Bài: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
- Biết được ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong một số lĩnh vực của đời sống
2. Kỹ năng
3.Thái độ
- Tạo hứng thú học tập
- Có ý thức tự giác trong học tập
II.Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan
- Chuẩn bị một số hình ảnh
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
- Biết được ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong một số lĩnh vực của đời sống
2. Kỹ năng
3.Thái độ
- Tạo hứng thú học tập
- Có ý thức tự giác trong học tập
II.Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan
- Chuẩn bị một số hình ảnh
2. Chuẩn bị của HS
- Giấy vở để ghi chép
- Đồ dùng học tập và đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Bài mới
Đặt vấn đề: Ngày nay sự phát triển của khoa học - công nghệ luôn gắn liền với sự phát triển của ngành kỹ thuật điện tử. Tuy rằng ngành kỹ thuật điện tử còn non trẻ thế nhưng sự ra đời của nó đã làm thay đổi toàn bộ hoạt động của thế giới. Với nước ta, một nước đang phát triển, ngành kỹ thuật điện tử có tác động như thế nào?
Hoạt động dạy - Học
Nội dung
GV: Ngành kỹ thuật điện tử có vai trò rất lớn trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống
GV : Kỹ thuật điện tử đã đảm nhiệm chức năng gì trong sản xuất?
HS: Trả lời
GV: Kể tên một số ngành hoặc lĩnh vực trong sản xuất mà kỹ thuật điện tử có vai trò quan trọng?
HS: Ngành chế tạo máy, ngành luyện kim, công việc thăm dò và khai thác tài nguyên, trong nông nghiệp, giao thông vận tải, ngành bưu chính viến thông, ngành phát thanh truyền hình.
GV: Ngành chế tạo máy thì kỹ thuật điện tử có vai trò như thể nào?
HS: Trả lời
GV: Nước nào có ngành công nghiệp năng (chế tạo máy) phát triển nhất thế giới?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Một số hình hành về ngành chế tạo máy.
GV: Kỹ thuật điện tử, có vai trò như thế nào trong nông nghiệp?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Nêu một số ví dụ cụ thể?
HS: Trả lời
- Trong trồng rau an toàn
GV: Nhận xét.
GV: Các tổng đài điện tử số như Vinaphone, viettel. . . đã có đóng góp như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
GV: Ở Vĩnh Phúc, tổng đài viettel đã phủ sóng trên toàn bộ tỉnh, đã giúp việc thông tin liên lạc trên địa bàn dễ dàng hơn.
GV: Lấy Ví dụng trong đời sống?
HS: Trả lời
GV: Một số hình ảnh về ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong y tế.
- Máy X Quang
- Máy nội soi
GV: Các thiết bị điện tử dân dụng
GV: Một số hình ảnh
- Đầu đĩa VCD
- Ti Vi
I. Vai trò của kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống
1. Đối với sản xuất
- Kỹ thuật điện tử đã đảm nhiệm chức năng điều khiển và tự động hóa trong quá trình sản xuất, nhiều công nghệ mới đã xuất hiện làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
- Chế tạo máy là ngành then chốt của công nghiệp nặng, đã dùng nhiều loại máy cắt gọt kim loại làm việc theo chương trình kỹ thuật số.
- Trong ngành luyện kim, quá trình nhiệt luyện bằng lò cảm ứng dùng dòng điện cao tần đã nâng cao được chất lượng sản phẩm.
- Trong công việc thăm dò và khai thác tài nguyên ở dưới thềm lục địa hay trong lòng đất đều sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử.
- Trong nông nghiệp, kỹ thuật cao tần cũng được ứng dụng vào quá trình chế biến hoa màu và thực phẩm. Kỹ thuật lạnh và chiếu xạ giúp cho việc bảo quản được tốt hơn.
- Trong ngành giao thông vận tải: kỹ thuật điện tử đã ứng dụng đo đo đạc các thông số bay, chỉ huy các chuyến bay. . .
- Trong ngành bưu chính viến thông ở nước ta đã có bước nhảy vọt.Từ tín hiệu biến đổi theo thời gian sang tín hiệu rời rạc theo thời gian.
2. Đối với đời sống.
- Kỹ thuật điện tử có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
+ Trong y tế, nhờ có kỹ thuật điện tử mà công việc chuẩn đoàn và điều trị đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
- Các thiết bị điện tử dân dụng; radio-cáset, tivi, đầu đĩa CD, VCD, DVD. . .
II. Triển vọng của kỹ thuật điện tử
- Kỹ thuật điên
(Bài : Thực hành - Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm: bài 3 môn Công nghệ 12)
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số linh kiện điện tử cơ bản
- Phân loại được một số linh kiện điện tử cơ bản
2. Kỹ năng
- Đọc và đo được số liệu kỹ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm
3. Thái độ
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình thực hành
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và an toàn lao động
- Tạo hứng thú học tập
- Có ý thức tự giác trong học tập
II.Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu Sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Chuẩn bị một tranh, ảnh hình một điện trở.
- Chuẩn bị bảng màu và trị số các màu quy ước.
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Xanh lục
Xanh lam
Tím
Xám
Trắng
số 0
số 1
số 2
số 3
số 4
số `5
số 6
số 7
số 8
số 9
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu (cho từng nhóm HS)
- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc
- Các loại điện trở cố định, điện trở công suất nhỏ, điện trở công suất lớn tổng cộng 20 chiếc.
- Các loại tụ điện không có cực tính và có cực tính (tụ hóa) tổng cộng 10 chiếc.
- Các loại cuộn cảm lõi không khí, lõi ferit, lõi sắt từ tổng cộng 6 chiếc.
2. Chuẩn bị của HS
- Vở ghi lý thuyết, giấy viết,
- Đọc kỹ lý thuyết ở nhà
- Chuẩn bị báo cáo thực hành.
BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐIỆN TRỞ - CUỘN CẢM - TỤ ĐIỆN
Họ và tên ....................................................
Lớp .............................................................
a. Tìm hiểu, đọc và đo trị số điện trở
STT
Vạch màu ở trên điện trở
Trị số đọc
Trị số đo
Nhận xét
1
2
3
4
5
b. Tìm hiểu về cuộn cảm
STT
Loại cuộn cảm
Số hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
2
3
c. Tìm hiểu về tụ điện
STT
Loại tụ điện
Số liệu kỹ thuật ghi trên tụ
Giải thích số liệu
1
2
d. Đánh giá kết quả thực hành
3.Cấu trúc và phân bố thời gian
- Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện
- Chọn ra 5 điện trở màu, 3 loại cuộn cảm, một tụ điện có cực tính và một tụ điện không có cực tính
- Tìm hiểu về các loại linh kiện
- Tìm hiểu về dụng cụ đo
- HS tự thực hành, GV quan sát và uốn nắn HS trong quá trình thực hành.
- Tổng kết buổi thực hành
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu công dụng cấu tạo của điện trở và tụ điện?
3. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện
GV: Phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm hS
Hướng dẫn HS:
*Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu về linh kiện điện trở.
GV: Hướng dẫn HS quan sát, nhận dạng và phân loại điện trở
HS: Quan sát hình dạng, đặc điểm bên ngoài để phân loại các linh kiện điện trở
GV: Hướng dẫn HS cách đọc các trị số điện trở bằng vòng màu
Ví dụ: Điện trở như hình sau:
GV: Theo quy ước các vòng màu thì:
- Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất: Màu đỏ (2)
- Vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai: Màu tím (7)
- Vòng thứ ba chỉ những “số không” đặt tiếp sau hai chữ số liên tiếp: màu vàng (4)
- Vòng thứ tư chỉ mức sai số với các màu tương ứng: Màu xám (8)
GV: Và kết quả được như sau:
Đỏ
Tím
Vàng
Cam
Xám
R=274x103±8%
2
7
4
3
±8%
HS: Trong quá trình GV hướng dẫn, HS quan sát cách đọc trị số điện trở bàng các vòng màu.
- Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
GV: nhắc lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo trị số điện trở:
Bước 1; Tìm hiểu cách ử dụng vạn năng kế. bảng đo điện trở và hai que đo Bước 2: Hiệu chỉnh 0 của vạn năng kế
Bước 3: Đo điện trở
*Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu về linh kiện tụ điện.
- Quan sát hình dạng, đặc điểm bên ngoài để phân loại linh kiện tụ điện.
- Đọc các số liệu có ghi trên tụ điện
Ví dụ: Đọc số liệu kỹ thuật có ghi trên tụ điện sau:
GV: Đọc trị số điện dụng : 1000µF
GV: Đọc điện áp định mức: 10V
*Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu về linh kiện cuộn cảm.
- Quan sát hình dạng, đặc điểm bên ngoài để phân loại linh kiện cuôn cảm.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
Hs: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện điện trở, tụ điên và cuộn cảm.
HS:Chọn ra 5 điện trở khác nhau, 3 loại cuộn cảm khác nhau và một tụ điện có cực tính, một tụ điện không có cực tính.
HS: Thực hành như hướng dẫn ban đầu của GV:
*Thực hành về điện trở.
- Chon ra 5 điện trở màu
- Đọc các vòng màu có trên mỗi loại điện trở
- Ghi kết quả đọc được vào giấy viết
- Dùng đồng hồ vạn năng: điều chỉnh về thang đo điện trở và tiến thành đo điện trở.
- Ghi kết quả đo được vào giấy viết
* Thực hành về tụ điện
- Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và một tụ điện không có cực tính
- Đọc các số liệu có ghi trên tụ điện vào giấy.
- Dùng đồng hồ để kiểm tra lại
* Thực hành về cuộn cảm
- Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau
- Tiến hành quan sát
- Ghi lại các thông số như: kí hiệu và vật liệu làm lõi
- Ghi kết vào giấy viết
Hoạt động 3: Kết thúc thực hành
HS: Hoàn thành báo cáo và ghi kết quả thực hành theo mẫu
IV. Tổng kết thực hành
GV: Nhắc nhở HS thu dọn đồ và vệ sinh lớp học.
GV: Nhận xét buổi thực hành
- Tinh thần, thái độ học tập và kỹ năng thực hành của HS.
- Đánh giá và cho điểm các bản báo cáo thực hành của HS.
GV. Dặn dò HS dọc trước bài mới cho buổi học tiếp theo.
File đính kèm:
- bai 1 va bai 3 lop12.doc