Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 1 đến tiết 47

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Vai trò, định hướng phát triển và các nguyên tắc an toàn trong nghề làm vườn.

2. Kỹ năng: - Biết được vị trí, vai trò của nghề làm vườn và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta.

3. Thái độ: Xác định thái độ học tập đúng đắn, góp phần xác định nghề nghiệp tương lai.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tìm hiểu tinh hình phát triển của nghề làm vườn tại địa phương, mục tiêu phương hướng phát triển của nghề làm vườn trong thời gian tới tại điạ phương.

- Học sinh: Đọc SGK, tìm hiểu tình hình phát triển nghề làm vườn tại địa phương, triển vọng của nghề trong tương lai.

III. Tổ chức dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

2. Bài mới:

 

doc45 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 1 đến tiết 47, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:.............................. Tiết 1: giới thiệu nghề làm vườn I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Vai trò, định hướng phát triển và các nguyên tắc an toàn trong nghề làm vườn. 2. Kỹ năng: - Biết được vị trí, vai trò của nghề làm vườn và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta. 3. Thái độ: Xác định thái độ học tập đúng đắn, góp phần xác định nghề nghiệp tương lai. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tìm hiểu tinh hình phát triển của nghề làm vườn tại địa phương, mục tiêu phương hướng phát triển của nghề làm vườn trong thời gian tới tại điạ phương. - Học sinh: Đọc SGK, tìm hiểu tình hình phát triển nghề làm vườn tại địa phương, triển vọng của nghề trong tương lai. III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của nghề làm vườn. (15') Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Kinh tế vườn có vai trò như thế nào trong đời sống của người nông dân hiện nay? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét phần trả lời của học sinh, kết luận vấn đề: Kinh tế vườn hiện nay có vai trò quan trọng trong đời sống nông dân, nó không những nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần vào viêc giải quyết vấn đề lao động cho nông thôn hiện nay. Cũng nhờ vào nghề làm vườn mà diện tích đất nông nghiệp đã được mở rộng đáng kể, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện điều kiện khí hậu... 1. Vườn bổ sung nguồn thực phẩm, lương thực: Cung cấp các loại rau quả tươi, ngoài ra còn cung cấp cá, thít -> góp phần cải thiện đời sống người dân. 2. Vườn tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập: Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX làm vườn -> yêu cầu người lao động phải có hiểu biết -> năng suất lao động tăng -> thu nhập tăng. 3. Nghề làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụngthành đất nông nghiệp: Nhờ có chích sách giao đất giao rừng về tay người dân -> cải tạo thành đất nông nghiệp. 4. Vườn tạo môi trường sống trong lành cho con người: Lọc bụi, khí CO2... Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình phát triển nghề làm vườn của nước ta. (15') GV: Hiện nay, nghề làm vườn tại địa phương được phát triển như thế nào? Những thế mạnh và hạn chế của nghề làm vườn tại địa phương là gì? HS: Thảo luận, đọc SGK và trả lời GV: nhấn mạnh: Nghề làm vườn hiện nay còn gặp một số khó khăn: Khoa học kỹ thuật, kiến thức, giống, vốn, chính sách đãi ngộ... GV: Để nghề làm vườn phát triển, trong những năm tiếp theo chúng ta cần phải làm những gì? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời. GV: Đưa ra một số định hướng để tăng cường sự phát triển của nghề làm vườn trong những năm tiếp theo. 1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay: Trong những năm gần đây đã được trí trọng phát triển, nhiều mô hình làm vườn được ra đời và có hiệu quả khá cao: "Vườn quả Bác Hồ", VAC, VACR ... Tuy nhiên, phát triển nghề vườn còn chưa mạnh, số vườn tạp còn nhiều, quy mô vườn còn hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật lac hậu, thiếu giống tốt... Nguyên nhân của vấn đề này la do người dân chua nhạy bén với kinh tế thị trường, thiếu vốn, chưa có chính sách khuyến khích phù hợp ... 2. Phương hướng của nghề làm vườn - Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình vườn phù hợp với điều kiện địa phương. - Khích lệ phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại, phủ xanh đất trống đồi trọc, mở các vùng kinh tế mới. - Nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào nghề làm vườn, tạo và nhân nhanh các giống tốt đưa vào sản xuất. - Tăng cường sự hoạt động của Hội làm vườn cơ sở để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cây con giống mới. - Ban hành hệ thống văn bản pháp quy, chính sách đãi ngộ phù hợp kích thích sự phát triển của nghề làm vườn. Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. (11') GV: Để đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và giữ môi trườgn trong sach, trong quá trình sản xuất làm vườn cần chú ý những điều gì? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời. GV: Nêu 1 số tác hại khi quá lạm dụng, sử dụng không hợp lý phân hoá học và thuốc hoá học vào sản xuất 1. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động - Cẩn thận, tránh đùa nghịch trong khi sử dụng công cụ lao động. - Cần chuẩn bị đầy đủ mũ nón, áo mưa, nước uống ... - Có găng tay, ủng, kính, khẩu trang .. khi tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật. 2. Biện pháp bảo vệ môi trường. - Hạn chế sử dụng các loại phận hoá học. - Hạn chế sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật. 3. Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm - Hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc hoá học. - Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vât cần thực hiện đúng thời gian cách ly. 3. Củng cố Giáo viên hệ thống lại kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn học sinh ôn luyện - Tìm hiểu một số mô hình vườn đồi tại địa phương. - Đọc trước bài mới Chương 1: Thiết kế vườn Ngày dạy:.............................. Tiết 2: THiết kế vườn và một số mô hình vườn I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được 1 số yêu cầu cơ bản và nội dung của việc thiết kế vườn; đặc điểm của một số mô hình vườn ở nước ta hiện nay. 2. Kỹ năng: - Biết được yêu cầu, nội dung của việc thiết kế vườn. - Biết được một số mô hình vườn điển hình ở nước ta. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn để tiếp thu kiến thức khoa học phuc vụ cho lao động sản xuất. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tìm hiểu 1 số mô hình vườn điển hình tại địa phương; vẽ các mô hình vườn lên bản giấy trong. - Học sinh: Đọc SGK, tìm hiểu một số mô hình làm vườn có hiệu quả tại địa phương. III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong nghề làm vườn? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu việc thiết kế vườn. (15') Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Em hiểu thế nào được gọi là công tác thiết kế vườn? HS: Thảo luận SGK và trả lời. GV: Để thiết kế được 1 vườn trồng hợp lý, mang lại hiệu quả cao trong nghề làm vườn thì việc thiết kế vườn cần đảm bảo những yêu cầu gì? HS: Đọc SGK, thảo luận, liên hệ thực tế trả lời. GV: Hướng dẫn học sinh cách thiết kế 1 khu vườn, chú ý khi thiết kế các khu vườn phảI mangtinh lôgíc, khoa học, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Khi thiết kế các khu vườn cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, gia đình và đặc điểm cụ thể của khu vườn để bố trí cây trồng hợp lý, có hiệu quả. 1. Khái niệm: là việc làm của người làm vườn nhằm xây dựng vườn trên cơ sở điều tra thu thập các thông tin về tài nguyên, hoạt động sản xuất và các yếu tố kinh tế xã hội của địa phương. 2. Yêu cầu thiết kế vườn: - Đảm bảo tính đa dạng trong vườn cây: Đảm bảo sự cân bằng sinh học - Đảm bảo và tăng cường sự hoạt động của các vi sinh vật sống trong đất. - Sản xuất trên một kiến trúc nhiều tầng: Nhằm tận dụng mọi điều kiện tự nhiên để nâng cao hiệu quả của vườn. 3. Nội dung: a. Thiết kế tổng quát: - Khu trung tâm: Nhà ở sinh hoạt - Khu I: có vườn, kho, chuồng trại.. - Khu II: Trồng cây ăn quả - Khu III: Sản xuất hàng hoá tiêu dùng - Khu IV: Cây lấy gỗ, chắn gió - Khu V: Tái sinh rừng tự nhiên b. Thiết kế các khu vườn: Sau khi xác định vị trí các khu vườn, tuỳ theo mục đích sử dụng của từng khu mà thiết kế phù hợp Hoạt động 2: Tìm hiểu một số mô hình vườn điển hình ở nước ta. (15') GV: Chia học sinh làm 4 nhóm (4 tổ), yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm, tìm hiểu đặc điểm và mô hình thiết kế 1 số mô hình vườn điển hình ở nức ta: Tổ 1: Tìm hiểu mô hình vườn khu vực đồng bằng Bắc bộ. Tổ 2: Tìn hiểu mô hình vườn khu vực đồng bằng Nam bộ Tổ 3: Tìm hiểu mô hình vườn khu vực trung du miền núi Tổ 4: Tìm hiểu mô hình vương khu vực đồng bằng ven biển HS: Làm việc theo nhóm và SGK, tìm hiểu nội dung theo yêu cầu của giáo viên, ghi các nội dung tìm hiểu được lên bảng phụ. GV: Yêu cầu các nhóm treo bảng phụ phần nhóm mình tìm hiểu lên bảng, cử đại diện trả lời. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. HS: - Cử đại diện trình bầy phần thảo luận - Các nhóm góp ý kiến GV: Nhận xét phần làmviêc và kết quả của học sinh. Kết luận: Mô hình vườn điển hình của chúng ta hiện nay là mô hình VAC và VACR, tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau có điều kiệnkhác nhau nên có cách áp dụng khác nhau để đem lai hiệu quả kinh tế cao nhất. 1. Vườn sản xuất vùng đồng bằng Bắc bộ: a. Đặc điểm: - Đất hẹp -> cần tận dụng diện tích, bố trí hợp lý cây trồng. - Mực nước ngầm thấp -> chống hạn - Mùa hè náng nóng, mùa đông lạnh, khô. b. Mô hình vườn: được bố trí liền kề với nhà ở, có vườn cây (xen ke 2 -3 loài), ao cá và chuồng nuôi gia súc, gia cầm. 2. Vườn sản xuất vùng đồng bằng Nam bộ: a. Đặc điểm: - Đất thấp, tầng canh tác mỏng, đất thường nhiễm mặn, phèn. - Mục nước ngầm cao, dễ bị úng vào mùa mưa. - Khí hậu chia 2 mùa: Mưa ngập úng, mùa khô nắng hặn. b. Mô hình vườn: Chủ yếu theo mô hình VAC, lên luống trồng cây ăn quả, tạo mương nuôi thuỷ sản, chuồng nuôi gia cầm. 3. Vườn sản xuất vùng Trung du, Miền núi. a. Đặc điểm: - Diện tích rộng, dốc - ít bão nhưng rét và có sương muối - Nguồn nước tưới khó khăn b. Mô hình vườn: Bố trí theo mô hình VACR: vườn trồng cây ăn quả 1 năm, vườn đồi trồng cây ăn quả lâu năm, vườn rừng trồng cây lâm nghiệp. 4. Vườn sản xuất vùng ven biển: a. Đặc điểm: - Đất cát, nhiễm nặm - Thường xuyên có gió bão làm catsdi chuyển. b. Mô hình vườn: Bố trí theo mô hình VAC. Vườn được chia làm nhiều oodd][cj bao quanh bằng phi lao hoặc tre để phòng hộ, trong vườn trồng các cây có tán rộng và thấp để hạn chế sự ảnh hưởng của gió bão. Ao cạnh nhà nuôi tôm, cá ; chuồng nuôi đặt cạnh ao để tiện vệ sinh và lấy phân nuôi cá. 3. Củng cố Giáo viên hệ thống lại kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn học sinh ôn luyện - Tìm hiểu một số mô hình vườn kém hiệu quả tại địa phương. - Đọc trước bài mới Ngày dạy:.............................. Tiết 3: Cải tạo, tu bổ vườn tạp I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Đặc điểm vườn tạp; nguyên tắc và quy trình cải tạo, tu bổ vườn tạp. 2. Kỹ năng: - Biết được đặc điểm vườn tạp ở nước ta. - Hiểu rõ nguyên tắc và các bước tu bổ, cải tạo vườn tạp. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn để tiếp thu kiến thức khoa học phuc vụ cho lao động sản xuất. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tìm hiểu 1 số mô hình vườn điển hình và 1 số mô hình vườn tạp cần cải tạo tại địa phương. - Học sinh: Đọc SGK, tìm hiểu một số mô hình làm vườn tại địa phương. III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số yêu cầu cơ bản khi thiết kế một mô hình vườn? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vườn tạp ở nước ta. (15') Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Yêu cầu học sinh trả lời phần chuẩn bị ở nhà về đặc điểm 1 số khu vườn kém hiệu quả tại địa phương. HS: Trình bầy phần chuẩn bị. GV: Đưa ra 1 số đặc điểm cơ bản của vườn tạp cần phảI cải tạo. HS: Láng nghe, ghi vở - Đa số vườn mang tính tự sản, tự tiêu, nhỏ lẻ, ít được áp dụng khoa học kỹ thuật. - Cây giống trong vườn được hình thành tuỳ tiện, tự phát. - Sự xắp xếp cây giống trong vườn không hợp lý. - Cây giống trong vườn ít được chọn lọc -> năng xuất, chất lượng thấp Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và nguyên tắc cải tạo, tu bổ vường tạp (5') GV: Tại sao chúng ta cần cải tạo, tu bổ lại vườn tạp ? HS : Suy nghĩ và trả lời. GV: Yêu cầu học sinh đọc phần III: Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn tạp. ?: Khi cải tạo, tu bổ vườn tạp cần căn cứ vào những yếu tố nào ? HS: - Đọc SGK - Thảo luận và trả lời câu hỏi. GV : Khi cải tạo vườn tạp cần bám sát vào yêu cầu cải tạo và điều kiệncụ thể của gia đình, đặc điểm khu vườn cần cải tạo. 1. Mục đích: - Tăng giá trị của vườn thông qua các sản phẩm san xuất ra: Tìm hiểu thị trường, đưa sản xuất vườn theo hướng hàng hoá. - Sử dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên: Cần thay đổi giống, bố trí cây trồng hợp lý. 2. Nguyên tắc: a. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất: - Bảo đảm tính đa dạng sinh học trong vườn. - Bảo vệ đất - Có nhiều tầng tán. b. Cải tạo, tu bổ vườn: Phải dựa trên điều kiện cụ thể của gia đình, địa phương và đặc điểm cụ thể của khu vườn. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp (5') GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình cải tạo, tu bổ vườn tạp. - Treo sơ đồ quy trình cải tạo, tu bổ vườn tạp. Đặt câu hỏi: + Khi xác định mục đích cải tạo, tu bổ vườntạp cần căn cứ vào những yếu tố nào? + Tại sao phải tiến hành điều tra, đánh giá các điều kiện liên quan đến công tác cải tạo và tu bổ vườn tạp? + Khi lập kế hoạch cải tạo, tu bổ cần phải đạt được những yêu cầu gì? HS: Làm việc với SGK, thảo luận tập thể và trả lời câu hỏi. GV: Khi xây dựng kế hoạch cải tạo, tu bổ vườn tạp cần đảm bảo tính hệ thống, khoa học, cụ thể, làm từ khâu đầu đến khâu cuối, từ chi tiết đến tổng thể, phải hình dung được khu vườn cụ thể sau khi cải tạo để có định hướng rõ ràng trong công tác cải tạo, tu bổ. - Xác định hiện trạng, phân loại vườn: xác định nguyên nhân cải tạo vườn. - Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn: tuỳ vào gia đình và hiện trạng khu vườn cần cải tạo. - Điều tra, đánh giá các yếu tố liên quan đến việc cải tạo vườn : + Thời tiết, khí hậu + Địa hình, thổ nhưỡng + Thành phần loài cây trong vùng, sâu bệnh hai + Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong vùng có liên quan + Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đang áp dung tại địa phương + Tình trạng giao thông, thuỷ lơi ... - Lập kế hoạch cải tạo vườn: + Vẽ sơ đồ khu vườn + Thiết kế khu vườn sau cải tạo. + Lên kế hoạch cải tạo cụ thể từng khu vườn. + Sưu tầm các giống cây có giá trị, phù hợp với mục đích cải tạo và điều kiện địa phương. + Cải tạo đất vườn. 3. Củng cố Giáo viên hệ thống lại kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn học sinh ôn luyện - học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc trước bài mới Ngày dạy:.............................. Tiết 4,5,6: thực hành Quan sát mô tả một số mô hình vườn ở địa phương I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Quan sát, mô tả đặc điểm một số mô hình vườn tại địa phương 2. Kỹ năng : - Nhận biết và so sánh được những điểm giống và khác nhau của các mô hình vườn. - Phân tích ưu và nhược điểm của từng mô hình dựa trên các kiến thức đã học. 3. Thái độ : - Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Liên hệ một sô mô hình vườn tại địa phương - Học sinh: Đọc SGK, vở ghi, bút viết. III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép trong bài học) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu nội dung, quy trình thực hành. - Giáo viên nêu mục tiêu bài học - Giới thiệu quy trình thực hành: Bước 1: Quan sát địa điểm lập vườn: Địa hình, chất đất, nguồn nước, diện tích vẽ sơ đồ khu vườn Bước 2: Quan sát cơ cấu cây trồng: Loại cây, phương thức trồng.. Bước 3: Trao đổi với chủ vương để nắm thông tin: Thời gian lập vườn, lí do chọn cơ cấu cây trồng, thu nhập, đầu tư, lao động. Bước 4: Phân tích, nhận xét và bước đầu đánh giá hiệu quả của các khu vườn. Hoạt động 2: Học sinh tiến hành thực hành. - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm thực hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm - Các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình và sự chỉ đạo của giáo viên, các nhómn cử thư ký ghi kết quả và báo cáo Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bầy kết quả của nhóm mình. - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, các nhóm còn lại chuẩn bị ý kiến nhận xét - Giáo viên căn cứ vào kết quả báo cáo, tinh thần tháI độ của học sinh khi tiến hành thực hành đánh giá kết quả giờ học - Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho bài thực hành sau theo yêu cầu trong SGK 3. Củng cố: 4. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - ôn tập và chuẩn bị bài thực hành theo yêu cầu trong SGK Ngày dạy:.............................. Tiết 7,8,9: thực hành Khảo sát, lập kế hoạch cải tạo, tu bổ vườn tạp I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Điều tra, thu thập các thông tin cần thiết cho quá trình cải tạo, tu bổ một vườn tạp cụ thể. 2. Kỹ năng: - Vẽ được sơ đồ vườn tạp trước và sau khi tu bổ. - Xác định được nội dung cần cải tạo và xây dựng được kế hoạch thực hiện. 3. Thái độ: - Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Liên hệ một số mô hình vườn tạp tại địa phương, phiếu khảo sát vườn tạp ở địa phương - Học sinh: Đọc SGK, vở ghi, bút viết, giấy khổ lớn, bút chì, bút dạ, thước gậy, thước dây III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (lồng ghép trong bài) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu nội dung bài thực hành - Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành - Giới thiệu quy trình bày thực hành Bước 1: Xác định mục tiêu cảI tạo dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được Bước 2: Nhận xét, đánh giá những ưu và nhược điểm cần cảI tạo. Bước 3: Vẽ sơ đồ vườn tạp. Bức 4: Thiết kế sơ đồ vườn sau khi cải tạo Bước 5: Dự kiến những giống cây trồng sẽ đưa vào vườn Bước 6: Dự kiến các biện pháp cảI tạo đất vườn Bước 7: Lên kế hoạch cảI tạo vườn cho từng giai đoạn cụ thể Hoạt động 2: Học sinh tiến hành thực hành. - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm thực hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm - Các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình và sự chỉ đạo của giáo viên, các nhóm cử thư ký ghi kết quả và báo cáo Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bầy kết quả của nhóm mình. - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, các nhóm còn lại chuẩn bị ý kiến nhận xét - Giáo viên căn cứ vào kết quả báo cáo, tinh thần tháI độ của học sinh khi tiến hành thực hành đánh giá kết quả giờ học 3. Củng cố: 4. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - ôn tập, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết Ngày dạy:.............................. Tiết 10: kiểm tra 1 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Thiết kế, tu bổ, cải tạo vườn 2. Kỹ năng: + Phân tích, tổng hợp, nhận định đánh giá + Vẽ thiết kế được mô hình vườn 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong kiểm tra II. Chuẩn bị kiểm tra bài: Giáo viên: Đề bài kiểm tra + đáp án. Học sinh: Giấy bút để kiểm tra III. Tiến trình kiểm tra. 1. Kiểm bài cũ. 2. Bài mới: Câu hỏi: 1. Nêu những căn cứ để thiết kế, quy hoạch vườn ( 2 điểm) 2. Nêu những đặc điểm mô hình vườn, ao, chuồng thuộc hệ sinh thái VAC ở vùng đồng bằng Bắc bộ ( 3 điểm) 3. Vì sao phải cải tạo, tu bổ vườn tạp ( 2 điểm) 4. Thiết kế mô hình VAC theo hệ sinh thái ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc (500m2) ( 3 đ) đáp án Câu 1: Những căn cứ để thiết kế quy hoạch vườn. - Căn cứ vào đ/k tự nhiên: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, những cây có giá trị cơ bản của vùng những cây trồng phụ, con nuôi chính của vùng. - Phải định hướng được cách thức sản xuất trong vườn, cây, con giống ngắn ngày để tạo phương châm lấy ngắn nuôi dài, con nuôi chính, cây trồng chính, tạo thu nhập chính. - Cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật: dựa vào cơ sở vật chất hiện tại, liên hệ với trung tâm khuyến nông, trung tâm giống cây trồng, con nuôi học hỏi kinh nghiệm nuôi giống hợp lý. Câu 2: Đặc điểm mô hình VAC ( thuộc hệ sinh thái vùng đồng bằng sông hồng ) ( Bắc Bộ). - Đất đai màu mỡ, hẹp, cần có biện pháp tận dụng tối đa để bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý. - Mức nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống úng. - Nắng gắt, về mùa hè, mùa đông gió lạnh, buốt, khô, hanh hoặc ẩm ướt. * Mô hình vườn: - Nhà ở quay hướng năm, công trình phụ quay hướng đông để tận dụng ánh sáng tạo sự khô ráo cho khu chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh, ẩm ướt. - Xác định vườn có đủ ánh sáng để phát triển các loại cây ( xen canh). - Trước sân nhà, ngõ vào có giàn cây, nho, đậu, bầu, bí...để có thêm thu nhập. Câu 3: Cải tạo tu bổ vườn tạp. - Nhằm mục đích tận dụng đất đai, ánh sáng mặt trời, phân bố lại cây trồng cho hợp lý. - Dựa trên những cây trồng sẵn có trong vườn, con nuôi ở ao chuồng để X/đ ra cây, con có hiệu quả nhất để làm cơ bản có thu nhập cơ bản. - Trồng bổ xung những giống cây mới thích ứng với đ/c hệ sinh thái. KL: Nhằm nâng cao hiệu quả SX lớn nhất trên 1 diện tích cụ thể. Câu 4: Thiết kế mô hình VAC theo hệ sinh thái ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Chương 2. Vườn ươm và các phương pháp nhân giống cây Ngày dạy:.............................. Tiết 11,12: vườn ươm cây giống I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Biết được những yêu cầu chọn địa điểm lập vườn ươm cây giống - Biết được cách bố trí các khu trong vườn ươm cây giống. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tìm hiểu một số vườn ươm cây giống tại địa phương - Học sinh: Đọc SGK III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng, những yêu cầu khi tiené hành chọn địa điểm, chọn đất và những căn cứ để lập vườn ươm cây giống Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Vườm ươm cây giống có vai trò như thế nào trong nghề làm vườn? HS: Thảo luận và trả lời GV: Địa điểm đặt vườn ươm cây giống phảI có những yêu cầu như thế nào? Nên chọn loại đất nào để làm vườn ươm cây giống? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời GV: Khi tiến hành lập vườn ươm cây giống cần căn cứ vào những yếu tố nào? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời 1. Vai trò của vườn ươm cây giống Vườn ươm cây giống quyết định đến năng suất và chất lượng của nông sản - Chọn lọc và bồi dưỡng giống tốt - Sản xuất cây giống có chất lượng bằng các phương pháp tiên tiến, mang tínha chất công nghiệp 2. Chọn địa điểm, chọn đất làm vườn ươm. Vườn ươm gồm: + Vườm ươm tạm thời + Vườn ươm cố định Yêu cầu: - Điều kiện khí hậu, đất đai phảI phù hợp với cây trồng. - Đất có kết cấu tốt,l tầng canh tác dầy - Địa hình bằng phẳng - Gần đờng giao thông - Gần nguồn nước 3. Căn cứ lập vườn ươm cây giống - Mục đích và phương hướng phát triển của vườn sản xuất. - Nhu cầu về cây giống của địa phương và các vùng lân cận - Điều kiện cụ thểcủa chủ vườn: Diện tích, khả năng đầu tư, lao động . Hoạt động 2: Thiết kế vườn ươm cây giống Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Dùng sơ đồ hình 5 SGK, hướng dẫn học sinh cách thiết kế một vườn ươm cây giống. GV: Tại sao trong vườn ươm cây giống lại cần có máI che bằng tấm lưới phản quang? HS: Thảo luận và trả lời GV: Tại sao phảI bố trí khu luân canh trong khu vườn ươm cây giống? HS: Thảo luận và trả lời 1. Khu cây giống - Khu cây lấy hạt làm gốc ghép - Khu trồng cây lấy cành chiết, mắt ghép 2. Khu nhân giống: - Khu gieo hạt làm cây giống và gốc ghép - Khu ra ngôi - Khu giâm cành - Khu chiết cành Trong khu nhân giống cần bố tría máI che và hệ thống ống dẫn nước tưới. 3. Khu luân canh Trong khu vườn cần bố trí khu trồng rau, cây họ đạu để tiến hành luân canh bảo vệ và tăng cường độ phì cho đất 3. Củng cố Giáo viên hệ thống lại kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn học sinh ôn luyện - học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc trước bài mới Ngày dạy:.............................. Tiết 13: phương pháp nhân giống bằng hạt I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Biết được wu,nhược điểm của phương pháp gieo hạt. - Hiểu rõ những điểm cần chú ý khi nhân giống bằng hạt và kỹ thuật gieo hạt. 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây trồng tại địa phương. - Học sinh: Đọc SGK III. Tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của vườn ươm cây giống ? Các căn cứ để lập vườn ươm cây giống ? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: PP nhân giống bằng hạt có nhứng thuận lợi và khó khăn gì? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời GV: Hiện nay phương pháp gieo hạt chủ yếu dùng để làm gì? HS: Thảo luận và trả lời 1. Ưu điểm - Kỹ thuật đơn giản - Cây sinh trưởng khoẻ, bộ rễ sâu, khả năng thích ứng rộng - Hệ số nhân giống cao, sớm cho cây giống - Giá thành sản xuất cây giống thấp. 2. Nhược điểm - Dễ phát sinh biến dị do thụ phấn chéo - Lâu ra hoa kết quả - Cây thường cao, cành thẳng và mọc lộn xộn gây khó khăn cho chăm sóc và thu hoạch Vì nhứng nhược điểm như vậy nên phương pháp này chủ yếu để: + Sản xuất gốc ghép + Chỉ gieo với những giống khó nhân giống + Lai tạo, phục tráng giống. Hoạt động 2: Tìm hiểu những điểm cần chú ý khi nhân giống và kỹ thuật gieo hạt Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Khi tiến hành gieo hạt cần chú ý nhứng điểm gì? HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình kỹ thuật gieo hạt trên luống và trong túi bầu PE GV: PP gieo hạt trong túi bầu PE có lợi ích gì so với PP gieo trên luống? HS: GV: Khi gieo hạt trong túi bầu PE cần chú ý những điểm gì? HS: 1. Những yêu cầu cần chú ý khi tiến hành nhân giống bằng hạt - Chọn hạt giống tốt: 3 tốt ( cây mẹ tốt, quả tốt và hạt tốt) - Gieo hạt trong điều kiện thích hợp: Thời vụ gieo, đất trồng - Cần biết các đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí trước khi gieo 2. Kỹ thuật gieo hạt 2.1. Gieo hạt trên luống. - Làm đất - Bón lót phân đầy đủ - Lên luống - Xử lí hạt trước khi gieo - Gieo hạt: có thể theo hàng hoặc theo hốc - Chăm sóc sau khi gieo: Tưới nước, làm cỏ, bón phân, tỉa

File đính kèm:

  • docNghe Lam Vuon 105 tiet day du.doc