I/ Mục đích - yêu cầu
1) Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên chuyện “ Một phen sợ hãi ” của tác giả Nguyễn Minh Thư. Nhớ được tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện, biết nhận xét đánh giá tính cách của từng nhân vật trong truyện , tích hợp một số nội dung :
+ Âm nhạc: trẻ biết hát đúng các bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố ” “ Em đi chơi thuyền ” “ Bài học giao thông”
+ MTXQ: Trẻ biết đi đúng luật khi tham gia giao thông, đi bộ vào lề đường phía bên tay phải, không nô đùa, chơi trên đường.
+ Toán : Nhận biết số lượng nhân vật.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ giao thông - Chủ đề nhánh: Bé học luật lệ an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện vòng II
Năm học 2008 - 2009
Môn học Hoạt động làm quen với văn học
Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ giao thông
Chủ đề nhánh : Bé học luật lệ an toàn giao thông
Đề tài: Truyện “ Một phen sợ hãi ”. Tác giả : Phạm Minh Thư
Loại tiết :Cung cấp kiến thức
Đối tượng trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn: 22/3/2009.
Ngày dạy: 31/3/2009.
Người soạn và thực hiện : Nguyễn Thị Thoa
Đơn vị : Trường MN Thanh Lâm - Lục Nam
I/ Mục đích - yêu cầu
1) Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên chuyện “ Một phen sợ hãi ” của tác giả Nguyễn Minh Thư. Nhớ được tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện, biết nhận xét đánh giá tính cách của từng nhân vật trong truyện , tích hợp một số nội dung :
+ Âm nhạc: trẻ biết hát đúng các bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố ” “ Em đi chơi thuyền ” “ Bài học giao thông”
+ MTXQ: Trẻ biết đi đúng luật khi tham gia giao thông, đi bộ vào lề đường phía bên tay phải, không nô đùa, chơi trên đường.
+ Toán : Nhận biết số lượng nhân vật.
2) Ký năng :
- Rèn kỹ năng chú ý nghe truyện, biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.
- 95 % trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện
3) Thái độ :
- Trẻ yêu thích môn học làm quen với văn học . Hứng thú nghe cô kể chuyện , tích cực trả lời câu hỏi của cô.
- Thông qua truyện giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.
- Giáo dục trẻ biết thực hiện đúng một số luật lệ khi tham gia giao thông.
II/ Chuẩn bị.
1) Đồ dùng của cô :
- Soạn giáo án đầy đủ trình bày khoa học.
-Tranh nổi minh hoạ nội dung truyện
- Đầu đĩa, màn hình, que chỉ.
- Tranh truyện để giảng nội dung.Hệ thốngcâu hỏi để đàm thoại cùng trẻ.
- Đàn ooc gan
- Cô thuộc truyện, kể diễn cảm đúng giọng điệu từng nhân vật. Cô sử dụng đồ dùng dạy học thành thạo.
- Địa điểm: Cô tổ chức các hoạt động giờ học trong lớp.
2) Đồ dùng của trẻ :
- Chỗ ngồi hợp lý.
- Tâm thế thoải mái trước khi vào giờ học.
- Trẻ thuộc 1 số bài hát : Em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền, bài học giao thông, bài thơ : Con tàu.
III/ Tổ chức hoạt động : (30 phút).
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú ( 4 phút)
- Cô giới thiệu khách
- Cô giới thiệu trò chơi “ Đi theo tín hiệu đèn giao thông ”
Luật chơi : Ai đi sai sẽ phải nhẩy lò cò một vòng.
Cách chơi : Cô đóng vai làm chú cảnh sát giao thông cầm đèn đứng ở giữa, trẻ đứng thành vòng tròn cầm tay nhau vừa đi vừa hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ” khi cô giơ đèn mầu gì thì trẻ phải đi đúng tín hiệu của đèn đó.
Tổ chức chơi : Cô đứng ở giữa vòng tròn tay cầm đèn xanh đèn đỏ cùng hát với trẻ.
Cô hát câu “ Đèn bật lên ” và giơ đèn đỏ
-Cô hát “ Đèn bật lên ” và giơ đèn xanh
Cô hỏi : Trên đường phố có những phương tiện giao thông nào ?
Những xe đó là loại phương tiện giao thông gì ?
Khi tham gia giao thông trên đường, các loại xe đi ở lòng đường còn người đi bộ đi ở đâu ?
Vậy mà có bạn cún con khi đi bộ trên đường phố lại đi ở giữa lòng đường . Để biết có chuyện gì xẩy ra với cún con hay không, cô mời các con cùng nghe cô kể câu chuyện “ Một phen sợ hãi ” của tác giả Phạm Minh Thư
Các con có thích nghe cô kể chuyện không ?
Vậy cô mời các con : ( Xúm xít, xúm xít )
* Hoạt động 2: (25 phút ) : Kể chuyện, tìm hiểu về nội dung truyện.
- Cô kể lần 1 : Kể diễn cảm cùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
Kể xong cô hỏi : Vừa rồi cô đã kể cho các con nghe câu truyện gì ? của tác giả nào ?
Cô nói : Hình ảnh của các nhân vật trong chuyện đã được hoạ sỹ vẽ lại thành các bức tranh rất sinh động. Các con có muốn vừa xem tranh vừa nghe cô kể chuyện không ?
- Kể chuyện lần 2 : Kể diễn cảm kết hợp tranh nổi Hỏi trẻ : Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì ? của tác giả nào?
- Giảng nội dung : Truyện một phen sợ hãi kể về một buổi đi chơi phố của cún anh và cún em. Cún anh thì vâng lời mẹ, đi trên vỉa hè phía bên phải, còn cún em lại đi giữa lòng đường suýt nữa cún em đã bị chiếc xe taxxi lao phải. lúc đó cún em rất sợ hãi và đã phải kêu cứu. Nhờ chú cảnh sát giao thông giúp nên cún em mới sang đường an toàn và cún em rất hối hận vì đã không vâng lời mẹ và đã không thực hiện đúng luật lệ giao thông nên đã bị một phen sợ hãi.
- Đàm thoại :
+ Câu truyện cô kể có tên là gì ? của tác giả nào ?
+Trong truyện có mấy nhân vật ? là những nhân vật nào ?
+Trước khi đi chó mẹ đã dặn cún anh và cún em điều gì ?
+ Khi đi chơi trên phố cún anh và cún em đi như thế nào ?
+ Điều gì xẩy ra khi cún em định chạy lên vỉa hè với anh ?
+ Lúc đó cún em cảm thấy thế nào ?
+ Ai đã giúp cún em đi lên vỉa hè ?
+ Trong truyện một phen sợ hãi con học tập nhân vật nào ? vì sao ?
+ Câu truyện nhắc nhở mọi người khi đi bộ trên đường phải đi thế nào ?
+Giáo dục trẻ : Chỉ vì không thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông mà cún em bị một phen sợ hãi đấy. Các con nhớ nhé khi đi bộ trên đường phải đi sát vào lề đường phía bên tay phải của mình, trước khi sang đường phải dừng lại quan sát, nếu có xe đến gần thì không được sang đường.
Ai có dịp được đi ra đường phố thì phải nhớ đi bộ trên vỉa hè, qua ngã tư đèn đỏ phải đừng lại, đèn xanh mới được đi qua.
Bạn cún anh rất ngoan ngoãn biết vâng lời mẹ thực hiện đúng luật giao thông. Còn cún em cũng đã nhận ra lỗi của mình. Cô cháu mình cùng hát tặng cún anh và cún em bài hát “ Bài học giao thông ”
Mời trẻ lên tàu để đến rạp chiếu phim
- Kể lần 3 : Kết hợp cho trẻ xem màn hình
Hỏi trẻ : Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì ?
* Hoạt động 3: ( 1 phút )Kết thúc
Qua câu truyện cô muốn các con học tập cún anh luôn thực hiện đúng luật giao thông và vâng lời người lớn
Giới thiệu bài hát “ Em đi chơi thuyền ”
- Trẻ đứng lên vỗ tay sau đó ngồi xuống hình chữ u .
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ cầm tay nhau đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ”
-Trẻ hát “ mầu đỏ thì em dừng lại” và đứng lại.
- Trẻ hát “ Đèn xanh em nhanh qua đường” và đi tiếp rồi về chỗ.
- 1,2,trẻ kể ( xe đạp, xe máy, ô tô …).
-Cả lớp trả lời (phương tiện giao thông đường bộ).
- 1,2 trẻ trả lời ( người đi bộ đi trên vỉa hè hoặc lề đường phía bên phải.
-Trẻ nghe cô nói chuyện
- Thưa cô có ạ.
- Trẻ chuyển từ đội hình chữ u xúm xít ngồi bên cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- 2,3 trả lời truyện “ Một phen sợ hãi ” của tác giả Phạm Minh Thư .
-Thưa cô có ạ.
-Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Cả lớp trả lời ( truyện một phen sợ hãi của tác giả Phạm Minh Thư )
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- 1 trẻ trả lời ( truyện một phen sợ hãi của tác giả Phạm Minh Thư )
-1,2 trẻ trả lời ( trong truyện có 4 nhân vật chó mẹ, cún anh, cún em, chú cảnh sát giao thông )
- 1,2 trẻ trả lời ( chó mẹ dặn phải đi cẩn thận, đi sát lề đường phía bên tay phải của mình )
-Trẻ trả lời ( Cún anh đi trên vỉa hè cún em đi ở lòng đường)
- 1.2 trẻ trả lời ( có nhiều ô tô đi tới , suýt nữa cún em bị 1 chiếc ô tô lao vào)
-Trẻ trả lời ( cún em thấy sợ hãi và hối hận vì không vâng lời mẹ).
-Trẻ trả lời ( chú cảnh sát giao thông)
- 1 trẻ trẻ lời ( học tập cún anh vì cún anh biết vâng lời mẹ, thực hiện đúng luật an toàn giao thông )
- Trẻ trả lời ( phải đi bộ trên vỉa hè hoặc lề đường phía tay phải )
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cô và trẻ đứng tại chỗ hát .
- Trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “ Con tàu” đến ngồi vào ghế
- Cả lớp trả lời ( Một phen sợ hãi).
- Trẻ hát “ Em đi chơi thuyền ” và đi ra ngoài
File đính kèm:
- KE CHUYENMGL.doc