I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết hát và vận động theo nhạc bài hát: Cho tôi đi làm mưa với
- Hát đúng lời, đúng nhạc
- Nhận biết các hiện tượng thiên nhiên khi trời mưa: gió, sấm chớp
- Hiểu được tầm quan trọng của mưa
- So sánh số lượng hai tập hợp trong phạm vi 8
- Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng và khám phá của trẻ.
II. chuẩn bị:
Truyện: giọt nước tí xíu, tranh cảnh vật, hoa.
Tranh vẽ thỏ và dù, bút sáp màu.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: giọt nước tí xíu
Đàm thoại về quy trình tạo ra mưa.
Khi mặt trời chiếu xuống hồ nước, các giọt nước cảm thấy thế nào?
Các giọt nước đã đi đâu?
Các giọt nước gặp không khí lạnh đã tạo thành gì?
Các đám mây đi chơi và gặp cảnh gì?
Tại sao cảnh vật lại khô cháy?
Khi có mưa cảnh vật như thế nào?
Hoạt động 2: Mưa có ích gì?
Cho trẻ xem tranh 1: cảnh vật tươi tốt
Cho trẻ xem tranh 2: cảnh vật héo úa, ủ rũ
Cho trẻ so sánh 2 bức tranh và nói lên suy nghĩ của trẻ.
Tại sao bức tranh đầu cảnh vật tươi tốt?
Tại sao trong bức tranh thứ 2 cảnh vật lại héo úa?
Cây xanh cần có gì để luôn xanh tươi?
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6478 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Giọt nước tí xíu (lớp : Lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: giọt nước tí xíu
lớp : Lá
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết hát và vận động theo nhạc bài hát: Cho tôi đi làm mưa với
- Hát đúng lời, đúng nhạc
- Nhận biết các hiện tượng thiên nhiên khi trời mưa: gió, sấm chớp…
- Hiểu được tầm quan trọng của mưa
- So sánh số lượng hai tập hợp trong phạm vi 8
- Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng và khám phá của trẻ.
II. chuẩn bị:
Truyện: giọt nước tí xíu, tranh cảnh vật, hoa.
Tranh vẽ thỏ và dù, bút sáp màu.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện: giọt nước tí xíu
Đàm thoại về quy trình tạo ra mưa.
Khi mặt trời chiếu xuống hồ nước, các giọt nước cảm thấy thế nào?
Các giọt nước đã đi đâu?
Các giọt nước gặp không khí lạnh đã tạo thành gì?
Các đám mây đi chơi và gặp cảnh gì?
Tại sao cảnh vật lại khô cháy?
Khi có mưa cảnh vật như thế nào?
Hoạt động 2: Mưa có ích gì?
Cho trẻ xem tranh 1: cảnh vật tươi tốt
Cho trẻ xem tranh 2: cảnh vật héo úa, ủ rũ
Cho trẻ so sánh 2 bức tranh và nói lên suy nghĩ của trẻ.
Tại sao bức tranh đầu cảnh vật tươi tốt?
Tại sao trong bức tranh thứ 2 cảnh vật lại héo úa?
Cây xanh cần có gì để luôn xanh tươi?
Hoạt động 3: Thỏ che dù.
Cho mỗi trẻ một bức tranh, hàng dưới là thỏ, hàng trên là dù.
Trẻ nối thỏ với dù, sau đó đếm xem có bao nhiêu thỏ che dù.
So sánh số thỏ và số dù.
kết thúc
GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: truyện “ Giọt nước tí xíu”Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiênLứa tuổi: 5 – 6 tuổi.I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Kiến thức- Trẻ biết tên truyện “Giọt nước Tí Xíu”, tên các nhân vật trong truyện: Giọt nước Tí xíu, Ông Mặt Trời, và các bạn giọt nước, trẻ hiểu nội dung của câu truyện, hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa rơi xuống.- Hiểu từ khó “Tí xíu” là rất nhỏ- Hiểu lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật trên trái đất2. Kỹ năng - Trẻ lắng nghe và nhớ nội dung câu truyện.- Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu truyện, trẻ thể hiện được một số lời thoại của các nhân vật : Ông Mặt Trời, Giọt nước.3. Thái độ- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.- Trẻ có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.II - CHUẨN BỊ- Sa bàn minh hoạ câu truyện (Phía dưới là thùng tôn chứa nước, có gắn máy bơm để thể hiện sự tuần hoàn của nước). Hình ảnh các nhân vật :+ Tí xíu và các bạn giọt nước làm bằng những quả bóng bay to nhỏ khác nhau, bên ngoài vẽ trang trí mắt, miệng, chân tay.+ Ông mặt trời làm bằng quả bóng nhựa đỏ, bên trong có gắn bóng đèn điện, có dây điều khiển khi ẩn khi hiện.+ Cảnh biển làm bằng bọt xốp, những đám mây xanh, trắng, đen làm bằng bông. Tạo những dẫy núi từ bọt xốp và đất sét.- Máy chiếu đa chức năng, máy tính xách tay.- Đĩa phim hoạt hình “ Giọt nước Tí Xíu” do giáo viên vẽ tạo cảnh, làm hình ảnh động, lồng nhạc bài hát “Mưa xuân”, giọng kể của cô và giọng các nhân vật của một số trẻ.- Một mũ hình ông Mặt Trời và các mũ giọt nước cho trẻ đội để chơi trò chơi - Đàn oorgan có thu nhạc bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với”, “ Mưa xuân”, có tiếng gõ mõ để trẻ đọc đồng dao, tiếng gió, tiếng mưa, sấm chớp.III- CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn định tổ chức- Bật băng nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”- Các con vừa hát bài gì ? Các con biết gì về mưa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào.2/ Kể chuyện và đàm thoại*Cô kể lần 1 kết hợp với lời nói, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?- Trong câu truyện có những nhân vật nào?* Cô kể lần 2 bằng sa bàn, khi kể có sử dụng nhạc đệm không lời ở một số đoạn truyện.(Kể trích dẫn và đàm thoại)- Các con có biết “ Tí Xíu” là như thế nào không ?“ Tí Xíu” là rất bé, bé tí tẹo tèo teo. Bạn Tí Xíu trong câu truyện là một giọt nước rất bé. Cô cho trẻ xem hình ảnh các giọt nước to nhỏ khác nhau trên màn hình để trẻ so sánh.- Anh em nhà Tí Xíu rất đông, họ ở những nơi nào?- Một buổi sáng Tí Xíu đang chơi đùa cùng các bạn. Ông Mặt Trời toả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Ông Mặt Trời nói gì với Tí Xíu?- Giọng nói ông Mặt trời như thế nào? Ai nói được giọng ông Mặt Trời? (ồm ồm, ám áp).- Tí Xíu rất thích đi chơi nhưng Tí Xíu nhớ ra điều gì làm chú không đi được?- Ông Mặt Trời đã làm thế nào để Tí Xíu bay lên được?- Các con nhìn thấy hơi nước ở đâu?- Tí xíu Biến thành hơi nước rồi từ từ bay lên cao. Trước khi đi Tí Xíu nói gì với mẹ Biển Cả? - Tí Xíu kết hợp với các bạn hơi nước khác tạo thành gì?“Gió nhẹ nhàng….reo lên”. Tí Xíu và các bạn reo lên như thế nào? Ai có thể reo vui giống Tí Xíu ?- Trời mỗi lúc một lạnh hơn. Lúc này Tí Xíu cảm thấy như thế nào?Rồi một tia chớp vạch ngang bầu trời. Những tiếng sét nổ đinh tai, tiếng gió thổi ào ào ( Cô cho trẻ nghe tiếng sét, tiếng gió qua băng và làm động tác mô phỏng)- Qua câu truyện, các con thấy hiện tượng mưa diễn ra như thế nào?- Thế các con có biết nước dùng để làm gì không? + Nước dùng để ăn uống, để sinh hoạt, dùng để tưới cây…Nước còn là môi trường sống của động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống. Vậy để có nguồn nước sạch các con phải làm như thế nào?- Các con đã biết rất nhiều bài thơ, bài đồng dao về nước. Bây giờ cô và các con cùng đọc một bài đồng dao, các con thích đọc bài nào?* Kể lần 3: Sau đây, cô và các con cùng gặp lại bạn Tí Xíu trong bộ phim hoạt hình“ Giọt nước Tí xíu ".3/ Trò chơi “ Làm mưa”có sử dụng các mũđồ chơi(giọt nước, ông mặt trời)- Cho trẻ chơi trò chơi “ Làm mưa” : Cô đóng vai ông Mặt Trời, trẻ làm các giọt nước và chơi, lần sau cô đổi vai chơi cho trẻ.
- Trẻ hát và vận động theo băng nhạc.- Trẻ trả lời
- Trẻ ngồi quanh cô - Trẻ trả lời.- Trẻ trả lời.- Trẻ về chỗ ngồi- Trẻ trả lời và mô phỏng theo ý hiểu của mình
- Trẻ trả lời- Trẻ bắt chước: Thể hiện bằng giọng nói và vẻ mặt.- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình…
- Trẻ trả lời- Trẻ bắt chước
- Trẻ nói và mô phỏng động tác
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc một bài đồng dao mà trẻ biết.- Trẻ xem phim qua máy chiếu đa năng.- Trẻ chơi cùng cô, làm mưa to, mưa nhỏ.
File đính kèm:
- giot nuoc ti xiu.doc