I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS phải:
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
3.Thái độ
Có ý thức học tập và tìm tòi nghiên cứu.
II. Phương tiện
Hình 1.1; 1.2; 1.3 SGK
III. Các bước lên lớp.
Bước 1. Ổn định lớp
Bước 2. Kiểm tra bài cũ.
Bước 3. Giảng bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài mở đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 21 tháng 8 năm 2010
Phần 1 : NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Tiết PPCT.1 - Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS phải:
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
3.Thái độ
Có ý thức học tập và tìm tòi nghiên cứu.
II. Phương tiện
Hình 1.1; 1.2; 1.3 SGK
III. Các bước lên lớp.
Bước 1. Ổn định lớp
Bước 2. Kiểm tra bài cũ.
Bước 3. Giảng bài mới.
ĐVĐ: Theo em vì sao môn công nghệ 10 lại giới thệu với chúng ta về nông, lâm, ngư nghiệp, tại sao ta phải tìm hiểu những lĩnh vực này?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục I, Hình 1.1, 1.2, Bảng1 thảo luận các câu hỏi sau
Theo em nước ta có những thuận lợi nào để phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp?
Dựa vào hình 1.1 em có nhận xét gì?
Trong đó ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp như thế nào?
Em hãy nêu 1 số sản phẩm của nông lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến?
Dựa vào bảng 1 có nhận xét gì về giá trị hàng nông sản, lâm sản thuỷ sản xuất khẩu qua các năm?
Dựa vào hình 1.2: so sánh cơ cấu lực lượng lao động trong ngành nông, lâm ngư so với các ngành khác? ý nghĩa?
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục II, Hình 1.3 thảo luận các câu hỏi sau
Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến 2004?
Hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng lương thực bình quân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2004?
Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia?
Cho ví dụ 1 số sản phẩm của ngành nông lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế?
Theo em tình hình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì?
Tại sao năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp?
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục III thảo luận các câu hỏi sau
Trong thời gian tới ngành nông, lâm ngư nước ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
Làm thế nào để chăn nuôi có thể trở thành 1 ngành sản xuất chính trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay?
I. Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1. Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1/4 đến 1/5 vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
2. Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu
4. Hoạt độngnông lâm ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế.
II.Tình hình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay:
1. Thành tựu:
a. Sản xuất lương thực tăng liên tục
b. Bước đầu đã hình thành 1 số ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c. Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
VD: Gạo, cà phê, tôm, cá tra, gỗ, cá basa..
2. Hạn chế:
- Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
- Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao.
III. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta
1. Tăng cường sản xất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
4. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.
Bước 4. Củng cố
1. Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
2. Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới?
Bước 5. Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi SGK
Cho biết sự phát triển của nông, lâm ngư ở địa phương em (thành tựu, hạn chế, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỉ thuật)?
Ngày 29 tháng8 năm 2010
Chương1 : TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Tiết PPCT. 2 - Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Nêu được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật , sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh
3. Thái độ: Có ý thức học tập và tìm tòi nghiên cứu .
II. Phương tiện
Hình 2;1, 2.2. 2.3 SGK
III. Các bước lên lớp
Bước 1. Ổn định lớp
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
1. Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
2. Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Bước 3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục I và thảo luận câu hỏi sau.
Nếu đưa giống mới vào sản xuất mà không qua khảo nghiệm thì kết quả sẽ như thế nào?
Vậy mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống là gì?
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu mục II và thảo luận câu hỏi sau.
Giống mới chọn tạo được so sánh với giống nào? Vậy mục đích của thí nghiệm so sánh giống là gì?
So sánh về các chỉ tiêu gì?
Em hiểu thế nào là chất lượng nông sản, cho ví dụ?
Tại sao phải khảo nghiệm giống trên mạng lưới quốc gia?
- Kiểm tra lại chất lượng giống
- Chỉ có trung tâm giống quốc gia mới có khả năng triển khai kiểm tra trên phạm vi rộng lớn, đưa ra các vùng sinh thái khác để thử khả năng thích ứng , làm tăng năng suất
Em hãy cho biết mục đích và phạm vi của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật?
Tại sao phải bố trí thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật với các giống mới?
Giải thích cách bố trí thí nghiệm ở hình 2.1 và hình 2.2?
- Hình 2.1: cùng nền đất, yếu tố MT giống nhau,để so sánh giống nào tốt hơn
- Hình 2.2: Cung giống, đất như nhau, lượng phân bón khác nhau, so sánh ruộng nào cho kết quả tốt hơn
Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì, nội dung như thế nào để có hiệu quả?
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng:
1. Nhằm đánh giá khách quan chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh
2.Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:
1.Thí nghiệm so sánh giống:
- Mục đích: so sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập nội với giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.
- Nội dung: so sánh các chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh
- Kết quả: nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà thì được chọn và gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia để khảo nghiệm giống trên toàn quốc.
2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật:
- Mục đích: Kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng (xác định thời vụ, mật độ, chế độ phân bón...)
- Phạm vi: tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia
- Nội dung: xác định thời vụ, mật độ gieo trồng , chế độ phân bón của giống
- Kết quả: xây dựng quy rình kĩ thuật gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo:
- Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà
- Tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết về giống mới
Bước 4. Cũng cố. Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà?
Bước 5. Bài tập về nhà: Làm bài tập 1,2, 3, 4 SGK công nghệ 10 trang 11
File đính kèm:
- Tiet 12 cong nghe lop 10.doc