Giáo án Chủ điểm 7: Mùa hè đến (Lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng)

* Phát triển vận động:

- Trẻ đi, đứng, chạy, nhảy vững vàng.

*Tập các kỹ năng vận động:

- Trẻ thực hiện được các kỹ năng vận động cơ bản, biết phối hợp tay chân của cơ thể khi bò, ném.

* Dinh dưỡng sức khỏe:

 - Trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết

- Nhận biết một số dấu hiệu không an toàn trong mùa hè.

 * Phát triển vận đông:

- Dạy trẻ thực hiện các vận động: đi, chạy, nhảy thông qua các hoạt đông học tập và vui chơi.

* Tập các kỹ năng vận động:

- Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang

 : tung bắt bóng bằng 2 tay

 * Dinh dưỡng sức khỏe:

- Hướng dẫn trẻ quan sát thời tiết, sử dụng đồ dùng cá nhân để bảo vệ cơ thể.

- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và về sinh trong ăn uống.

- Biết một số loại nước giải khát trong mùa hè.

- Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của mùa hè.

- Phân biệt được một số hiện tượng của thiên nhiên: Gió thổi, mưa to, mưa nhỏ, sấm, chớp.

* Luyện và phối hợp các giác quan:

- Cho trẻ nghe âm thanh tiếng mưa, sấm.

* Nhận biết:

- Dạy trẻ những đặc điểm nổi bật của mùa hè.

- Nhận biết trang phục mùa hè.

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 79784 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ điểm 7: Mùa hè đến (Lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG MẦM NON CLC NỤ CƯỜI TRẺ THƠ CHỦ ĐIỂM 7: MÙA HÈ ĐẾN Lớp: Kitty Lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng Giáo viên: Lê Thị Thái – Đoàn Minh Phương. Năm học: 2012 - 2013 LỚP KITTY CHỦ ĐIỂM 7: MÙA HÈ ĐẾN (Thời gian 3 tuần từ 29/04 – 17/05/2013) Hoạt động có chủ đích Tuần 1 Nước và các hiện tượng thiên nhiên. Từ 29/04 – 03/05/2013 Tuần 2 Thời trang mùa hè. Từ 06/05 – 10/05/2013 Tuần 3 Bé lên mẫu giáo. 13/05 – 17/05/2013 NBTN Trò chuyện về Nước Trang phục của bé. Trò chuyện: Bé lên mẫu giáo Âm nhạc Nghỉ 30/04 - DH: Mùa hè đến - NH: Cho tôi đi làm mưa với - DH: Cháu đi mẫu giáo - TCAN: Đoán tên bạn hát NBPB Tạo hình Nghỉ 01/05 TH Vẽ ông mặt trời TH Xé dán trang trí mành cửa sổ Văn học Truyện: Cóc gọi trời mưa. Thơ: Bóng mây (t/g: Thanh Hào) Thơ: Sao lấp lánh. Vận động VĐ: bò thấp chui qua cổng - TCVĐ: Bắt bướm - VĐCB: Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang - TCVĐ: Bóng tròn to - VĐCB: tung bắt bóng bằng 2 tay - TCVĐ: Trời nắng trời mưa KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM 7: MÙA HÈ ĐẾN RỒI Thời gian thực hiện: 3 tuần ( Từ ngày 29/04 – 17/05/2013 ) STT Lĩnh vực phát triển Mục tiêu Nội dung Ghi chú 1 Phát triển thể chất * Phát triển vận động: - Trẻ đi, đứng, chạy, nhảy vững vàng. *Tập các kỹ năng vận động: - Trẻ thực hiện được các kỹ năng vận động cơ bản, biết phối hợp tay chân của cơ thể khi bò, ném. * Dinh dưỡng sức khỏe: - Trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết - Nhận biết một số dấu hiệu không an toàn trong mùa hè. * Phát triển vận đông: - Dạy trẻ thực hiện các vận động: đi, chạy, nhảy thông qua các hoạt đông học tập và vui chơi. * Tập các kỹ năng vận động: - Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang : tung bắt bóng bằng 2 tay * Dinh dưỡng sức khỏe: - Hướng dẫn trẻ quan sát thời tiết, sử dụng đồ dùng cá nhân để bảo vệ cơ thể. - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và về sinh trong ăn uống. - Biết một số loại nước giải khát trong mùa hè. 2 Phát triển nhận thức - Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của mùa hè. - Phân biệt được một số hiện tượng của thiên nhiên: Gió thổi, mưa to, mưa nhỏ, sấm, chớp... * Luyện và phối hợp các giác quan: - Cho trẻ nghe âm thanh tiếng mưa, sấm... * Nhận biết: - Dạy trẻ những đặc điểm nổi bật của mùa hè. - Nhận biết trang phục mùa hè. 3 Phát triển ngôn ngữ - Trẻ biết trả lời câu hỏi và biết đặt câu hỏi với người khác. - Trẻ biết đọc thơ diễn cảm và biết thể hiện tình cảm khi hát. * Nghe: - Nghe cô đọc thơ, kể chuyện, hát về mùa hè. * Nói: - Dạy trẻ đọc thơ: Bóng mây, trăng sáng. - Trò chuyện về thời tiết mùa hè. - Trò chuyện, hướng dẫn trẻ cách thể hiện giọng nói của các nhân vật trong truyện. 4 Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ - Biết chào hỏi cảm ơn người khác. - Bước đầu trẻ hiểu được sự cần thiết của nước, lợi ích của nước đối với sức khỏe. - Dạy trẻ di màu, dính dán trang phục mùa hè. -Dạy trẻ thuộc và vận động nhịp nhàng theo nhạc một số bài hát: Mùa hè đến, cùng múa vui, cháu đi mẫu giáo. - Dạy trẻ một số hành động tiết kiệm nước. Kế hoạch hoạt động tuần 1: Nước và các hiện tượng thiên nhiên. Nội dung HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện - Cô tươi vui đón trẻ vào lớp, nhẹ nhàng đưa trẻ vào góc chơi theo nhóm nhỏ. - Trò chuyện với trẻ về nước + đây là gì? + nước dùng để làm gì? - Điểm danh theo sổ Thể dục sáng - Cho trẻ thể dục theo nhạc Hoạt động học Trò chuyện về Nước Nghỉ 30/4 Nghỉ 1/5 Văn học Truyện: Cóc gọi trời mưa. Vận động VĐ: Bò thấp chui qua cổng - TCVĐ: Bắt bướm Hoạt động góc - Góc gia đình: + Chơi với búp bê: Cho trẻ tập bế em đúng cách và cho em ăn + nấu ăn - Góc HĐVĐV: - xâu hoa, xây công viên - Góc tạo hình: tô màu, dán vẽ theo ý thích Hoạt động ngoài trời - MĐ: vẽ phấn tự do - TC: nu na nu nống - Chơi tự do Nghỉ 30/4 Nghỉ 1/5 - MĐ: vẽ phấn tự do - TC: nu na nu nống - Chơi tự do - MĐ: QS cây cho bóng mát - VĐ: Dung dăng dung dẻ - Chơi tự do Hoạt động chiều VĐ: Dung dăng dung dẻ, tập tầm vông, trời nắng trời mưa - xem tranh về mua mưa. - vệ sinh cho trẻ - trả trẻ Nghỉ 30/4 Nghỉ 1/5 - xem tranh về mua mưa. - vệ sinh cho trẻ - trả trẻ - Nêu gương bé ngoan. - Cho trẻ hát các bài đã học. - vệ sinh cho trẻ - trả trẻ Kế hoạch ngày Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Thứ 2 (29/4/2013) NBTN Trò chuyện về Nước 1. Kiến thức: - Trẻ biết gọi tên nước, 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô to, rõ ràng 3.Thái độ : - Trẻ Biết uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe, nhất là mùa hè cần uống nhiều nước. - GD trẻ : Không nghịch nước, tiết kiệm nước. - Nước đun sôi để nguội đủ cho trẻ uống. 1. Hoạt động 1: - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: “Nước,Nước ” “Nước ơi, nước Rửa mặt cho tôi Để tôi mắt sáng Để má tôi hồng” - Đàm thoại cùng trẻ. 2. Hoạt động 2 * Nước để uống +Cô mời vài trẻ lên uống nước. cô yêu cầu trẻ nhìn, sau đó uống nước. + Cô hỏi trẻ: - Đây là gì? -Nước có màu gì? - Nước dùng để làm gì? => Cô giải thích: Nước không có màu không có mùi, không có vị, nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, cơ thể của các con cần nước, vì thế các con cần phải uống nước đều đặn nhé. * Nước để rửa mặt rủa tay,để tăm gội. + Cô cho trẻ thử tay vào nước và hỏi: - Nước trong chậu có màu gì? - Rửa tay xong con thấy thế nào? => Cô chốt: Nước còn để rửa mặt rủa tay,để tăm gội.giặt quần áo,nước quan trọng đối với côn người. vì vậy, chúng ta phải bảo vệ nguồn nước và dùng tiết kiệm, khi lấy nước xong,các con phải biết vặn chặt vòi nước để nước khỏi chảy ra ngoài. * Giáo dục: Trẻ biết tiết kiệm nước trong mỗi lần rửa tay 3. Hoạt động 3: - Nhận xét, động viên trẻ Thứ 3 (30/4/2013) NGHỈ 30/4 Thứ 4 (1/5/2013) NGHỈ 1/5 Thứ 5 (02/5/2013) Văn học Truyện: Cóc gọi trời mưa. 1. Kiến thức: Trẻ biết tên truyện, nói được tên các nhân vật trong truyện. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô to, rõ ràng 3.Thái độ : - Trẻ hứng thư nghe cô kể. Tranh vẽ minh họa 1. Hoạt động 1: - Cô bật đĩa cho trẻ nghe bài hát :”Cho tôi đi làm mưa với” – nhạc và lời: Hoàng Hà và hỏi trẻ: - Đàm thoại cùng trẻ. 2. Hoạt động 2 2.1 Kể chuyện cho trẻ nghe + Lần 1, giới thiệu tên truyện + Lần 2 sử dụng tranh minh họa - Đàm thoại cùng trẻ + Cô vừa kể cho con nghe truyện gì? + Trong truyện có những ai? + Trời nắng kéo dài làm cho cây ngô, cây lúa như thế nào? + Con gì không có nước để uống? + Con gì đã lên trời? + Cóc gọi trời mưa như thế nào? + Nghe tiếng cóc gọi ,ông trời đã làm gì? + Có mưa, gà, vịt,ngô, lúa như thế nào? => Từ đó cứ nghe tiếng cóc gọi kêu ọc .ọc….ông trời lại cho mây đen đổ mưa. + lần 3 có tranh minh họa * Giáo dục: Trẻ biết tiết kiệm nước trong mỗi lần rửa tay 3. Hoạt động 3: - Nhận xét, động viên trẻ Thứ 6 (03/5/2013) Vận động VĐ: Bò thấp chui qua cổng - TCVĐ: Bắt bướm 1. Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp các vận động của chân tay để bò một cách chính xác và liên tục rồi chui qua cổng 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn và khéo léo 3. Thái độ - Trẻ mạnh dạn và hứng thú tham gia tập cùng cô và các bạn. - vạch xuất phát - 2 Công chui. 1. Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ theo vòng tròn, cô điều khiển vận tốc của trẻ: đi nhanh, đi chậm, chạy, đi chậm dần, sau đó đứng thành hình vòng tròn 2. Hoạt động 2: * Trọng động: Đứng đội hình vòng tròn a) BTPTC: - ĐT Tay: quay tay dọc thân (2x8N) - ĐT bụng: đứng cúi người về phía trước (2x8N) - ĐT chân: đá chân về phía trước (2x8N) - ĐT bật : bật tiến về phía trước(2x8N) b)VĐCB: Bò thấp chui cổng - Cô giới thiệu tên bài + làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu 2 lần + Phân tích động tác: Cô đứng đầu hàng đi đến vạch xuất phát,khi có hiệu lệnh chuẩn bị,cô qùi gối chông 2 tay xuống đất khi có hiệu lệnh bò thì bò về phía trước cô kết hợp chân nọ tay kia khi đến gần cổng cô cúi đầu xuồng và bò qua cổng xao cho cổng không bị đổ, sau khi bò qua cổng cô đi về đầu hàng - Cô cho trẻ thực hiện + Cô cho 1 trẻ thực hiện và cả lớp nhận xét + Lần 1: Cho từng tốp 2 trẻ tập/ lượt. Cô sửa sai và khuyến khích trẻ yếu, nhút nhát thi đua tập với các bạn. + Lần 2: Cô cho trẻ thi nhau bò qua cổng rồi nhận quà tặng c, TCVĐ : Con bọ rùa. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. Cô chơi mẫu cho trẻ xem. Cho trẻ chơi 2-3 lần. * Hồi tĩnh: Làm đàn chim bay nhẹ nhàng 3. Kết thúc: Nhận xét, động viên trẻ. Kế hoạch hoạt động tuần 2: Thời trang mùa hè (6/5 – 10/5/2013) Nội dung HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện - Cô tươi vui đón trẻ vào lớp, nhẹ nhàng đưa trẻ vào góc chơi theo nhóm nhỏ. - Trò chuyện với trẻ về mùa hè: + Mùa hè chúng mình mặc quần áo gì? + Bạn trai mặc gì? Còn bạn gái? - điểm danh theo sổ Thể dục sáng Cho trẻ tập theo bài “Gà gáy” Hoạt động học NBTN Trang phục của bé. Âm Nhạc - DH: Mùa hè đến - NH: Cho tôi đi làm mưa với Tạo hình Vẽ ông mặt trời Văn học Thơ: Bóng mây (t/g: Thanh Hào) Vận động - VĐCB: Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang - TCVĐ: Bóng tròn to Hoạt động góc - Góc gia đình: + Chơi với búp bê: Bế em cho em ăn, đưa em đi chơi. + Chơi nấu ăn: Cho trẻ tập quấy bột và tập chế biến thức ăn cho em. - Góc xây dựng: + Xếp đường đi cho các con vật. . - Góc tạo hình: + Tập xé giấy thành con gà. + Xâu các con vật. Hoạt động ngoài trời - MĐ: QS thời tiết mùa hè - TCVĐ: Rồng rắn lên mây - Chơi tự chọn. - MĐ: Ôn bài hát “mùa hè đến” - TCVĐ: Thả đỉa ba ba - Chơi tự chọn. - Vẽ phấn tự do - TCVĐ: trời nắng trời mưa - Chơi tự chọn. - MĐ: tưới nước cho cây - CVĐ: Nu na nu nống - Chơi tự chọn. - MĐ: trò chuyện về mùa hè - CVĐ: cáo ơI ngủ à? - Chơi tự chọn. Hoạt động chiều VĐ: Dung dăng dung dẻ, tập tầm vông, trời nắng trời mưa - Nghe băng ca nhạc trên đài - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ - Ôn lại các bài hát đã học - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ - Chơi sáng tạo ở các góc - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ Xem tranh về quần áo mùa hè - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ - Nêu gương bé ngoan. - Cho trẻ hát các bài đã học. - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ Kế hoạch ngày Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Thứ 2 (07/05/2012) NBTN: Trang phục của bé. 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi tên được đồ dùng của mình như: quần, áo, mũ, váy, - Trẻ biết được công dụng của những đồ dùng của mình. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô 3. Thái độ: - Trẻ biết nâng niu giữ gìn đồ dùng của mình. Đồ dùng quần, áo,mũ , váy (Đồ thật ) 1. Hoạt động 1: - Cô cho trẻ hát bài hát: “Mùa hè đến” - Các con vừa hát bài hát gì? - Mùa hè đến các cần mang những trang phục gì để mặc? 2. Hoạt động 2: * Quan sát và đàm thoại: + Cô đưa quần đùi ra và hỏi trẻ: - Cô có cái gì đây? - Quần đùi dùng để là gì? - Quần đùi có màu gì? - Quần đùi mặc vào mùa gì? => Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ gọi tên quấn đùi. + Cô đưa cái áo ra và hỏi trẻ: - Cô có cái gì đây? - Cái áo có màu gì? - Cái áo dùng để làm gì? - Cái áo này mặc vào mùa nào? => Cô cho cả lớp, cá nhân trẻ gọi tên áo. + Tương tự cô đưa cái váy ra và trẻ gọi tên và hỏi trẻ tương tự như trên. + Cô hỏi trẻ: vừa rồi cho các con làm quen về trang phục mùa hè của bé. => Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn và bảo vệ những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của trẻ 3. Hoạt động 3: - Cô cho trẻ chơi lô tô, chọn những quần áo mặc mùa hè - Cô nhận xét giờ học Thứ 3 (08/05/2012) Âm nhạc - DH: Mùa hè đến - NH: Cho tôi đi làm mưa với 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài và hát đúng giai điệu của bài hát 2. Kỹ năng: - Trẻ nhận ra được giai điệu của bài hát 3. Thái độ: -Trẻ thích nghe cô hát và hưởng ứng theo giai điệu bài. - Trẻ hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn. - đài đĩa bài hát 1. Hoạt động 1 - Cô trò chuyện với trẻ về mùa hè qua tranh vẽ cảnh mùa hè và đàm thoại: + Mùa hè, thời tiết như thế nào? + Khi đi ra ngoài đường trời nắng nóng, các cháu phải làm gì? (đội mũ nón) + Mùa hè, chúng ta phải ăn uống để giữ gì sức khỏe? (uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả) 2. Hoạt động 2: 2.1 DH: Mùa hè đến - Cô giới thiệu tên bài hát - Cô hát mẫu: + Lần 1: hát xong và hỏi lại tên bài hát + Lần 2: giảng giải nội dung bài hát “mùa hè thật là đẹp, có chim, có bướm, có hoa. Mặt trời buổi sáng thật đẹp, ấm áp khiến muôn loài cùng thức dậy và ca hát. - Các cháu có yêu mùa hè không? Bây giờ chúng ta cùng hát vui về mùa hè nhé!” - Trẻ hát + Cô và cả lớp hát 1 lần. (Cô lưu ý sửa sai cho trẻ). + Tổ, nhóm, cá nhân hát - Cô chú ý hát cùng và sửa sai cho trẻ 2.2 NH: Cho tôi đi làm mưa với - Cô giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe 2 lần + lần 1: hỏi lại tên bài hát. + Bật nhạc .bài hát cho trẻ nghe. 3. Hoạt động 3 Cô nhận xét và động viên trẻ. Thứ 4 (09/05/2012) Tạo hình Vẽ ông mặt trời 1.Nhận thức - Trẻ làm quen với các nét cong tròn, kết hợp nét thẳng, nét xiên để vẽ ông mặt trời 2. Kĩ năng - Trẻ bước đầu biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế Thái độ - trẻ hứng thú với bài học - Rổ đựng màu - Hình mẫu của cô - Bút sáp màu 1. Hoạt động 1 Cô và trẻ cùng hát bài «  cháu vẽ ông mặt trời » và hỏi trẻ : + Con vừa hát bài gì ? + Bài hát nói về ai ? - Giới thiệu vào bài 2.Hoạt động 2 a. Cô đưa tranh mẫu của cô để trẻ nhận xét + Tranh vẽ hình gì đây? + Ông mặt trời hình gì? + Cái gì đây? Tia nắng dài hay ngắn? b. Cô vẽ mẫu cho trẻ xem - Cô vừa vẽ vừa phân tích cách vẽ cho trẻ xem: cô vẽ hình tròn làm ông mặt trời, nét thẳng và xiên làm những tia nắng c. Trẻ thực hiện Cô phát đồ cho trẻ thực hiện Trẻ thực hiện + Cô quan sát hướng dẫn trẻ, nhắc nhở tư thế ngồi và cách tô màu Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: + Con đang làm gì? + Con vẽ gì? Ông mặt trời màu gì? - Nhận xét sản phẩm và hỏi trẻ + Cô nhận xét chung cả lớp 3.Hoạt động 3 - Cô nhận xét giờ học và khuyến khích trẻ Thứ 5 (10/5/2012) Văn học Thơ: Bóng mây 1. Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô và đọc thơ to, rõ ràng 3.Thái độ : - Trẻ hứng thú với bài học Tranh minh họa 1. Hoạt động 1: - Cô đố trẻ: “ mùa gì nóng nực Trời nắng chang chang Đi học, đi làm Phải đội mũ nón?” (Muà hè) - Cô đàm thoại cùng trẻ. - Giới thiệu vào bài 2. Hoạt động 2: 2.1. Đọc và giảng giải nội dung - Cô đọc thơ lần 1- Hỏi lại trẻ tên bài thơ - Cô đọc thơ lần 2 + Tranh minh họa. - Đàm thoại + Cô đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về ai? + Hôm nay bầu trời như thế nào? + Mẹ phải làm gì ngoài đồng? + Để thể hiện tình cảm của mình em bé ước gì? Để làm gì? - Cô đọc lần 3 2.2. Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc từng câu, trẻ nhắc lại - Cô và cả lớp đọc 2- 3 lần. - Mời nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc to, rõ ràng. 3. Hoạt động 3: - Nhận xét, động viên trẻ Thứ 6 (11/05/2012) Vận động - VĐCB: Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang - TCVĐ: Bóng tròn to 1. Kiến thức: - Dạy trẻ kỹ năng trườn sấp. - Kỹ năng trườn sấp thành thạo phối hợp chõn tay nhịp nhàng, mắt nhỡn về phớa trước rồi đi về cuối hàng 2. Kỹ năng: - phát triển cơ tay, bụng và sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, mắt - phát triển tố chất khỏe mạnh, nhanh nhẹn 3. Thái độ - Trẻ mạnh dạn và hứng thú tham gia tập cùng cô và các bạn. - vạch xuất phát - các vòng tròn 1. Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ theo vòng tròn, cô điều khiển vận tốc của trẻ: đi nhanh, đi chậm, chạy, đi chậm dần, sau đó đứng thành hình vòng tròn 2. Hoạt động 2: * Trọng động: Đứng đội hình vòng tròn a) BTPTC: - Tay đưa ra trước- lên cao- ngang vai - thả xuôi (2 lần 4 nhịp) - Chân: tay chống hông- khụyu gối (6L-2N) - Bụng: cúi gập nguời (2L-4N) - Bật: chân bật tại chỗ, tay chống hông b.VĐCB: Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang - Cô giới thiệu thiêụ bài tập: Chuyền bắt bóng bằng 2 tay theo hàng ngang. - Cô làm mẫu ; + Lần 1: cô làm mẫu không giải thích + Lần 2: cô làm mẫu kết hợp giải thích. - Khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô cầm bóng bằng 2 tay, chân đứng thẳng bằng vai. Khi có hiệu lệnh “chuyền bóng” cô sẽ đưa bóng sang bên cạnh, người bên cạnh sẽ phải đỡ bóng bằng 2 tay và tiếp tục chuyền cho người bên cạnh, cứ như thế cho đến người cuối hàng rồi lại chuyền quay lại cho bạn đứng đầu hàng. + Lần 3: cô cho trẻ cùng làm thử với cô. Trẻ thực hiện Cô cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang và chuyền bóng theo hàng ngang. Cho trẻ thực hiện 2-3 lần. Cho trẻ về 2 hàng tổ chức thi đua cho trẻ Cho trẻ thực hiện 2-3 lần. Nhận xét khen trẻ . c) TCVĐ : bóng tròn to - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. Cô chơi mẫu cho trẻ xem. Cho trẻ chơi 2-3 lần. * Hồi tĩnh: Làm đàn chim bay nhẹ nhàng 3. Kết thúc: Nhận xét, động viên trẻ. Kế hoạch hoạt động tuần 3: Bé lên mẫu giáo(13/5 - 17/5/2012) Nội dung HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Trò chuyện - Cô tươi vui đón trẻ vào lớp, nhẹ nhàng đưa trẻ vào góc chơi theo nhóm nhỏ. - Trò chuyện với trẻ về trường, lớp + Con đang học lớp gì? + Con được lên lớp lớn hơn, con có vui không? - điểm danh theo sổ Thể dục sáng Cho trẻ tập theo bài “nào chúng ta cùng tập thể dục” Hoạt động học NBTN Trò chuyện: Bé lên mẫu giáo Âm Nhạc - DH: Cháu đi mẫu giáo - TCAN: Đoán tên bạn hát TH Xé dán trang trí mành cửa sổ Văn học Thơ: Sao lấp lánh. Vận động - VĐCB: tung bắt bóng bằng 2 tay - TCVĐ: Trời nắng trời mưa Hoạt động góc - Góc gia đình: + Chơi với búp bê: Bế em, nói chuyện với em, đưa em đi chơi. + Chơi nấu ăn: Cho trẻ tập quấy bột và tập chế biến thức ăn cho em. - Góc HĐVĐV: chơi lắp ghép, xếp hồ nước, xâu vòng các loại đồ chơi - Góc nghệ thuật: xem tranh và gọi tên một số nguồn nước, tranh lớp mẫu giáo của bé, Hoạt động ngoài trời - Vẽ tự do - CVĐ: trốn tìm - Chơi tự do - MĐ: Ôn bài hát “cháu đi mẫu giáo” - TCVĐ: tập tầm vông - Chơi tự chọn. - MĐ: trò chuyện về lớp mẫu giáo - TCVĐ: bắt bóng - Chơi tự chọn. - quan sát cây cối mùa hè - CVĐ: Trời nắng, trời mưa - Chơi tự chọn. - MĐ: Quan sát và tập nhận xét về thời tiết - CVĐ: mèo đuổi chuột - Chơi tự chọn. Hoạt động chiều VĐ: Dung dăng dung dẻ, tập tầm vông, trời nắng trời mưa - luyện kĩ năng chào hỏi cho trẻ - vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - rèn cách bê, xếp ghế - vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - Chơi sáng tạo ở các góc - vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - rèn kĩ năng ngồi ngay ngắn trong giờ học - vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - Nêu gương bé ngoan. - vệ sinh, nêu gương, trả trẻ Kế hoạch ngày Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Lưu ý Thứ 2 (13/05/2013) NBTN: Trò chuyện : Bé lên mẫu giáo 1. Kiến Thức - Nhớ được tên trường, lớp và các bạn. Hiểu được là con lớn được hơn và được lên lớp mẫu giáo 2. Kỹ năng: - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú với bài học Tranh minh họa về trường, lớp 1. Hoạt động 1: - Cô và trẻ cùng hát bài ‘trường của cháu đây là trường mầm non” - Giới thiệu vào bài 2. Hoạt động 2: - Cô đưa tranh và đàm thoại + Cô có tranh gì đây? + Tranh vẽ ai? + Bạn nhỏ đó đang làm gì? + Thế còn các con, buổi sáng ai đưa con đến lớp? + Lớp chúng mình tên là gì? + Có những cô nào và bạn gì? + Giờ con được mấy tuổi rồi? => Từ 3 tuổi trở lên con sẽ được chuyển lên lớp mẫu giáo bé, ở lớp mới con có thêm nhiều bạn mới và cô giáo mới, rồi được học và chơi thêm nhiều hơn nữa. Con có thích không? + Khi lên lớp mới có được khóc nhè không? - Bạn nào đi học không khóc nhè và lễ phép mới là bé ngoan đấy vì chúng mình học giỏi và đủ tuổi nên được lên lớp lớn đấy! 3. Hoạt động 3: - Cô và trẻ cùng hát bài “lời chào buổi sáng” - Cô nhận xét giờ học Thứ 3 (14/05/2013) Âm nhạc - DH: Cháu đi mẫu giáo - TCAN: Đoán tên bạn hát 1. Kiến Thức - Trẻ biết tên và lời bài hát, bước đầu thuộc bài hát “cháu đi mẫu giáo” 2. Kỹ năng: - Trẻ nhớ tên và thuộc lời bài hát: cháu đi mẫu giáo. 3.Thái đô : -Trẻ hứng thú hát và tham gia trò chơi cùng cô với các bạn. - Đàn nhạc bài “cháu đi mẫu giáo” 1. Hoạt động 1 - Trò chuyện với trẻ về trường, lớp - Giới thiệu bài hát. 2. Hoạt động 2: * DH: cháu đi mẫu giáo - Cô giới thiệu tên bài hát+ Tên tác giả. - Cô hát mẫu + vận động + Lần 1: hát xong và hỏi lại tên bài hát + Lần 2: vận động theo giai điệu bài hát + giảng giải nội dung bài hát qua đàm thoại - Bài hát nói về điều gì? - Bé được lên lớp gì? - Trẻ hát + vận động + Cô và cả lớp hát 1 lần. Cô lưu ý sửa sai cho trẻ. + Tổ, nhóm, cá nhân hát + vận động - Cô chú ý hát cùng và sửa sai cho trẻ * TC: đoán tên bạn hát - Cô giới thiệu tên trò chơi và luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Hoạt động 3 Cô nhận xét và động viên trẻ. Thứ 4 (15/05/2013) TH Xé dán mành cửa sổ 1. Kiến Thức - 2. Kỹ năng: - 3.Thái đô : 1.Hoạt động 1 Cô và trẻ cùng chơi trò chơi : » Trời nắng, trời mưa » - giới thiệu vào bài Hoạt động 2 3. Hoạt động 3 - Cô nhận xét giờ học và khuyến khích trẻ Thứ 5 (16/05/2013) Văn học Thơ: Sao lấp lánh. 1. Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung và bước đầu thuộc lời bài thơ 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô và đọc thơ to, rõ ràng 3.Thái độ : -Trẻ hứng thú với bài học. Tranh minh họa 1. Hoạt động 1: - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm - Cô giới thiệu vào bài 2. Hoạt động 2: 2.1. Đọc và giảng giải nội dung - Cô đọc thơ lần 1- Hỏi lại trẻ tên bài thơ - Cô đọc thơ lần 2 + Tranh - Đàm thoại + Cô Vừa đọc bài thơ gì? + Có ngôi xao ở đâu? - Cô đọc lần 3 => Giáo dục trẻ 2.2. Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc từng câu, trẻ nhắc lại - Cô và cả lớp đọc đồng thanh - Mời nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc to, rõ ràng. 3. Hoạt động 3: - Nhận xét, động viên trẻ Thứ 6 (17/05/2013) Vận động - VĐCB: Tung bắt bóng bằng 2 tay. - TCVĐ: Trời nắng trời mưa 1. Kiến thức: -Trẻ nhớ được tên bài vận động và biết tung bắt bóng bằng hai tay 2. Kỹ năng: - Trẻ biết dùng hai tay để tung và bắt bóng mà không để bóng rơi xuống đất - rèn kĩ năng khéo léo và nhanh nhẹn của trẻ 3. Thái độ - Trẻ mạnh dạn và hứng thú tham gia tập cùng cô và các bạn. - Sàn tập sạch, bằng phẳng. Bóng to của cô và bóng đủ số trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ theo vòng tròn, cô điều khiển vận tốc của trẻ:đi nhanh, đi chậm, chạy, đi chậm dần, sau đó đứng thành hình vòng tròn 2. Hoạt động 2: * Trọng động: Đứng đội hình vòng tròn a, BTPTC: Cỏ thấp – cây cao - ĐT1 cỏ thấp : ngồi xuống - ĐT 2 cây cao: giơ 2 tay lên - ĐT 3 cây nghiêng: giơ 2 tay lên và nghiêng sang 2 bên b)VĐCB: Tung bắt bóng bằng hai tay - Cô giới thiệu tên bài + làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu 2 lần + Phân tích động tác: Cô đứng tại chỗ, tay thả tự nhiên. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị”, một tay cô cầm quả bóng. Khi có hiệu lệnh “tung”, cô tung bóng lên cao và nhanh chóng bắt lại quả bóng sao cho bóng không rơi xuống đất. Khỉ hết lượt cô về đúng chỗ đứng của mình - Cô cho trẻ thực hiện + Cô cho 1 trẻ thực hiện và cả lớp nhận xét + Lần 1: Cho từng tốp 2 trẻ tập/ lượt. Cô sửa sai và khuyến khích trẻ yếu, nhút nhát thi đua tập với các bạn. + Lần 2: Cô cho trẻ thi nhau xem ai bật nhanh nhất - cho 1 trẻ tập khá lên tập lại và hỏi lại trẻ: + con tập bài gì? => Giáo dục trẻ : không chen lấn xô đẩy và cần chờ tới lượt khi cô gọi đến tên. c) Trò chơi: Trời nắng, trời mưa - Cô giới thiệu tên trò chơi và hỏi trẻ lại cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần * Hồi tĩnh: Làm đàn chim bay nhẹ nhàng 3. Kết thúc: Nhận xét, động viên trẻ. Bóng mây Hôm nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

File đính kèm:

  • docmuua he.doc