu thang mà không cần vịn tay vào thành một cách tự tin phối hợp chân và tay nhịp nhàng. - Có tinh thần đoàn kết phối hợp với các bạn trong nhóm, để chơi trò chơi đạt hiệu quả. - Rèn luyện tính dẻo dai, bền bỉ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ý thức chăm tập luyện thể thao, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Chuẩn bị: Thang leo, Các loại quả đồ chơi, cờ để thưởng cho trẻ. Xắc xô, mô hình nhà có biểu tượng số. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Đọc thơ “ cô và cháu” Trò chuyện về nội dung bài thơ. Hàng ngày các bạn đến lớp có được cô dạy học như cô giáo trong bài thơ không? Các bạn thấy đi học có vui không? Có muốn chơi trò chơi nữa không? Hoạt động 2 : 1. Khởi động: Hãy cùng thi xem ai đi đúng theo hiệu lệnh xắc xô của cô, cô lắc xắc xô chậm các bạn đi chậm, cô lắc nhanh chúng mình đi nhanh và chạy đều nhé… 2. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Hô hấp: Hít vào thở ra thật sâu ( Thổi bóng bay). Tay vai: Đưa hai tay ra trước ( sau) đồng thời vỗ vào nhau. Chân: Đứng, nhún chân khuỵu gối kết hợp tay gập sau gáy. Lưng bụng: Quay người sang hai bên. Bật nhảy: Bật bước đệm trên 1 chân. Hát hãy lắng nghe rồi đứng tách làm 2 hàng đối diện nhau. Vận đông cơ bản: - Cho trẻ đứng trước thang cô phổ biến nội dung bài tập, cho trẻ lên thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. Ai có nhận xét về bạn tập? Bài tập này có khó với chúng mình không? Bài tập có tên là trèo lên xuống thang, cô sẽ mời thêm 1 bạn nữa lên tập cho cả lớp quan sát nhé. Bây giờ sẽ là phần chơi rất thú vị, 2 hàng của chúng mình sẽ cùng thi đua với nhau, các bạn sẽ phải thi 3 lần, mỗi bạn tập đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa, mỗi vòng bên nào được nhiều hoa hơn sẽ được nhận 3 lá cờ….. Các bạn đã rõ luật chơi chưa? Đã sẵn sàng chưa? Hãy về vị trí để bắt đầu. - Cho trẻ tập cô quan sát và nhắc trẻ cùng quan sát và nêu nhận xét bạn tập và cùng kiểm tra kết quả của nhau… - Cô tổng hợp kết quả và tặng cờ cho bên thắng vòng 1. Trò chơi vận động: chuyển quả về nhà. Trò chuyện về tác dụng của các loại quả. Phổ biến luật chơi và cho trẻ chơi, cô quan sát và nhắc trẻ chơi đúng luật Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả sau 2 phần thi khen tặng đội thắng cuộc khuyến khích đội chưa được bằng đội bạn. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhẹ nhàng kết hợp hát “ bạn ở đâu”. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Gieo hạt và chuyển hoạt động tiếp. Đánh gía cuối buổi. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 13 tháng10 năm 2010 Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? TÊN HOẠT ĐỘNG: Yêu cầu: - Trẻ đọc chính xác các câu thơ trong nội dung bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, thể hiện diễn cảm khi đọc thơ. Nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ. - Qua nội dung bài thơ trẻ biết giữ gìn sức khỏe cơ thể của mình, không ăn uống những thứ không có lợi cho sức khỏe. Chuẩn bị: - Tranh minh họa nội dung của bài thơ. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Hát tôi bị ốm. Trò chuyện; Các bạn đã bao giờ bị ốm chưa, cảm giác lúc đó như thế nào? ( người khó chịu, không muốn ăn, chóng mặt, buồn nôn…) Những lúc ốm như vậy có phải đi bác sỹ không? Các bạn có biết tại sao mình lại bị ốm như vậy không? Hoạt động 2: Có một bạn không biết giữ gìn thân thể, ăn bậy bạ, nên đã bị ốm và phải đi bác sỹ đấy, bạn đó là ai chúng mình cùng lắng nghe nhé. Đọc toàn bộ bài thơ nói tên bài thơ, tên tác giả. Đọc lần 2 minh họa tranh và chỉ chữ cho trẻ quan sát. Đọc trích dẫn nội dung bài thơ. - 2 khổ thơ đầu: Thỏ Bông bị ốm, kêu la và luôn mồm gọi mẹ, thấy thỏ kêu la mẹ đã phải đưa Thỏ đến Bác sỹ để khám. - Tiếp tục trích dẫn toàn bộ nội dung bài thơ. Đàm thoại: Bài thơ có tên là gì? Ai đã sáng tác bài thơ đó? - Bài thơ nói về ai? Thỏ bông bị làm sao? Vì sao biết thỏ bị ốm? - Thỏ được mẹ đưa đến đâu? - Bác sỹ làm gì? Thỏ trả lời bác sỹ như thế nào? - Bác sỹ lại hỏi thỏ ntn? Thỏ nói với bác sỹ đã ăn những gì? Tiếp tục đàm thoại về nội dung bài thơ… Bài thơ muốn nhắc nhở chúng mình điều gì? Nếu là con con sẽ làm gì để không bị ốm như thỏ bông? Cho trẻ đọc thơ cùng cô, luyện đọc nhiều lần, luân phiên nhau giữa các tổ, khuyến khích trẻ đóng vai các nhân vật khi luyện đọc… * Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn thân thể, không ăn bậy tránh đau bụng và tránh ngộ độc thức phẩm. Hoạt động 3.Hát “tôi bị ốm”. Hoạt động 4: Chơi đóng vai bác sỹ khám bệnh. Đánh gía cuối buổi KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày14 tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? TÊN HOẠT ĐỘNG: Yêu cầu: - Trẻ biết đếm đến 2 nhận biết nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 2, biết tách gộp nhóm đồ vật có số lượng 2, nhận biết chữ số 2. - Rèn cho trẻ khả năng tập chung, chú ý ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ biết chia sẻ đồ chơi cùng bạn. Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 rổ đựng 2 hình ảnh em bé, 2 cái ô, thẻ số 1 và 2. Các nhóm đồ dùng có số lượng 2 đặt xung quanh lớp. Đồ dùng của cô tương tự của trẻ. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Hát và vận đông bài “ hãy lắng nghe”. Trò chuyện về chủ đề. Hoạt động 2: * Ôn đếm nhóm đồ dùng có số lượng 1: - Vỗ tay 1 tiếng, đếm tiếng xắc xô, dậm chân…Đi lấy rổ về chỗ ngồi. * Đếm đến 2, nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 2, nhận biết số 2. Quan sát xem trong rổ có gì? Có muốn nghe kể chuyện không? Đắt rổ sang phía tay phải và lắng nghe cô kể chuyện. Hôm nay chủ nhật mẹ cho 2 anh em Nam đi chợ mua đồ dùng, Nam thich lắm, ra chợ cậu ta cứ ngắm ngía hết thứ này đến thứ khác. Cuối cùng mẹ bảo 2 anh em đi mua mỗi người một chiếc ô…Anh Minh nhanh tay chọn ngay cho mình 1 chiếc ô thật đẹp.( Gắn ô lên bảng.) Đã có mấy cái ô được mua rồi? Cho cả lớp gọi tên ( một cái ô). Có mấy người? Có mấy ô? Ai có nhận xét gì về người và ô? Hai nhóm có bằng nhau không? Nhóm nào nhiều, nhóm nào ít? Có cách nào để 2 nhóm bằng nhau không? Còn có cách nào khác không? Lựa chon mãi cuối cùng Nam cũng đã tìm được 1 cái ô thật đẹp…. Hãy đếm xem hai anh em mua được mấy cái ô? Hai nhóm lúc này đã bằng nhau chưa? Đều bằng mấy? Ở xung quanh lớp có rất nhiều nhóm đồ dùng đồ chơi, bạn nào lên tìm và đếm giúp cô. Trẻ lên tìm, gọi tên và đếm. Có mấy quả, mấy cái bánh, mấy đôi dép, mấy người, mấy ô? Có bạn nào biết 2 người sẽ tương ứng với số mấy không? Đã ai biết số 2 chưa? Lên tìm số 2 đặt vào các nhóm. Cô giới thiệu số 2 cho trẻ biết ch trẻ phát âm nhiều lần số 2. ( Số 2 hai anh em, số 2 hai cái ô, số 2 hai cái bánh…) Hai anh em Nam rất vui vì đã có ô mang đi học không sợ nắng, những ngày mưa cũng không lo bị mưa nữa, vừa phòng được bị ốm vì trời nắng hay mưa, lại vừa giúp cho mình đẹp hơn lên nữa chứ. Hai anh em hớn hở mang ô đến lớp khoe với các bạn của mình. ( Cất ô và cất đồ dùng ) * Luyện tập: Chơi trò chơi “ Tìm người hàng xóm” Cô giáo rất vui mời 2 anh em Nam vào chơi trò chơi. Cho trẻ chơi tìm nhom 2 bạn cố đồ dùng giống mình. Cho chơi 2 – 3 lần. Hoạt động 3: Hoạt động với vở toán. Đánh gía cuối buổi. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? TÊN HOẠT ĐỘNG: Yêu cầu: - Trẻ hát đúng lời và vận động nhịp nhàng theo nội dung của bài hát. - Chú ý nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát “ Rửa mặt như mèo” ( Hàn Ngọc Bích). - Biết cách hát và vận động theo nội dung bài hát “ Bạn ở đâu”. - Hứng thú tham gia vào trò chơi cùng bạn. Chuẩn bị: - Đài, dụng cụ âm nhạc, xắc xô… Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Chơi trốn cô. Ở nhà các bạn có hay chơi trò chơi này không? Cùng chơi thêm một lần nữa nhé Hoạt động 2: * Hát và vỗ tay theo từng từ của bài hát. Cho trẻ chơi trốn tìm. Các bạn quan sát xem lớp mình thiếu bạn nào? Hãy gọi bạn ra với chúng mình đi. ( Bạn ơi ra với chúng tôi đi). Bạn vẫn chưa ra, vậy chúng mình hãy dùng tiếng hát để gọi bạn chắc chắn bạn sẽ ra đấy. Cho cả lớp cùng hát toàn bộ bài hát. Hỏi trẻ tên bài hát, nhạc, tên tác giả… Các bạn hát lại kết hợp vỗ tay cho vui nhé. Cho trẻ hát kết hợp vỗ tay nhiều lần, kết hợp gõ đệm dụng cụ âm nhạc. Cho trẻ luân phiên giữa các tổ, nhóm, cá nhân…. * Nghe hát: Rửa mặt như mèo. ( Hàn Ngọc Bích) Cô hát cho trẻ nghe bài hát kết hợp minh họa theo nội dung bài hát. Nói tên bài hát, tên tác giả. Trò chuyện cùng trẻ. - Chú mèo lười rửa mặt, suốt ngày chỉ liếm láp nên bị đau mắt đấy. Các con có thường xuyên rửa mặt không? - Phải nhớ thường xuyên rửa mặt sạch sẽ, nhất là đôi mắt phải luôn giữ sạch kẻo lại đau mắt như chú mèo lười đấy. Chúng mình cùng nghe lại bài hát này nhé , bạn nào thuộc thì cùng hát với cô cho vui. Hát kết hợp động tác, khuyến khích trẻ vận động cùng cô. * Trò chơi: Ai nhanh. Mời các bạn hãy đứng lên cùng chơi trò chơi, chúng mình cùng chơi trò chơi “ Ai nhanh”. Cách chơi như sau: Khi cô nói “Mắt” Các bạn sẽ trả lời “ Mắt để nhìn” đòng thời làm động tác dưa mắt để đọc. Tương tự với mũi, mồm…. Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Hoạt động 3: Nhận xét giờ học và chuyển hoạt động khác. Đánh gía cuối buổi. HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? TÊN GÓC CHƠI: Phân vai: Mẹ- con, Cửa hàng thực phẩm, quầy thực phẩm, nhà hàng ăn uống., phòng khám của bác sỹ. Xây dựng: Công viên cây xanh.. Tạo hình: Vẽ, nặn, xé ,dán một số LTTP giúp bé phát triển. Sách truyện: Xem tranh, ảnh về cơ thể bé., về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Học tập: Đếm, tách, gộp nhóm LTTP, ôn nhận biết số 2. So sánh chiều cao của 2 bạn. TUẦN THỰC HIỆN: Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 22 tháng 10 năm 2010 1. Mục đích yêu cầu: - Biết đóng vai mẹ chăm sóc con ( lau mặt, mặc quần áo cho con…) - Biết nhập vai chơi biết thực hành ứng sử giao tiếp với bệnh nhân đúng mực. - Biết tên một số loại thực phẩm, và chế biến một số món ăn đủ 4 nhóm LTTP. - Trẻ làm quen với các loại thực phẩm, các mặt hàng khác nhau ( Bánh, kẹo, quần áo..) - Xây được công trình hoàn chỉnh công trình với nhiều khu vực khác nhau ( khu vui chơi, cây xanh, vườn hoa…) - Biết cách cách làm và tạo ra một số loại LTTP. - Biết cách giở sách, cách đưa mắt để đọc và xem tranh… 2. Chuẩn bị: - Các loại bánh kẹo, các loại thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của trẻ.. - Bộ đồ chơi nấu ăn, các loại rau quả đồ chơi….bánh kẹo, thực phẩm, gia vị… - Nguyên vật liệu xây dựng cho trẻ. - Tranh ảnh, sách báo, giấy vẽ, bút màu, giấy màu, đất nặn … 3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Hát múa, “ Hãy lắng nghe” Hoạt động 2: * Thỏa thuận: Cho trẻ nhắc lại tên các góc chơi trong lớp, các góc sẽ chơi trong giờ chơi, tự nhận vai chơi, nhóm chơi. - Gợi ý cho trẻ chơi, bết giao lưu, liên kết với các nhóm chơi khác: Bế em đi khám bệnh, mua hàng…Kê đơn, bốc thuốc…vv - Nêu yêu cầu của giờ chơi cho trẻ biết, nhắc trẻ khi chơi cần giao lưu với các nhóm, chơi đoàn kết với nhau, không la hét, quang ném đồ chơi khi chơi, chơi xong biết thu dọn đồ chơi sắp xếp đúng nơi quy định. * Quá trình chơi : - Trẻ về góc chơi như đã thỏa thuận, cô bao quát trẻ chơi. Nhắc trẻ chơi theo chủ đề, đồng thời tham gia chơi cùng trẻ để rèn kỹ năng, thao tác cho trẻ. * Kết thúc quá trình chơi: Cô đến các nhóm nhận xét trẻ chơi, để tập trung trẻ về 1 – 2 nhóm chính cho trẻ cùng nhận xét. - Yêu cầu trẻ chỉ ra những mặt của nhóm mình, nhóm bạn đã làm được, những cái cần bổ xung cho lần chơi sau. - Cô tổng hợp các ý kiến và nêu nhận xét cho trẻ nắm được, động viên nhóm chơi tôt, khuyến khích nhóm còn phải bổ sung nhiều. Hoạt động 3: Cho trẻ hát “ hãy lắng nghe” và thu dọn đồ chơi. 4. Đánh giá cuối buổi:

File đính kèm:

  • docChu de ban than(3).doc